Cảnh báo đột tử ở trẻ nhỏ, ai có nguy cơ mắc

Trong các ngày 10/10 và 19//10/2022, các bác sỹ khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận 2 bệnh nhi 3 tháng t.uổi và 6 tháng t.uổi nhập viện trong tình trạng tím tái, ngừng thở, ngừng tim trước khi đến bệnh viện.

BS CKII Đinh Thị Thu Phương – Khoa Cấp cứu & Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương – người trực tiếp tiếp nhận 2 bệnh nhi cho biết: trường hợp thứ nhất là một b.é t.rai hoàn toàn khoẻ mạnh, trưa ngày 10/10/2022, sau khi ăn bé được cho nằm ngủ một mình trong phòng, khi gia đình phát hiện thì lúc này trẻ đang nằm úp mặt xuống đệm và tím tái.

Ngay lập tức trẻ được gia đình đưa đến viện gần nhà cấp cứu ngừng tuần hoàn và trẻ có nhịp tim trở lại và được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương. Trẻ vào khoa Cấp cứu Chống độc trong tình trạng hôn mê sâu, suy hô hấp, suy tuần hoàn.

Tại đây, các bác sĩ đã tiếp tục hồi sức và làm các xét nghiệm để chẩn đoán và tìm nguyên nhân. Tuy nhiên, tình trạng của bé ngày càng nặng, nguy cơ t.ử v.ong, gia đình quyết định xin cho bé về. Trường hợp thứ hai là một b.é g.ái 3 tháng t.uổi, ở Hà Nội, cũng vào viện trong tình trạng ngừng thở, ngừng tim trước khi đến bệnh viện.

Theo lời kể của gia đình, khoảng 23 giờ đêm ngày 19/10/2022, trẻ được cho ngủ cùng bố mẹ. Đến khoảng 1 giờ 30 phút sáng, khi mẹ tỉnh dậy phát hiện trẻ trong tình trạng tím tái toàn thân, không thở. Trong lúc hoảng loạn, gia đình gọi xe cấp cứu đưa trẻ vào bệnh viện Nhi Trung ương.

Tại đây, các bác sĩ phát hiện trẻ đã ngừng thở, ngừng tim, hạ nhiệt độ. Mặc dù được các bác sĩ nỗ lực cấp cứu, nhưng trẻ đã không qua khỏi.

canh bao dot tu o tre nho ai co nguy co mac ba1 6704984

Ảnh minh hoạ.

“Sự ra đi bất ngờ của các bé là nỗi đau, nỗi day dứt không nguôi của gia đình, là một hồi chuông cảnh báo đối với các bậc cha mẹ có con nhỏ. Trước đó, khoa Cấp cứu & Chống độc cũng có tiếp nhận một vài trường hợp tương tự như các trẻ trên”- bác sĩ Thu Phương cho biết thêm.

Theo TS.BS Lê Ngọc Duy- Trưởng khoa Cấp cứu chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương SIDS (hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh) là cái c.hết bất ngờ và không tiên lượng được ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ trong khoảng từ 2 tuần t.uổi đến 1 năm t.uổi.

SIDS hay gặp ở trẻ 2-4 tháng t.uổi. Hầu hết SIDS đều xảy ra khi trẻ đang ngủ. Hội chứng này xảy ra mà không có bất kỳ dấu hiệu nào cảnh báo trước, khiến đột tử ở trẻ nhỏ trở thành nỗi ám ảnh lớn đối với nhiều gia đình.

Bên cạnh những nguyên nhân gây t.ử v.ong đột ngột: ngạt thở, c.hảy m.áu não, viêm cơ tim… nhiều trường hợp không có nguyên nhân rõ ràng.

Trẻ có khuyết tật nghiêm trọng ở hệ hô hấp, tim mạch. Hoặc sự kiểm soát nhịp thở của não bộ chưa phát triển hoàn thiện.

Đường thở bị chèn ép khi ngủ trong tư thế nằm sấp, nằm nghiêng – sấp. Ngủ trên giường có quá nhiều vật dụng hay giường ngủ mềm, ngủ cùng với bố mẹ cũng có thể là tác nhân gây đột tử ở trẻ.

Tăng thân nhiệt do nhiệt độ phòng quá nóng hoặc quấn quá nhiều quần áo, chăn to, trẻ ngủ sâu dẫn đến mất kiểm soát nhịp thở.

Trẻ có nguy cơ đột tử: Tình trạng này xảy ra ở trẻ trai nhiều hơn trẻ gái. Trẻ sinh non, cân nặng khi sinh thấp, chậm tăng trưởng, tư thế ngủ nằm sấp, không có núm vú giả.

Mẹ nhỏ hơn 20 t.uổi, sử dụng ma tuý, hút t.huốc l.á trong thai kỳ và sau sinh. Khoảng cách ngắn giữa các lần mang thai. Trẻ nằm chung giường với cha mẹ, người chăm sóc. Trẻ có anh chị em ruột bị đột tử. Khi ngủ, nhiệt độ môi trường thấp hoặc quá cao hoặc cũi, nôi, gối không an toàn, nệm nước, giường mềm.

Để phòng bệnh, theo TS.BS Lê Ngọc Duy, t.ử v.ong ở trẻ nhỏ do SIDS là vấn đề liên quan đến giấc ngủ, do đó cần nâng cao cảnh giác, tạo môi trường an toàn cho giấc ngủ của trẻ.

Cụ thể cha mẹ, người chăm sóc trẻ cần: Cho trẻ nằm ngửa khi ngủ. Thường xuyên quan sát trẻ. Sử dụng núm vú giả cho trẻ dưới 1 t.uổi giúp mở thông đường thở. Để nhiệt độ phòng phù hợp, thông thoáng quần áo. Không trùm đầu trẻ. Đặt trẻ nằm trên tấm đệm ít bị trũng xuống. Không sử dụng gối, đồ chơi nhồi bông, chăn có nhiều lông hoặc quá lớn ở khu vực cũi/giường của trẻ.

Trẻ sơ sinh, trẻ dưới 6 tháng t.uổi cần nằm cũi, giường riêng, bên cạnh giường ngủ của người chăm sóc. Không sử dụng miếng đệm phụ trong cũi. Tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch để nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Chăm sóc thai nghén sớm và thường xuyên. Nuôi con bằng sữa mẹ. Không hút t.huốc l.á, uống rượu hoặc sử dụng ma tuý trong thai kỳ và thời gian nuôi con nhỏ.

Hy hữu: Hóc mì tôm, người bệnh bị ngừng tim, ngừng thở, hôn mê sâu

Quá trình kiểm soát đường thở của người bệnh, các bác sĩ phát hiện rất nhiều mì tôm trong miệng.

hy huu hoc mi tom nguoi benh bi ngung tim ngung tho hon me sau 21e 6587906

Các bác sĩ xử trí cấp cứu bệnh nhân ngừng tim, ngừng thở do hóc mì tôm

Sáng sớm ngày 6/8, ông N.V.C (47 t.uổi, trú tại Tam Dương, Vĩnh Phúc) đang ăn mì tôm thì đột ngột ho sặc sụa, sau đó khó thở, tím tái toàn thân. Gia đình đã vội đưa ông vào Khoa Cấp cứu – Bệnh viện Hữu nghị Lạc Việt.

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, ngừng thở, mất mạch bẹn, cảnh…

Theo thông tin từ gia đình, bệnh nhân có t.iền sử đột quỵ não 10 năm nay, di chứng nằm bất động tại giường.

Trong quá trình kiểm soát đường thở của bệnh nhân, các bác sĩ phát hiện rất nhiều mì tôm trong miệng, đồng thời có một búi mì tôm bít chặt thanh quản.

Ê-kip cấp cứu ngay lập tức tiến hành lấy dị vật. Tuy nhiên, do mì tôm mềm, dễ đứt nên quá trình xử trí gặp rất nhiều khó khăn. Bác sĩ đã phải sử dụng Guideline của ống nội khí quản luồn sâu và móc được dị vật ra.

Song song với quá trình lấy dị vật, ê-kip thực hiện cấp cứu ngừng tuần hoàn cho bệnh nhân bằng các phương pháp: Ép tim ngoài lồng ngực, sử dụng thuốc vận mạch adrenalin.

Sau 15 phút nỗ lực cấp cứu, người bệnh có tim trở lại, tiếp tục được thở máy, duy trì vận mạch, theo dõi sát sao toàn trạng.

BSCKI. Trần Văn Thắng, Trưởng Khoa Cấp cứu của bệnh viện khuyến cáo: Hóc dị vật đường thở là tai nạn nguy hiểm, nếu không xử trí kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, thậm chí gây t.ử v.ong. Đối với các đối tượng người bệnh như: người cao t.uổi, ý thức không tỉnh táo, người có những rối loạn phản xạ về nuốt… cần hết sức thận trọng trong quá trình ăn uống, tránh ăn những đồ ăn dễ gây sặc, hóc.

Trong trường hợp có người bị hóc dị vật, cần ngay lập tức thực hiện cấp cứu đường thở bằng biện pháp Heimlich, lấy dị vật ra khỏi đường thở, đồng thời với đó cần gọi xe cấp cứu 115 để đưa người bệnh đến bệnh viện để được kiểm tra chính xác.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *