Kara Rubinstein Deyerin cứ nghĩ mình mang trong mình hai dòng m.áu Âu – Phi, cho đến khi bà xét nghiệm DNA và phát hiện sự thật động trời.
Cách đây 3 năm, Kara Rubinstein Deyerin, 47 t.uổi, ở Mỹ, tình cờ làm xét nghiệm DNA. Kết quả trả về khiến người phụ này phát hiện sự thật mà ngay cả mẹ của bà cũng không hề hay biết. Ông bố thực sự sinh ra Kara là người hoàn toàn khác.
Bất ngờ
Theo Insider, khi nghiên cứu cuốn gia phả mà tổ tiên để lại, bà Kara nhận thấy hầu hết tổ tiên của mẹ mình đều là người châu Âu. Sau đó, đến cha bà – ông Kenny – là người Mỹ gốc Phi, xuất thân từ những người nô lệ bị bán ở Texas những năm 1800. Do đó, người phụ nữ này cho rằng sinh ra với hai dòng m.áu hòa trộn Âu – Phi hòa trộn.
Chỉ đến khi có kết quả xét nghiệm DNA vào tháng 1/2018, Kara mới biết 50% DNA của mình là người Do Thái Ashkenazi, hoàn toàn không có chút gốc gác châu Phi nào.
Cầm tờ xét nghiệm DNA trên tay, người phụ nữ 47 t.uổi không dám tin. Nhưng câu nói của bạn thân khiến bà bừng tỉnh. Kara phải đi tìm người bố ruột.
Ngay từ khi còn nhỏ, mọi người luôn nói với Kara về việc làn da của bà tương đối sáng màu. Họ cho rằng có thể bà theo gene của mẹ. Nhưng ông Kenny đã cưới vợ khác cũng là phụ nữ da trắng và có 3 người con. Làn da của họ không giống những gì Kara đang có.
Nhận được kết quả xét nghiệm DNA, Kara đã nói với mẹ, bà Joey. Người mẹ choáng váng nhưng đồng thời bà cũng thừa nhận: “DNA không nói dối. Nó là sự thật”.
Joey đã luôn nghĩ người chồng da màu là cha ruột của con gái. (Ảnh: Kara Rubinstein Deyerin)
Đi tìm nguồn gốc
Bà Joey kết hôn với ông Kenny vào lễ tình nhân năm 1973. Khi đó cô dâu 18 t.uổi còn chú rể 24 t.uổi. Trước đó, ông Kenny suýt phải vào trại cai nghiện. Hai tháng sau cuộc hôn nhân, điều này thành sự thật. Họ chia tay nhau.
Vài tuần sau, Kenny ghé qua nhà mang một số thứ còn bỏ lại. Họ có một đêm hoan ái. Đây cũng là lý do khiến Joey nghĩ Kara là con của mình với Kenny. Điều này sẽ trở thành sự thật nếu Kara không xét nghiệm DNA.
Khi cầm tờ kết quả xét nghiệm trên tay, bà Joey mới kể cho con gái nghe về nguồn gốc thực sự của mình. Hóa ra, Kara là “sản phẩm” của Joey với một người đàn ông Do Thái lớn t.uổi hơn bà rất nhiều. Họ đã trải qua tình một đêm khoảng 2 tuần trước khi Joey gặp Kenny. Sau đó, cả hai không hề liên lạc với nhau.
“Tôi đã bật khóc khi nói cho bố Kenny biết sự thật. Tôi nghĩ đó sẽ là cuộc trò chuyện khó khăn nhất trong đời. Nhưng bố tôi đã nói: ‘Điều đó không quan trọng. Con vẫn là con gái của ta’”, Kara nhớ lại.
Bà và ông Kenny quay trở lại trò chuyện với nhau khi Kara bước qua t.uổi thiếu niên. Kenny cai nghiện và có công việc lương thiện, tử tế. Cha mẹ của Kara đoàn tụ và sau đó lại chia tay. Năm 2020, ông Kenny qua đời bị bệnh phổi.
Kara Rubinstein Deyerin có đôi mắt to tròn, sáng lấp lánh. Bà phát hiện mình di truyền nó từ bố ruột sau khi nhìn thấy bức ảnh của ông. (Ảnh: Insider)
Mong muốn có một căn tính
Những năm tháng quá khứ với Kara không hề dễ dàng. Bà bị bắt nạt khi còn đi học. Bạn bè trêu chọc gọi bà với cái tên “Oreo” vì làn da khác thường so với những người con mang hai dòng m.áu Âu – Phi khác. Nhưng Kara chưa bao giờ thôi tự hào về dân tộc của mình.
Bà Joey luôn muốn con gái biết được nguồn gốc, ông bà nội của mình. Bởi đó là một phần quan trọng trong cuộc sống. Vì thế, Kara quyết định đi tìm gia đình nội.
Bà lần theo dấu vết của họ khi tình cờ đọc được thông tin trên Ancestry.com vào mùa xuân năm 2018. Nó dẫn Kara đến một phụ nữ. Người này là chị họ thứ hai của bà và đồng ý giúp đỡ. Họ cùng nhau phân tích số lượng DNA.
Đến mùa thu năm 2018, Kara tìm ra tên bố ruột. Ông ấy là doanh nhân, nhà từ thiện nổi tiếng. Nhưng ông đã qua đời cách đó 11 năm. Năm 2019, Kara thuê một nhà phả hệ di truyền xác nhận thông tin.
Người anh họ thứ hai đưa cho bà bức ảnh của bố ruột. Nhiều người từng gặp Kara đều khen bà có đôi mắt sáng lấp lánh. Và đến khi nhìn bức ảnh này, Kara đã hiểu mình di truyền từ ai.
Khi liên hệ với vợ, những đứa con của bố ruột, Kara nhận được lời từ chối. Những người thân coi sự tồn tại của bà là khiếm khuyết cho tính cách của ông bố. Nói cách khác, Kara là sản phẩm của sự sai lầm, tội lỗi mà bố họ đã gây ra. Không ai muốn thừa nhận hay gặp gỡ Kara cho dù việc ông bố lừa dối vợ không phải lỗi của bà.
Kara Rubinstein Deyerin hiện là Giám đốc điều hành của tổ chức phi lợi nhuận cho người đi tìm cha, mẹ ruột. (Ảnh: Kara Rubinstein Deyerin)
Năm 2019, câu chuyện của bản thân đã truyền cảm hứng và khiến Kara lập ra tổ chức phi lợi nhuận chuyên giúp đỡ những người đi tìm nguồn gốc, cha mẹ thật sự. Nhóm của bà có hơn 1.000 thành viên.
Với sự phổ biến của các xét nghiệm DNA tại nhà, nhiều người nhận ra bản thân không phải con ruột của cha, mẹ.
“Một người đàn ông 85 t.uổi gọi đến đường dây nóng của chúng tôi. Ông ấy bộc bạch vừa phát hiện cha đẻ của mình là người khác, không phải người mà mình đang gọi là bố. ‘Nó khiến trái tim tôi giằng xé. Tôi muốn được biết mình là ai trước khi c.hết’. Ông ấy đã nói vậy”, Kara nhớ lại.
Cũng như người đàn ông này, bà muốn biết cha mẹ ruột là ai, đặc biệt khi nói đến bệnh sử. Con trai út của Kara gần đây gặp vấn đề về thận, bàng quang. Bác sĩ muốn biết t.iền sử bệnh của gia đình để xem họ nên đi xét nghiệm theo cách nào.
Nhưng với tình huống của Kara, điều đó gần như không thể. Như những người mất đi căn tính, họ sống lửng lơ, không biết mình thuộc về ai, nguồn gốc là gì.
Lau người giúp vợ vừa sinh, chồng tôi bị mẹ ruột mắng như tát nước
Thấy chồng đang lau người giúp tôi, mẹ chồng chạy đến giật lấy khăn rồi mắng con trai như tát nước vào mặt. 25 t.uổi, tôi sinh con lần thứ hai. Cũng như lần sinh trước, mẹ chồng không chăm sóc, mẹ ruột thì ở xa, tôi chỉ có chồng bên cạnh.
Nhìn cảnh các mẹ bỉm khác được cả mẹ ruột lẫn mẹ chồng chăm chút từng bữa ăn, tôi tủi thân vô cùng.
Thoáng thấy vợ buồn, chồng tôi vỗ vai an ủi. Tôi nép vào lòng anh, tìm chút hơi ấm.
Không có người thân hỗ trợ, chồng mua cơm hộp cho tôi ăn. Mới sinh đã phải nhai cơm khô khốc, tôi vốn yếu ớt nay càng mệt mỏi hơn.
Đau đớn từ những cơn gò trong lúc sinh nở khiến tôi không thể tự mình vệ sinh cá nhân. Do vậy, tôi nhờ chồng dìu mình đi lau người.
Tôi có cố gắng như thế nào thì mẹ chồng vẫn không hài lòng. Ảnh Sina
Khi chồng tôi vừa cầm khăn đưa lên lau lưng cho tôi, mẹ chồng từ đâu xuất hiện, giật lấy chiếc khăn và bắt đầu la ó.
Bà nói như thét vào mặt anh: “Đàn ông lau người cho vợ mới sinh thì chỉ rước xui xẻo vào thân, làm sao mà ngẩng đầu lên nhìn thiên hạ. Tôi khi xưa đẻ tận 5 con, có bắt chồng phải động tay vào những việc dơ bẩn như thế đâu”.
Bà vừa nói vừa liếc sang tôi. Tôi sợ hãi, run rẩy. Bà tiếp tục đay nghiến: “Đừng tưởng đẻ được con trai thì h.ành h.ạ chồng. Thứ đàn bà chẳng hiểu phép tắc”.
Nghe lời ấy, những người nằm cùng phòng nhìn tôi, người tỏ vẻ thương cảm, người ngơ ngác không hiểu chuyện gì. Còn tôi, tôi xấu hổ đến mức chỉ muốn chui xuống đất.
Làm dâu hơn 5 năm, tôi cũng phần nào hiểu được sự khắt khe, khó tính… của mẹ chồng. Tôi mang thai cũng chẳng được quan tâm, phải tự tay làm tất cả việc nhà.
Ngày Tết, tôi mang bụng to làm gà, nấu xôi… còn mẹ chồng chỉ ngồi cắn hạt dưa rồi nhả vỏ đầy nhà. Chồng giúp tôi rửa chén, bà cũng không cho và bảo anh cứ đi nhậu thoải mái.
Tôi ấm ức thì chồng lại xoa dịu, bảo bà sống cũng chẳng bao lâu nữa thôi thì cố làm vui lòng bà trong những năm tháng cuối đời.
Sau nhiều lần gặng hỏi, chồng tôi mới tiết lộ lý do mẹ chồng thù ghét tôi. Thì ra, từ đầu, bà đã không đồng ý cho con trai cưới tôi, bởi tôi có cái xoáy trước trán.
Theo quan niệm của bà, người phụ nữ có xoáy trước trán thường bướng bỉnh, lấn lướt chồng. Thế nên, bà không muốn con trai rước một người như tôi về làm vợ.
Từ khi hiểu được nguyên nhân bị mẹ chồng ghét bỏ, tôi cố gắng cắn răng chịu đựng, oan ức cỡ nào cũng không dám hé môi. Thế nhưng, tôi chưa bao giờ hình dung trong lúc con dâu vừa sinh con mà mẹ chồng lại làm ầm lên với một chuyện cỏn con.
Ở lần sinh trước, tôi sinh con gái nên mẹ chồng chẳng hề để tâm. Thậm chí, bà còn không đến bệnh viện thăm cháu. Lần này, nghe tin tôi sinh con trai, có lẽ bà đến bệnh viện để kiểm chứng.
Trước sự quá đáng của mẹ chồng, tôi đề nghị chồng ra ở riêng. Thế nhưng, anh lại chần chừ, lo sợ làm buồn lòng mẹ.
Tôi phải chịu đựng sự quá đáng của mẹ chồng đến bao giờ nữa? Tôi phải làm sao để xóa bỏ quan niệm cổ hủ của mẹ chồng?