Bệnh đau nhức xương khớp thường hay tái phát và trở nên trầm trọng hơn khi thời tiết chuyển mùa.
Nguyên nhân chính là do thay đổi áp suất không khí gây áp lực lên các khớp khiến các khớp trở nên cứng và đau hơn, đặc biệt là ở người trung niên và cao t.uổi.
1.Vì sao xương khớp hay bị đau nhức khi giao mùa?
Những tác động của thời tiết giao mùa ảnh hưởng đến căn bệnh xương khớp:
-Các khớp viêm nhạy cảm với áp suất khí quyển: Ở bệnh nhân mắc bệnh xương khớp đều xảy ra tình trạng bào mòn ở lớp sụn bao phủ xương bên trong khớp, điều này làm dây thần kinh bị tác động và có thể cảm nhận được sự thay đổi của áp suất. Ngoài ra, áp suất khí quyển thay đổi khi giao mùa khiến các cơ, gân, mô sẹo dễ co lại và giãn ra và gây ra các cơn đau khớp.
-Nhiệt độ thấp làm khớp khô cứng: khi nhiệt độ giảm xuống, đa số người bệnh khớp bị đau tăng lên. Nguyên nhân là do nhiệt độ thấp khiến chất lỏng bên trong khớp trở nên đặc hơn, làm khô cứng khớp.
Đau nhức xương khớp nhạy cảm với nhiệt độ thấp
Nhìn chung bệnh về khớp khiến những cơn đau nhức, khô cứng khớp nhạy cảm hơn với thời tiết, đặc biệt là thời tiết trở lạnh khi giao mùa hay trước những ngày mưa như thời gian gần đây. Thời tiết thay đổi chỉ là nguyên nhân tạm thời khiến cơn đau nhức khớp tăng lên, chứ không phải là nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy, khi thời tiết ấm và dễ chịu hơn, người bệnh sẽ thấy thoải mái dễ chịu hơn, tuy nhiên tổn thương xương khớp vẫn tồn tại và có thể vẫn đang phát triển.
Lâu dần đa số người bệnh viêm khớp bị đau nhức nghiêm trọng hơn và gặp khó khăn trong sinh hoạt thường ngày. Chính vì vậy khi bị đau nhức xương khớp trong thời tiết giao mùa, nên đi khám và điều trị sớm để tránh những tổn thương khớp nghiêm trọng có thể xảy ra.
2.Triệu chứng đa dạng
Một số nguyên nhân gây đau khớp gối
Đau khớp gối là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Mẹo đối phó với cơn đau khớp vào mùa lạnh
Triệu chứng đau khớp khi giao mùa, thay đổi thời tiết có biểu hiện rất đa dạng:
-Khớp đầu gối, cổ tay và ngón tay bị sưng đỏ, tê cứng và đau buốt.
-Đầu gối đau nhức, có cảm giác như kiến bò và phát ra tiếng lục cục.
-Cứng khớp: là hiện tượng khá phổ biến, nhất là sáng ngủ dậy, cảm giác như chân bị cứng lại, co duỗi rất khó khăn, người bệnh thường phải xoa bóp một lát mới vận động bình thường được. Đặc biệt đối với những bệnh nhân khớp mạn tính, lớp sụn khớp bị bào mòn khiến các dây thần kinh nhạy cảm hơn nên sẽ cảm nhận các cơn đau nhức, cứng khớp rõ hơn.
-Những người bị thoái hóa khớp, các cơn đau khớp khi thời tiết thay đổi thường biểu hiện rõ rệt ở hông, đầu gối, khuỷu tay, vai, cổ… Đây là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh về khớp mà nguyên nhân chủ yếu là do lớp sụn khớp bị tổn thương, bào mòn dần gây đau đớn cho bệnh nhân khớp. Khi phần sụn bao bọc các đầu xương bị hủy hoại, chức năng bảo vệ khớp cũng dần mất đi và làm lộ ra phần đầu xương dưới sụn. Lúc vận động, hai đầu xương cọ vào nhau làm người bệnh có cảm giác lạo xạo và đau đớn.
3.Khắc phục đau nhức xương khớp khi giao mùa
Đau xương khớp gây ra các triệu chứng như đau nhức, tê buốt chân tay, cột sống, làm cản trở các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Một số biện pháp giúp khắc phục các triệu chứng của bệnh:
-Xoa bóp: Dùng dầu gừng hoặc dầu khuynh diệp, các loại rượu thuốc xoa bóp trực tiếp các vùng xương khớp bị đau nhức để làm nóng khớp và tăng cường lưu thông khí huyết.
-Chườm nóng: chườm nóng 20 phút giúp làm giảm các cơn đau xương khớp.
-Tắm nước ấm nóng: tắm nước nóng từ 15 – 20 phút với nhiệt độ vừa phải, tránh tắm muộn và tắm quá lâu.
4.Đề phòng đau nhức xương khớp lúc giao mùa
Cần chườm và xoa bóp khớp mỗi ngày
Nếu có bệnh xương khớp cần điều trị tích cực để đẩy lùi những cơn đau nhức, ngoài ra, có thể áp dụng một số phương pháp:
-Giữ ấm cơ thể: Khi nhiệt độ giảm, thời tiết thay đổi cần chủ động giữ ấm cơ thể bằng cách mặc nhiều quần áo ấm vào ban ngày, sử dụng tất chân, gang tay,… Để nhiệt độ phòng ngủ ấm áp, tắm với nước ấm…
-Dùng thuốc giảm đau: không nên sử dụng thường xuyên để đối phó với đau nhức xương khớp khi giao mùa, cần sử dụng dưới sự theo dõi và hướng dẫn của bác sĩ. Các loại thuốc giảm đau thường dùng là thuốc chống viêm không steroid.
-Giảm áp lực cho xương khớp: giảm áp lực cho các khớp sẽ giúp giảm đau hiệu quả. Dừng vận động mạnh, không bê vác vật nặng.
-Nâng cao sức khỏe: là cách giúp giảm và phòng ngừa đau nhức xương khớp khi thời tiết thay đổi. Cần có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, ngủ đủ giấc và tập thể dục, vận động cơ thể với những bài tập phù hợp cho người đau khớp.
Ai hay đau nhức xương khớp nhớ kiêng ăn 6 món, đặc biệt món số 1 càng dùng bệnh càng tăng nặng
Đau nhức xương khớp nên ăn gì và kiêng ăn gì là vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm.
Bệnh đau nhức xương khớp không nên ăn gì?
– Đồ ăn mặn hoặc chua
Đau nhức xương khớp còn không nên ăn những món gì nữa. Xương khớp không “chịu” nổi những món ăn mặn và chua. Ăn mặn sẽ tăng hàm lượng natri, làm giảm khả năng hấp thụ canxi của cơ thể. Đồng thời, khiến các tế bào khớp tích trữ muối urat, làm tăng nguy cơ bệnh gout, khiến khớp sưng đau.
Ngoài ra, những món ăn chua lên men có chứa axit oxalic như dưa muối, cà muối,… cũng không nên ăn nhiều vì có thể gây hại đến xương khớp.
– Thịt đỏ
Trong thịt đỏ có nhiều Protein động vật, có thể khiến cơ thể khó hấp thu và tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp. Cụ thể, các nghiên cứu cho rằng, nếu ăn thịt đỏ quá 5 lần/ tuần thì sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh xương khớp gấp 3 lần người bình thường.
Các loại thịt đỏ bao gồm: thịt lợn, thịt bò, thịt dê, thịt cừu,… thì nên hạn chế. Còn lại, cơ thể cần phải hấp thụ đủ protein trong thịt gà, cá,…
Ảnh minh họa
– Nội tạng động vật
Nhóm nội tạng động vật chính là thực phẩm mà người bệnh cần tránh xa. Trong nội tạng có chứa nhiều sắt, đạm và axit uric, là nguyên nhân chính gây ra bệnh gout, thoát vị đĩa đệm. Người bị đau xương khớp tuyệt đối không nên ăn nhóm thực phẩm này nhé.
– Chất kích thích
Kiêng uống rượu bia, các chất kích thích và cà phê (cà phê chứa caffeine khiến cho bệnh khớp trở nên tồi tệ hơn).
– Đường
Hạn chế ăn thực phẩm nhiều đường như đồ uống ngọt, soda, trà ngọt, bánh ngọt và các đồ chiên xào vì đường khiến cơ thể giải phóng cytokine và chất này gây viêm nên làm cho khớp gia tăng tình trạng viêm, đau nhức.
– Thực phẩm chứa nhiều phospho
Hạn chế sử dụng những loại thực phẩm chứa khá nhiều phospho như: gan động vật, xúc xích, lạp xưởng,… vì như vậy sẽ khiến cơ thể chứa quá nhiều phospho và canxi mất dần sẽ gây ra sự thiếu hụt canxi.
Đau nhức xương khớp nên ăn gì?
– Ăn những thực phẩm giàu Canxi và Omega như: trứng, sữa, thịt, cá, giá đỗ, các loại nấm… có tác dụng hạn chế quá trình phá hủy sụn khớp.
– Bổ sung gia vị giảm đau chống viêm: trong các gia vị như húng quế, gừng, quế, hương thảo, tỏi, hành, nghệ… có chứa các chất chống viêm, giảm đau, giảm quá trình lão hóa.
– Ăn nhiều rau xanh có tác dụng giảm đau, cung cấp nước và chất dinh dưỡng cho hệ xương khớp, chống lão. Ví dụ như cà rốt, củ cải đường, khoai lang, súp lơ xanh, đậu bắp,…
– Ăn các loại hoa quả: đặc biệt là các loại quả nhỏ mọng nước như dâu tây, cà chua, cam, bưởi,..
– Nên ăn nhạt: quá nhiều muối cũng khiến cơ thể mất canxi, dẫn đến loãng xương, do đó nên ăn nhạt