Cao huyết áp là tình trạng sức khỏe phổ biến ở nhiều người và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chỉ số huyết áp ổn định.
Thực phẩm người bị cao huyết áp không nên ăn gì là câu hỏi dành được sự quan tâm của rất nhiều người.
Theo các thống kê, cứ 3 người trưởng thành thì có 1 người bị cao huyết áp. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát chỉ số huyết áp ở chỉ số tốt cho sức khỏe bằng việc thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lí và khoa học.
Dưới đây là top 6 thực phẩm người bị cao huyết áp không nên ăn nếu không muốn chỉ số huyết áp tăng cao.
1. Pizza là thực phẩm người bị cao huyết áp không nên ăn hàng đầu
Thực phẩm đầu tiên người bị cao huyết áp không nên ăn chính là pizza đông lạnh. Pizza là món ăn yêu thích của nhiều người nhưng đây không phải là sự lựa chọn dành cho những người đang bị cao huyết áp.
Nguyên nhân là vì sự kết hợp giữa phô mai, thịt ướp muối, sốt cà chua và lớp vỏ trong pizza làm tăng thêm rất nhiều muối. Các nhà sản xuất thường thêm rất nhiều muối để duy trì hương vị của pizza. Theo các nghiên cứu, một khẩu phần phô mai đông lạnh có thể chứa tới hơn 700mg natri, thậm chí là nhiều hơn.
Trong khi đó, muối gây tác động tiêu cực tới những người bị cao huyết áp hay bệnh tim. Vì thế, pizza là thực phẩm người bị cao huyết áp không nên ăn nếu muốn chỉ số huyết áp duy trì ở mức ổn định và lí tưởng.
2. Người bị cao huyết áp không nên ăn nhiều đường
Người bị cao huyết áp không nên ăn gì? Đường là câu trả lời gây bất ngờ cho rất nhiều người. Đường chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng béo phì. Không những thế, đường là thực phẩm người bị cao huyết áp nên tránh xa.
Nguyên nhân là vì khi ăn nhiều đường, dẫn tới chứng béo phì khiến cho các dây thần kinh giao cảm vì căng thẳng, các hoocmon cụ thể là adrenaline, noradrenaline làm huyết áp tăng. Chính vì thế, người bị huyết áp cao không nên ăn quá nhiều đường trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình.
Đường là thực phẩm người bị cao huyết áp không nên ăn để tránh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe – Ảnh Internet.
3. Đồ uống có cồn
Đồ uống có cồn, đặc biệt là rượu là một trong những thực phẩm người bị cao huyết áp không nên sử dụng nếu không muốn ảnh hưởng tới chỉ số huyết áp.
Người bị cao huyết áp không nên dùng đồ uống có cồn là vì chúng khiến tim đ.ập nhanh hơn, mạch m.áu co lại, huyết áp tăng cao. Hơn nữa, đồ uống có cồn có thể ngăn ngừa bất kì loại thuốc điều trị huyết áp cao nào phát huy tác dụng. Vì thế, những người bị huyết áp cao nên tránh xa chúng.
Đồ uống có cồn như rượu bia không chỉ không tốt cho người bị cao huyết áp mà còn đối với những người mắc một vài vấn đề sức khỏe khác. Tìm hiểu thêm bài viết: Tại sao khi bị cảm cúm không nên uống đồ uống có cồn?
4. Cà phê, trà đặc
Cà phê hay trà đặc là thức uống yêu thích của nhiều người. Tuy nhiên, đây lại là thực phẩm người bị cao huyết áp nên kiêng.
Trong cà phê có chứa một hoạt chất tên là caffein. Nếu sử dụng nhiều cà phê sẽ khiến kích thích nhịp đ.ập của tim, làm tăng huyết áp.
Trà đặc lại có chứa rất nhiều chất kiềm, có thể gây hơn phận đại não, gây cảm giác bất an, mất ngủ, tim loạn nhịp, huyết áp tăng cao. Vì thế, những người bị huyết áp cao không nên sử dụng cà phê và trà đặc (đặc biệt là hồng trà đặc) để tránh chỉ số huyết áp tăng cao.
Trà đặc không tốt cho người bị cao huyết áp – Ảnh Internet.
5. Thực phẩm đóng gói và da gà
Bị cao huyết áp không nên ăn gì? Một trong những câu trả lời đúng đắn chính là da gà và thực phẩm đóng gói.
Nguyên nhân là vì trong chế độ dinh dưỡng của những người bị huyết áp cao nên giảm chất béo bão hòa và tránh chất béo chuyển hóa. Theo đó, bệnh nhân nên lưu ýcCác sản phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa bao gồm: da gà, thịt đỏ, bơ…
Các nghiên cứu chỉ ra rằng tiêu thụ quá nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa làm tăng lipoprotein tỉ trọng thấp (LDL). Mức LDL cao có thể khiến tình trạng tăng huyết áp của bệnh nhân vốn dĩ mắc cao huyết áp trở nên tồi tệ hơn, cuối cùng sẽ dẫn đến sự phát triển của bệnh tim mạch vành nguy hiểm.
Trên đây là một số thực phẩm có tác động xấu đến những người bị cao huyết áp. Ngoài ra, để tránh tình trạng huyết áp chuyển xấu, bạn nên kết hợp chế độ ăn uống khoa học, hợp lí với các bài tập để nâng cao sức đề kháng, duy trì chỉ số huyết áp ở mức lí tưởng.
Sáu đồ bổ dưỡng nhưng rất hại cho cơ thể khi ăn vào lúc đói
Sữa, chuối, thịt cá… bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể nhưng sẽ gây mệt mỏi nếu bạn ăn khi dạ dày trống rỗng.
Phương Tây có câu “Hãy ăn sáng như hoàng đế, ăn trưa như hoàng tử và ăn tối như ăn mày”. Sau một đêm dài, cơ thể gần như cạn kiệt năng lượng và cần được bổ sung ngay.
Bởi vậy, chỉ có bữa sáng chất lượng, nhiều dinh dưỡng mới đảm bảo cho bạn có đủ sức lực để khởi đầu ngày mới, làm việc hiệu quả.
Bỏ bữa sáng sẽ khiến bạn ăn nhiều hơn vào buổi trưa và tối. Điều đó khiến bạn dễ dàng tăng cân, dẫn tới nguy cơ bị tiểu đường và ba cao (cao huyết áp, cao đường huyết, cao mỡ m.áu).
Ngoài ra, nếu bạn lựa chọn thực phẩm không phù hợp, nhất là khi bụng trống rỗng, sẽ gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là 6 đồ ăn bạn cần tránh:
1. Sữa: Gây tiêu chảy
Ảnh minh họa: Food Navigator Asia
Sữa giàu protein và có chất dinh dưỡng cao. Nhiều người có thói quen uống sữa vào buổi sáng. Tuy nhiên, một số người sẽ bị đau bụng, tiêu chảy do mắc chứng không dung nạp lactose.
Ngoài ra, khi bụng đói, axit dịch vị trong dạ dày tiết ra nhiều hơn, phản ứng với casein trong sữa gây kết tủa dẫn tới rối loạn tiêu hóa.
Nếu bạn vẫn muốn uống sữa, hãy dùng kèm với các loại tinh bột như bánh mì hoặc uống sau bữa ăn hai tiếng, trước giờ đi ngủ để nâng cao sức khỏe.
2. Trà đặc: Khó chịu dạ dày
Người châu Á có truyền thống uống trà mỗi ngày. Không ít người thường nhâm nhi một tách trà đặc ngay khi vừa ngủ dậy. Tuy nhiên, khi bạn đói, dạ dày sẽ bị ảnh hưởng xấu do phải hấp thụ quá nhiều chất kích thích, ảnh hưởng tới niêm mạc.
Lúc đó, người uống trà sẽ có cảm giác chóng mặt, đau bụng, khó chịu và một số triệu chứng khác.
3. Thịt cá: Gây sức ép cho gan và thận
Bạn cần ăn bữa sáng chất lượng không đồng nghĩa với một bàn đầy ắp thịt cá. Nếu bạn ăn quá nhiều thịt cá khi bụng đói, đó là một sự lãng phí protein.
Không chỉ vậy, gan và thận của bạn cũng phải làm việc cật lực hơn để tiêu hóa và thải các chất độc khỏi cơ thể.
4. Đồ ngọt: Ảnh hưởng tới tụy
Không ít người chọn các loại bánh cho bữa ăn sáng vì thích đồ ngọt. Ngoài ra, họ còn tin sẽ kiểm soát cân nặng dễ hơn khi ăn bánh ngọt vào bữa sáng hơn các bữa khác trong ngày.
Tuy nhiên, ăn nhiều đường lúc đói sẽ khiến lượng insulin tăng vọt, ảnh hưởng tới tụy.
5. Chuối: Khiến tim quá tải
Ảnh minh họa: Indian Express
Ăn chuối khi đói sẽ thúc đẩy quá mức tuần hoàn m.áu, hoạt động của hệ tiêu hóa, gây sức ép lên tim. Với những người bị đau dạ dày, chuối còn gây ra tình trạng khó chịu, mệt mỏi, đau nhói khi bụng rỗng.
Tuy nhiên, chuối là nguồn cung cấp năng lượng rất hiệu quả. Bởi vậy, bạn có thể dùng một, hai quả sau khi ăn sáng.
Thực phẩm thích hợp với dạ dày rỗng vào bữa sáng
Bạn nên uống một cốc nước ấm khi tỉnh dậy vào bữa sáng. Sau đó, bạn ăn trứng, bánh mì và uống sữa. Kế tiếp, một chút hoa quả như táo, lê sẽ giúp bạn đủ dinh dưỡng cho cả buổi sáng.
Bạn có thể ăn bột yến mạch vì đây là ngũ cốc giàu chất xơ, thúc đẩy tiêu hóa. Ngoài ra, thực phẩm này có lượng calo thấp, thích hợp với người ăn kiêng. Cho thêm một ít hoa quả khô sẽ giúp bạn có cảm giác ngon miệng hơn hơn.
Bữa sáng rất quan trọng nhưng bạn cần ăn khoa học, lành mạnh, đảm bảo dinh dưỡng chứ không chỉ nhằm no bụng.