Ngoài cung cấp sức kéo và được tôn vinh là “những chiếc máy cày sống của phương Đông”, trâu còn mang lại nhiều lợi ích khác cho con người, đặc biệt là sữa, thịt, da… Riêng thịt trâu là thực phẩm bổ dưỡng phổ biến, có nhiều lợi ích đối với sức khỏe.
Khái lược về loài trâu
Trâu là động vật có vú, thuộc họ trâu bò (Bovidae), phân bộ nhai lại (Ruminantia), nhóm sừng rỗng (Cavicornes), bộ guốc chẵn (Actiodactyla). Trâu được thuần hóa cách đây hơn 5.000 năm. Tính đến năm 1992, châu Á có 141 triệu con trâu. Về sức kéo, trâu kéo cày khỏe hơn bò, nhất là ở những vùng ruộng sâu. Ở Việt Nam câu tục ngữ “yếu trâu hơn khỏe bò”.
Có tới 95,8% số lượng đàn trâu trên thế giới thuộc châu Á, chỉ riêng Ấn Độ đã có 97,9 triệu con (số liệu năm 2003). Trâu đóng góp 72 triệu tấn sữa và 3 triệu tấn thịt mỗi năm cho ngành thực phẩm thế giới. Trâu còn là biểu tượng của tín ngưỡng văn hóa tại các quốc gia như Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ và Việt Nam.
Khi phát triển cực đỉnh, trâu nước nặng tới 2.650 pound (1,2 tấn), cao 6 ft (trên 1.8 m) không bao gồm sừng. Trâu có bộ lông xám, ngắn và cứng, riêng trâu thuần dưỡng có kích thước nhỏ hơn.
Cùng với trâu nhà còn có trâu rừng châu Phi, đây là một loài động vật rất dữ tợn và hung hăng, có thể chạy với tốc độ 50-60 km/h. Khi trưởng thành nặng từ 500 đến 900kg.
Trâu cái thường sinh con vào mùa mưa. Thời gian mang thai của chúng là 11,5 tháng. Khi một con cái động dục, nó sẽ được chọn bởi một con đực, sẽ canh giữ nó, tránh những con đực khác. Vào thời điểm trâu con được sinh ra, chúng có xu hướng ở gần mẹ cho đến khi chúng được khoảng hai t.uổi, thời gian nhiều so với hầu hết các động vật có vú khác. Trâu châu Phi đẻ lứa đầu tiên ở t.uổi 4 hoặc 5 và chúng hoàn toàn phụ thuộc vào mẹ cho đến khi được một t.uổi.
Một điều thú vị khác đối với trâu châu Phi là con cái điều khiển cả đàn. Con cái không đi đầu đàn, nhưng con đực thống trị sẽ được “làm chủ” xung quanh bởi những con cái làm bầu bạn ở bất cứ nơi đâu. Khi di cư, con cái sẽ “bỏ phiếu” bằng cách cùng nhau tập hợp lại để đi theo hướng chúng muốn, khiến con đực không có lựa chọn nào khác ngoài việc đi theo hoặc bị bỏ lại phía sau. Câu nói nổi tiếng trong bộ phim hài ăn khách My big fat greek wedding rings đã mô tả điều này. Nguyên văn “The man is the head of the house. But the woman is the neck, and she can turn the head whichever way she pleases.” (Tạm dịch: Người đàn ông là chủ gia đình. Nhưng phụ nữ là cái cổ, cô ấy có thể quay đầu theo bất cứ cách nào nếu muốn).
Mặc dù to xác và nặng, nhưng trâu châu Phi lại dễ mắc các bệnh lây truyền từ gia súc. Ở bò có bệnh bò điên, nhưng trâu châu Phi lại dễ mắc bệnh ngủ do ruồi xê xê truyền sang. Khi nhiễm bệnh, trâu khó ngủ, ở thái lờ đờ. Mọi phối hợp các hoạt động của cơ thể rất kém cho đến khi c.hết. Trên thực tế, vào những năm 1890, một trận dịch hạch hoành hành gần như đã khiến loài trâu châu Phi tuyệt chủng, g.iết c.hết 90% đàn trâu ở khu vực này cùng với nhiều loài linh dương. Tuy phục hồi nhưng giới bảo tồn động vật luôn lo ngại dịch bệnh có thể bất ngờ xuất hiện và đe dọa sự tồn tại của loài trâu.
Lợi ích của thịt trâu
Thịt trâu giàu sắt, vitamin và khoáng chất, riêng Beta-carotene cao gấp nhiều lần so với các loại thịt động vật ăn ngũ cốc. Thịt trâu có rất ít chất béo, chứa nhiều protein hơn thịt bò, nên khi nấu nướng không bị teo lại. Ăn ngon miệng hơn, chưa kể giá cả cũng dễ chịu hơn.
Theo nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), thịt trâu nước và trâu rừng giàu đạm. Nếu thịt bò chứa 19,2% hàm lượng protein thì tỷ lệ này ở thịt trâu là 20,2%. Thịt trâu còn chứa nhiều vitamin B1 và axit béo, tốt cho sức khỏe, đặc biệt là tăng cường hệ thống miễn dịch, bảo vệ chúng ta khỏi n.hiễm t.rùng và các mầm bệnh tấn công từ bên ngoài. Trung bình 100 gam thịt trâu có chứa: chất béo 2,42g, calo 143 kcal , cholesterol 82mg , chất béo bão hòa 0,91g, protein 28,44g, và sắt 3,4mg.
Về sữa, so với sữa bò tiêu chuẩn, sữa trâu có hàm lượng protein, canxi và sắt cao hơn, ít cholesterol và lactose hơn. Sữa trâu thường được sử dùng để làm pho mát Ý mozzarella thơm ngon, được nhiều người ưa thích. Nó nổi tiếng đến mức các nhà hàng pizza và mì Ý đang mọc lên ở nhiều nơi, trong đó có Việt Nam.
Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe của thị trâu đã được chứng minh qua các nghiên cứu:
– Thịt trâu tăng cường hệ thống miễn dịch do chứa nhiều kẽm. Nếu chúng ta tiêu thụ thường xuyên, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ khỏe mạnh hơn.
– Ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và đột quỵ vì giàu axit béo như Omega-3. Bên cạnh đó, Omega-3 có thể kiểm soát huyết áp, giảm chất béo trung tính trong m.áu của cơ thể.
– Tăng khối lượng cơ: Thịt trâu cũng chứa nhiều protein, thậm chí hơn cả thịt bò. Những vận động viên muốn khỏe mạnh và có được thân hình lý tưởng thì có thể ăn thịt trâu.
– Nguồn năng lượng: Chất đạm và cacbohidrat trong thịt trâu có lợi như nguồn năng lượng. Nhờ đó, cơ thể chúng ta có thể khỏe hơn để thực hiện các hoạt động hàng ngày.
– Dinh dưỡng tốt cho thai kỳ: Một lợi ích sức khỏe khác của việc ăn thịt trâu là đủ chất dinh dưỡng cho thai kỳ (mẹ và thai nhi). Vitamin B12 chứa nhiều vitamin thực sự tốt cho sự phát triển của não bộ thai nhi và sức khỏe của bà bầu.
– Ngăn ngừa ung thư vú: Ung thư vú là một trong những căn bệnh nan y nguy hiểm. Axit linoleic trong thịt trâu là hoạt chất giúp chống lại các tế bào ung thư như ung thư vú. Omega3-s trong thịt trâu có tác dụng ngăn ngừa ung thư một cách tự nhiên.
– Dưỡng chất tốt cho t.rẻ e.m: Không chỉ giúp tăng cơ cho người lớn, thịt trâu còn chứa hàm lượng protein cao, rất tốt cho sự phát triển xương của t.rẻ e.m. Có thể cho trẻ ăn hàng ngày.
– Ngăn ngừa ung thư tuyến t.iền liệt: Ung thư tuyến t.iền liệt là một bệnh ung thư sinh sản trong hệ thống sinh sản của con người. Nó có thể xảy ra khi tuyến t.iền liệt bị đột biến và phát triển không kiểm soát. Khiến di căn từ tuyến t.iền liệt sang các bộ phận cơ thể khác như xương và hạch bạch huyết. Giải pháp tốt nhất để giải quyết và ngăn ngừa ung thư tuyến t.iền liệt là tiêu thụ thịt trâu thường xuyên.
– Giảm cholesterol: Hàm lượng omega 3-s trong thịt trâu rất tốt để tăng lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) hay mỡ m.áu tốt và giảm lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) tức mỡ m.áu xấu. Vì vậy, những người có vấn đề với bệnh béo phì có thể ăn thịt trâu sẽ giúp giảm nguy cơ béo phì, giảm cholesterol.
– Giúp não minh mẫn: Sức khỏe và trí thông minh tăng nếu cơ thể chúng ta được cung cấp đủ Omega 3-s. Hàm lượng Omega3-s trong thịt trâu được xem là giải pháp tốt nhất để tăng trí thông minh. Gúp sự phát triển của màng tế bào trong hệ thống thần kinh của cơ thể phát triển.
Thị trâu còn giúp ngăn ngừa bệnh sa sút trí tuệ hay Alzheimer. Đây là tình trạng suy giảm năng lực não bộ, nhất là nhóm người cao niên. Để ngăn ngừa bệnh mất trí nhớ, chúng ta nên ăn thịt trâu ngay từ khi còn trẻ vì nó cung cấp nhiều thành phần hữu ích, đặc biệt là Omega 3-s.
– Sản xuất Erythtrocite: Protein không chỉ quan trọng để sản xuất bạch cầu mà còn sản xuất erythrocite trong cơ thể chúng ta. Chức năng này của erythtrocite là vận chuyển oxy trong m.áu và oxy trong cơ của chúng ta. Thịt trâu thực sự tốt cho việc sản xuất erythtrocite trong cơ thể, giúp con người khỏe mạnh, minh mẫn.
– Trung hòa axit: Protein ở thịt trâu có thể trung hòa axit trong cơ thể chúng ta. Giữ cân bằng độ pH trong cơ thể một cách tối ưu, có lợi nhất.
– Tái tạo da: Các protein trong thịt trâu còn có chức năng chữa vết thương nhanh chóng. Có thể tái tạo da và giải quyết một số vấn đề về da. Nó có hàm lượng protein cao, giúp da chắc khỏe.
– Ngăn ngừa m.áu đông: Omega3-s trong thịt trâu có thể ngăn ngừa và giảm nguy cơ đông m.áu, nguy cơ đột quỵ.
– Trung hòa quá trình sản sinh hormone: Hàm lượng protein cao trong thịt trâu sẽ giúp xử lý các chất bài tiết trong cơ thể chúng ta như testosterone và somatotropin. Tuy nhiên, khi chế biến nên loại bỏ mỡ chứa hàm lượng cholesterol cao và chất béo bão hòa không tốt.
6 thực phẩm là “kẻ thù” của thịt lợn, chớ ăn chung kẻo rước độc vào thân
Thịt lợn là thực phẩm quen thuộc trên mâm cơm của mỗi gia đình. Tuy nhiên, nếu kết hợp thịt lợn với 6 thực phẩm này dễ sinh ra độc tố, bạn cần lưu ý.
Thịt lợn là loại thịt đỏ phổ biến trên toàn thế giới, đặc biệt là ở miền đông Châu Á. Đây là một loại thực phẩm giàu protein và chứa nhiều chất béo khác nhau. Chính vì thế, thịt lợn có nhiều lợi ích liên quan đến vấn đề sức khỏe.
Ngoài ra, thịt lợn là một nguồn phong phú của nhiều vitamin và khoáng chất, bao gồm thiamine. Không giống như các loại thịt đỏ khác, chẳng hạn như thịt bò và thịt cừu, thịt lợn đặc biệt giàu thiamine – một trong những vitamin B có vai trò thiết yếu trong các chức năng cơ thể khác nhau.
Các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra, thịt lợn là một nguồn phong phú của nhiều vitamin và khoáng chất, bao gồm:
Thiamine: Không giống như các loại thịt đỏ khác, chẳng hạn như thịt bò và thịt cừu, thịt lợn đặc biệt giàu thiamine – một trong những vitamin B có vai trò thiết yếu trong các chức năng cơ thể khác nhau.
Kẽm: Một khoáng chất quan trọng, có nhiều trong thịt lợn, kẽm rất cần thiết cho một bộ não khỏe mạnh và hệ miễn dịch.
Vitamin B12: Hầu như chỉ được tìm thấy trong thực phẩm có nguồn gốc động vật, vitamin B12 rất quan trọng đối với sự hình thành m.áu và chức năng não. Thiếu vitamin này có thể gây thiếu m.áu và tổn thương tế bào thần kinh.
Vitamin B6: Vitamin B6 quan trọng đối với sự hình thành của các tế bào m.áu đỏ.
Thịt lợn tốt là vậy nhưng nếu kết hợp sai cách dễ sinh ra độc tố. Dưới đây là 6 thực phẩm được chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên ăn cùng thịt lợn:
Chim cút, chim bồ câu: Thịt lợn cũng không nên ăn chung với thịt chim (chim cút, chim bồ câu, chim sẻ) bởi khi kết hợp với chim cút sẽ hình thành các hắc tố gây đen da mặt. Còn thịt lợn dùng chung với thịt chim bồ câu dễ gây ra tình trạng khí huyết khó lưu thông, có hại cho sức khỏe.
Không ăn gan lợn cùng đậu phụ (đậu hũ): Không chỉ phần thịt của lợn, các bộ phận lục phủ ngũ tạng cũng có những cấm kỵ riêng. Theo đó, gan lợn không nên ăn chung với đậu hũ vì sẽ làm cho bệnh của bạn lâu lành.
Thịt trâu, thịt bò: Theo Đông y thì thịt lợn có tính hàn, thịt bò có tính ôn nên chúng tương khắc với nhau, khi chế biến chung sẽ làm giảm thế mạnh của nhau làm cho giá trị dinh dưỡng của hai loại thịt đều bị giảm đi đáng kể.
Ngoài ra, thịt lợn cũng được khuyên không nấu chung với thịt trâu vì lâu dài dễ gây chứng sán dây, sán xơ mít. Do đó để đảm bảo hương vị của hai thực phẩm này, bạn nên nấu riêng từng loại để dễ chế biến và đảm bảo dinh dưỡng cũng như mùi vị hơn.
Thịt lợn đại kỵ thịt bò (Ảnh minh hoạ)
Đậu tương: Đậu tương là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng với 60 – 80% là phốt pho, nguyên tố này rất thích hợp khi kết hợp với protein (trong trứng) tuy nhiên nếu kết hợp đậu tương với các thực phẩm như thịt lợn, thịt cá thì hàm lượng phốt pho trong đậu tương có khả năng làm giảm giá trị dinh dưỡng của thịt lợn, đặc biệt là khi thịt càng nạc.
Không những thế, khi các thành phần này kết hợp với thịt nạc, cá và các loại thịt khác sẽ làm cho các khoáng chất như canxi, sắt, kẽm bị can thiệp, làm giảm sự hấp thụ những yếu tố này vào cơ thể.
Gan dê: Gan dê có tác dụng bổ gan, sáng mắt, trị can phong hư nhiệt. Tuy nhiên, đây là loại thực phẩm có mùi đặc biệt khi xào với thịt lợn sẽ khiến mùi vị món ăn càng khó chịu, kém hấp dẫn người dùng.
Chưa kể theo Đông y, gan dê có tính hàn lạnh, trong khi đó, thịt lợn có vị nóng. Thịt lợn ăn chung với gan dê sẽ dẫn đến tình trạng khí trệ, gây trướng đầy bụng, khó chịu và đau, có thể giảm nhẹ khi ợ hơi hoặc trung tiện. T.rẻ e.m càng không thích ngửi mùi vị này, nên tốt nhất không nên chế biến cùng hay ăn cùng trong một bữa ăn.
Óc, tủy lợn kỵ muối – rượu: Không nên nêm muối, vào món óc, tủy lợn vì sẽ ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của đàn ông. Do đó, khi làm món óc chần, bạn nhớ không thêm muối mà thay bằng gia vị khác.
Tương tự như với muối, óc, tủy lợn dùng chung với rượu ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh lý của nam giới. Do vậy, không nên dùng óc, tủy lợn làm món nhắm rượu.