35% ca bệnh COVID-19 nặng và t.ử v.ong chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ vắc xin

– Bộ Y tế cho biết qua đ.ánh giá các ca bệnh COVID-19 nặng và t.ử v.ong thấy có khoảng 35% số ca bệnh chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ vắc xin.

Bộ Y tế đề nghị các đơn vị tăng cường rà soát, truyền thông, tiêm vắc xin cho người dân.

35 ca benh covid 19 nang va tu vong chua tiem hoac tiem chua du vac xin 156 6617801

Bệnh viện điều trị COVID-19 ở Hà Nội – Ảnh: NAM TRẦN

Ngày 30-8, Bộ Y tế có văn bản yêu cầu các đơn vị rà soát, chấn chỉnh và tăng cường thu dung, quản lý, điều trị ca bệnh COVID-19.

Bộ Y tế nêu rõ, tính đến ngày 25-8 cả nước ghi nhận 11.396.205 ca mắc COVID-19, với trên 10 triệu người khỏi, t.ử v.ong 43.110 ca.

Từ đầu năm 2022, số ca mắc, ca nặng, nguy kịch giảm nhiều, tuy nhiên từ đầu tháng 8 đến nay, số ca mắc mới đang có xu hướng tăng dần với các biến thể phụ mới của chủng Omicron (BA.4, BA.5, BA.2.75, BA.2.12.1), trung bình khoảng 2.000 ca mắc mỗi ngày. Cùng với đó số ca nặng, nguy kịch cũng gia tăng và xuất hiện các ca t.ử v.ong do COVID-19.

Bộ Y tế yêu cầu sở y tế các tỉnh, thành phố, các bệnh viện rà soát, đ.ánh giá và tiếp tục đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm giảm nguy cơ chuyển nặng, hạn chế tối đa t.ử v.ong và bảo vệ các đối tượng nguy cơ cao.

Cụ thể, Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị rà soát kế hoạch thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 của tỉnh, có kế hoạch phân công cụ thể tới từng đơn vị số giường bệnh để thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 có chỉ định nhập viện theo nguyên tắc 4 tại chỗ. Bố trí nhân lực để theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh COVID-19 nhập viện để phát hiện sớm tình trạng chuyển nặng, xử trí kịp thời, hạn chế t.ử v.ong.

Tăng cường hội chẩn tại bệnh viện, hội chẩn với tuyến trên để xin ý kiến về chuyên môn, hạn chế tối đa việc chuyển người bệnh lên tuyến trên. Đối với các ca bệnh vượt quá khả năng chuyên môn, khi chuyển viện phải hội chẩn, liên hệ với bệnh viện tuyến trên trước khi chuyển và bảo đảm an toàn đối với người bệnh chuyển viện.

Tại các cơ sở điều trị, tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm, hạn chế tối đa việc lây lan dịch bệnh trong bệnh viện. Đặc biệt, tăng cường bảo vệ người bệnh thuộc nhóm có nguy cơ cao, khu hồi sức tích cực, tim mạch, thận nhân tạo, phẫu thuật…

Đối với các ca bệnh nặng, ca bệnh nghi ngờ COVID-19 nằm tại các bệnh viện, khuyến cáo thực hiện xét nghiệm PCR để chẩn đoán mắc COVID-19, tránh bỏ sót ca bệnh để dịch bệnh lan rộng (khi kết quả xét nghiệm kháng nguyên nhanh âm tính nhưng vẫn nghi ngờ COVID-19).

Các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến cuối điều trị COVID-19 cần theo dõi, đ.ánh giá lâm sàng các ca bệnh COVID-19 nặng nhập viện hiện nay và gửi xét nghiệm giải trình tự gene để đ.ánh giá mức độ nặng, nguy kịch báo cáo Bộ Y tế để xem xét điều chỉnh các hướng dẫn chuyên môn.

Bên cạnh đó, theo đ.ánh giá các ca bệnh COVID-19 nặng và t.ử v.ong cho thấy có khoảng 35% số ca bệnh chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ vắc xin. Vì vậy, Bộ Y tế đề nghị các đơn vị tăng cường rà soát và triển khai truyền thông, tiêm vắc xin cho người dân theo đúng hướng dẫn, đặc biệt là những người thuộc nhóm nguy cơ cao.

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng yêu cầu tiếp tục triển khai tập huấn hướng dẫn chẩn đoán, điều trị COVID-19 cho nhân viên y tế, thống kê thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ điều trị COVID-19 để đề nghị hỗ trợ khi cần thiết, nghiêm túc báo cáo số liệu hằng ngày trên hệ thống quản lý COVID-19 của Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế).

Người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn thực phẩm nào?

Theo số liệu của Hiệp hội Đái tháo đường Quốc tế, hiện có khoảng 537 triệu người trên thế giới sống chung với bệnh tiểu đường.

Bệnh này gây ra 6,7 triệu ca t.ử v.ong vào năm 2021 – cứ 5 giây lại có 1 ca t.ử v.ong.

Vậy nếu muốn kiểm soát lượng đường trong m.áu một cách hiệu quả, người bệnh nên hạn chế ăn những loại thực phẩm nào, đặc biệt vào bữa sáng?

Chuyên gia về bệnh tiểu đường người Anh, tiến sĩ Sarah Brewer, tác giả của 50 cuốn sách về sức khỏe, khuyên nên “cắt giảm các loại thực phẩm có chứa carbohydrate hấp thu nhanh” vì chúng sẽ khiến lượng đường trong m.áu tăng đột biến. Ví dụ như bánh ngọt, bánh mì, có thể làm tăng nhu cầu insulin của cơ thể, theo nhật báo Express (Anh).

Tiến sĩ Brewer cảnh báo: “Đặc biệt nếu người bệnh cũng thừa cân, điều này có thể dẫn đến việc kiểm soát lượng đường kém hơn. Để an toàn, tốt nhất nên “tuân theo chế độ ăn gồm các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp”, tiến sĩ Brewer khuyên.

nguoi benh tieu duong nen han che an thuc pham nao 537 6278292

Người bệnh tiểu đường kỵ nhất ăn sáng với thứ này. Ảnh SHUTTERSTOCK

Chỉ số đường huyết (GI) là gì?

Chỉ số đường huyết (GI) cho thấy mỗi loại thực phẩm được hấp thu nhanh như thế nào – làm tăng lượng đường trong m.áu nhanh như thế nào, khi được ăn vào.

Thực phẩm có GI cao

Thực phẩm có GI cao được cơ thể p.hân h.ủy nhanh chóng, khiến lượng đường trong m.áu tăng nhanh.

Thực phẩm có chỉ số đường huyết cao cần hạn chế bao gồm:

Đường và đồ ngọt

Nước ngọt có đường

Bánh mì

Khoai tây

Cơm trắng

Thực phẩm có GI thấp

Thực phẩm có GI thấp và trung bình được cơ thể p.hân h.ủy chậm hơn, dẫn đến lượng đường trong m.áu “tăng từ từ”.

Sau đây là cách để tránh lượng đường trong m.áu cao nguy hiểm và tránh tăng đường huyết.

Ví dụ về thực phẩm GI thấp và trung bình bao gồm:

Một số trái cây và rau

Các loại đậu

Thực phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt, như cháo yến mạch, theo Express.

Mặc dù thực phẩm có GI thấp có thể lành mạnh, nhưng không phải tất cả thực phẩm có GI thấp đều tốt cho sức khỏe.

Các lựa chọn thực phẩm có GI thấp lành mạnh bao gồm: thực phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau, các loại đậu.

Tuy nhiên, sô cô la và khoai tây chiên cũng là những thực phẩm có GI thấp, nhưng không lành mạnh vì có thể chứa nhiều chất béo.

Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh cho biết: “Chỉ dựa vào GI của thực phẩm thì chưa đủ.

Mà nghiên cứu cho thấy lượng carbohydrate ăn vào rất quan trọng đối với việc làm tăng đường huyết.

nguoi benh tieu duong nen han che an thuc pham nao ddf 6278292

Các lựa chọn thực phẩm có GI thấp lành mạnh bao gồm: ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau, các loại đậu.. Ảnh SHUTTERSTOCK

Không riêng chỉ số GI của thực phẩm, mà chính lượng carbohydrate ăn vào ảnh hưởng đến mức đường huyết sau bữa ăn nhiều nhất.

Đây là lý do tại sao tiến sĩ Brewer cũng đề nghị nên xem xét khẩu phần ăn, nhằm giảm bớt trọng lượng dư thừa.

Đàn ông thừa cân có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao gấp 7 lần, trong khi phụ nữ béo phì có nguy cơ bị bệnh tiểu đường cao hơn 27 lần.

Giảm mỡ thừa có thể cải thiện đáng kể việc sản xuất insulin và các tế bào của cơ thể đáp ứng tốt hơn với insulin, theo Express.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *