Sốt xuất huyết bùng phát, TP.HCM kích hoạt báo động đỏ và lập tổ chuyên gia

Trước tình hình bệnh nhân mắc sốt xuất huyết Dengue bùng phát mạnh, Sở Y tế TP.HCM đã quyết định thành lập tổ chuyên gia về điều trị sốt xuất huyết và triển khai quy trình báo động đỏ.

Chiều 19.10, Sở Y tế TP.HCM đã ban hành Quyết định thành lập tổ chuyên gia về điều trị sốt xuất huyết Dengue gồm 33 người được chia thành 4 lĩnh vực: chuyên gia điều trị sốt xuất huyết t.rẻ e.m (15 người), chuyên gia điều trị sốt xuất huyết người lớn (13 người), chuyên gia nội soi tiêu hóa và ngoại tiêu hóa (4 người) và chuyên gia truyền m.áu huyết học (1 người).

sot xuat huyet bung phat tphcm kich hoat bao dong do va lap to chuyen gia 0a6 6703166
Bệnh nhi mắc sốt xuất huyết tại TP.HCM tăng cao đột biến – Ảnh: PV

Tổ chuyên gia trên sẽ trực tiếp tham gia cập nhật bổ sung hướng dẫn điều trị về sốt xuất huyết Dengue; xây dựng các đồng thuận trong điều trị trong khi chờ Bộ Y tế cập nhật hướng dẫn điều trị sốt xuất huyết Dengue; tham gia Hội đồng chuyên môn phân tích, rút kinh nghiệm các trường hợp sốt xuất huyết Dengue nặng và t.ử v.ong.

Đặc biệt, tổ chuyên gia này sẽ tham gia tập huấn, tư vấn từ xa, hội chẩn, xử trí bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue nặng; tham gia các quy trình báo động đỏ trong trường hợp cấp cứu bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue nặng.

Bên cạnh đó, Sở Y tế cũng triển khai quy trình báo động đỏ đối với bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue cho các bệnh viện, trung tâm y tế, phòng y tế, cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn TP.

Theo đó, các đơn vị y tế sẽ kích hoạt quy trình báo động đỏ nội viện, liên viện đối với bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue nặng khi có 1 trong những điều kiện: người bệnh sốt xuất huyết Dengue ngưng tim ngưng thở đột ngột; người bệnh sốt xuất huyết Dengue nặng có suy hô hấp, suy tuần hoàn nhưng không thể tiếp cận đường thở, mạch m.áu; người bệnh sốt xuất huyết Dengue nặng (sốc sốt xuất huyết Dengue, suy tạng nặng) không đáp ứng điều trị hồi sức tích cực hoặc vượt khả năng điều trị nhưng không thể chuyển viện an toàn; người bệnh sốt xuất huyết Dengue nặng có xuất huyết nặng (thường gặp xuất huyết tiêu hóa ồ ạt) trong tình trạng nguy kịch không đáp ứng điều trị nội khoa (truyền dịch, truyền m.áu và các chế phẩm m.áu), cần phải can thiệp cầm m.áu (nội soi, DSA, phẫu thuật) khẩn cấp nhưng ngoài khả năng của bệnh viện và có nguy cơ t.ử v.ong nếu chuyển viện.

Sở Y tế lưu các các đơn vị tế tùy tình huống và năng lực điều trị của bệnh viện để kích hoạt quy trình báo động đỏ nội viện hoặc liên viện hoặc cả 2 nhằm đảm bảo kịp thời cứu sống bệnh nhân.

Khi người bệnh sốt xuất huyết Dengue có đủ tiêu chuẩn báo động đỏ thì bệnh viện kích hoạt quy trình báo động đỏ theo 1 trong 3 tình huống gồm: tình huống 1, bệnh viện có đủ khả năng xử trí theo quy trình báo động đỏ nội viện, không cần sự hỗ trợ từ các chuyên khoa của các bệnh viện khác; tình huống 2, bệnh viện có khả năng xử trí lại chỗ nhưng cần sự hỗ trợ khẩn cấp tiếp theo từ các chuyên khoa của các bệnh viện khác; tình huống 3, bệnh viện không đủ khả năng xử trí tại chỗ và cần sự hỗ trợ khẩn cấp hoàn toàn từ các chuyên khoa của các bệnh viện khác.

Ở tình huống 1 là các bệnh viện tầng 3 có đủ điều kiện về nhân sự, chuyên môn, cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc, m.áu và chế phẩm m.áu có thể tự xử trí tình trạng nguy kịch của người bệnh mà không cần sự hỗ trợ từ bệnh viện khác.

Lúc này, bác sĩ điều dưỡng tiếp nhận người bệnh phải vừa hồi sức vừa phát lệnh báo động đỏ đến các khoa liên quan.

Tổ chuyên gia sốt xuất huyết Dengue của bệnh viện chịu trách nhiệm điều phối, hội chẩn các chuyên khoa liên quan để điều trị bệnh nhân thích hợp (đối với trường hợp xuất huyết tiêu hóa/sốt xuất huyết Dengue cần phải có ý kiến của chuyên gia nội soi, can thiệp mạch, ngoại khoa và huyết học lâm sàng trong biên bản hội chẩn).

Ngân hàng m.áu thực hiện cung cấp ngay lượng m.áu đăng ký trong vòng 20 phút từ khi nhận mẫu m.áu đăng ký theo quy trình cung ứng m.áu và chế phẩm m.áu khẩn cấp; chẩn đoán hình ảnh sẵn sàng để hỗ trợ khi cần.

Trong quá trình cấp cứu người bệnh, nếu có vấn đề phát sinh cần sự hỗ trợ từ bệnh viện khác, thực hiện các bước báo động đỏ liên viện như tình huống 2.

Tình huống 2 là các bệnh viện tầng 3 hoặc tầng 2 có đủ điều kiện về chuyên môn, nhân sự, cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc, m.áu và chế phẩm m.áu để có thể thực hiện phẫu thuật, thủ thuật cấp cứu tại chỗ, tuy nhiên cần sự hỗ trợ của các chuyên gia từ các bệnh viện đầu ngành (chuyên gia sốt xuất huyết Dengue, hồi sức tích cực, nội soi tiêu hóa, can thiệp mạch m.áu, ngoại khoa, gây mê hồi sức…) thì thực hiện quy trình báo động đỏ nội viện, đồng thời kích hoạt quy trình báo động đỏ liên viện.

Tình huống 3 là các bệnh viện tầng 1 hoặc tầng 2 không có đủ điều kiện về chuyên môn, nhân sự, cơ sở vật chất, trang thiết bị để thực hiện hồi sức, phẫu thuật, thủ thuật cấp cứu tại chỗ cho người bệnh như tình huống 1 và 2.

Các bệnh viện khẩn trương tiếp nhận người bệnh và xử trí sơ cứu ban đầu như: đặt nội khí quản, chống sốc, cầm m.áu tạm thời…; hội chẩn tổ chuyên gia điều trị sốt xuất huyết Dengue thuộc Sở Y tế để được hướng dẫn xử trí ban đầu phù hợp; đối với trường hợp xuất huyết tiêu hóa/sốt xuất huyết Dengue, bệnh viện cần hội chẩn với các chuyên gia nội soi tiêu hóa và ngoại tiêu hóa của Sớ Y tế để có phương án chuyển viện phù hợp…

Sở Y tế cũng lưu ý các bệnh viện trong quá trình thực hiện báo động đỏ, đó là trước khi can thiệp phẫu thuật hoặc truyền m.áu khẩn cấp thì toàn bộ ê kíp cấp cứu, phẫu thuật, ngân hàng m.áu… tiến hành hội chẩn nhanh về chỉ định phẫu thuật, phương pháp phẫu thuật, chỉ định truyền m.áu và nhóm m.áu có thể sử dụng; nội dung hội chẩn phải được thể hiện lại bằng biên bản hội chẩn.

Nếu cần hỗ trợ các phương tiện điều trị cấp cứu (đối với tình huống 1 và 2) như thuốc, dụng cụ phẫu thuật đặc thù thì các bệnh viện chủ động liên hệ với chuyên gia được mời hỗ trợ; nếu cần hỗ trợ m.áu và chế phẩm thì các bệnh viện liên hệ với trực lãnh đạo Bệnh viện truyền m.áu huyết học và thực hiện theo quy trình cung ứng m.áu và chế phẩm m.áu khẩn cấp.

Thở máy, lọc m.áu vì sốt xuất huyết

Theo báo cáo mới đây từ 4 bệnh viện tuyến cuối điều trị sốt xuất huyết Dengue (SXH-D) của TP.HCM, các ca bệnh nhập viện điều trị đang gia tăng. 626 trường hợp đang nằm điều trị nội trú với 82 trường hợp SXH-D nặng, 50% số bệnh nhân nặng từ các bệnh viện tỉnh chuyển đến. Cụ thể tại BV Nhi Đồng 2 có 74 bệnh nhi, trong đó 8 trường hợp sốt xuất huyết nặng.

BV Nhi Đồng TP đang điều trị 89 bệnh nhi, 21 trường hợp bệnh nặng, gồm 3 ca đang thở máy.

BV Nhi Đồng 1 có 90 bệnh nhi bị SXH-D, 8 ca nặng, trong đó 2 ca đang thở máy.

BV Bệnh nhiệt đới hiện đang điều trị cho 373 trường hợp SXH-D (264 người lớn và 109 t.rẻ e.m), chiếm 56% các trường hợp đang điều trị nội trú tại bệnh viện. 45 trường hợp SXH-D nặng, 3 ca thở máy và 1 ca lọc m.áu.

Các bệnh viện cho biết vẫn kiểm soát được tình trạng quá tải, trường hợp có chỉ định nhập viện đều được tiếp nhận.

tho may loc mau vi sot xuat huyet 548 6510807

Một bệnh nhi suy hô hấp vì sốt xuất huyết điều trị tại BV Nhi đồng TP.HCM.

Theo số liệu báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), tuần qua thành phố ghi nhận có 2.181 ca bệnh sốt xuất huyết (gồm 1182 ca nội trú và 999 ca ngoại trú), tăng 38,5% so với trung bình 4 tuần trước (1.575 ca), số ca nội trú tăng 25,9% và ngoại trú tăng 57,1%. Số ca mắc tích lũy đến tuần 24 là 16.057 ca, tăng 117,3%.

Số ca sốt xuất huyết nặng tích luỹ đến tuần 24 là 274, như vậy tỷ lệ ca nặng trên tổng số ca mắc sốt xuất huyết đến nay là 1,7%, tăng hơn 4 lần so với cùng kỳ năm 2021 (là 0,4%). Trong tuần ghi nhận 1 người t.ử v.ong do sốt xuất huyết.

Tổng số ca sốt xuất huyết t.ử v.ong là 9 (2 ca ở Bình Chánh, 3 ca Củ Chi, 1 ở Bình Tân, 1 ca quận 11, 11 ca Hóc Môn và 11 ca Thủ Đức), tăng 7 ca so với cùng kỳ năm 2021 (2 ca).

Theo BS Nguyễn Minh Tiến – Phó Giám đốc BV Nhi đồng TP.HCM, nhiều trẻ bị sốt xuất huyết biến chứng nặng vì cha mẹ chủ quan cho rằng sốt theo dõi ở nhà. Vì vậy các trường hợp nghi ngờ sốt xuất huyết như sốt liên tục trên 2 ngày, sống ở khu vực có những trường hợp bị sốt xuất huyết cần đến bệnh viện ngay.

Hiện các bác sĩ chẩn đoán xác định sốt xuất huyết bằng cách xét nghiệm tìm kháng nguyên siêu vi sốt xuất huyết Ns1Ag ( ). Xét nghiệm này có thể làm sớm trong vài ngày đầu của bệnh tại các cơ sở y tế. Tuy nhiên, không phải trường hợp nhiễm sốt xuất huyết nào xét nghiệm Ns1Ag cũng cho kết quả dương tính. Vì vậy khi nghi ngờ bệnh cần khám và được theo dõi, tư vấn của nhân viên y tế.

Bác sĩ Tiến khuyến cáo thêm, bất cứ trẻ nào có biểu hiện sốt trên 2 ngày cần đưa đến khám tại cơ sở y tế để được chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết không, được hướng dẫn cách theo dõi, chăm sóc tại nhà và hẹn tái khám thường xuyên.

Những dấu hiệu cần đưa trẻ đến khám lại: Sốt cao không hạ dù đã uống hạ sốt, hoặc co giật khi sốt cao. Trẻ lừ đì, li bì, đau bung, nôn ói, không ăn uống, tím tái, chân tay lạnh. Đặc biệt, trẻ có hiện tượng c.hảy m.áu mũi, c.hảy m.áu chân răng, c.hảy m.áu kinh bất thường, nôn ra m.áu, tiêu ra phân đen hoặc m.áu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *