Sau tai nạn, cô gái 19 t.uổi bị té vào thanh chống xe máy khiến vùng mông bị cắm chặt vào, phải vào viện cấp cứu ngày 30 Tết.
Sáng 13/2, Bác sĩ Phạm Thanh Phong, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ (BVĐKTWCT) cho biết, các bác sĩ BV vừa phẫu thuật thành công một trường hợp bị tai nạn rất hi hữu.
Trước đó vào khoảng 18 giờ ngày 11/2 (ngày 30 Tết), khoa Cấp cứu BV tiếp nhận một bệnh nhân nữ tên N.T.Y.N. (19 t.uổi, địa chỉ Phụng Hiệp, Hậu Giang) vào viện với một dị vật dính vào vùng mông là chân chống của xe gắn máy.
Bệnh nhân khai cách nhập viện 3 giờ đang lưu thông trên đường thì va chạm xe gắn máy khác. Cô bị té và bị chân chống của xe gắn máy đ.âm dính vào vùng mông.
Phát hiện sự việc, mọi người dùng máy cưa sắt cắt rời chân chống ra khỏi xe và để nguyên dị vật chuyển vào trạm y tế sơ cứu, sau đó chuyển đến BVĐKTWCT.
Tai nạn hi hữu xảy ra khiến cô gái phải cấp cứu trong tình trạng đau đớn vì dị vật.
Lúc nhập viện bệnh nhân đau nhiều vùng mông, sinh tồn ổn định. Qua thăm khám nhanh, bác sĩ xác định thanh kim loại đ.âm sâu vào vùng mông, nguy cơ tổn thương thần kinh ngồi.
Để xác định kích thước và một phần hướng đi của dị vật, bệnh nhân được chỉ định chụp X-quang khung chậu.
Ekip bác sĩ Trung tâm Chấn thương chỉnh hình và khoa Gây mê hồi sức đã tiến hành phẫu thuật trong 45 phút và lấy ra là thanh kim loại lớn hình chữ “L” là một phần của chân chống xe gắn máy, xung quanh bám nhiều đất cát.
Ảnh chụp X-quang thấy rõ chân chống cắm sâu vào trong khung chậu.
Thanh kim loại hình tròn, kích thước 2×16cm đ.âm sâu vào từ vùng mông bên phải, sát phần h.ậu m.ôn của bệnh nhân.
Hướng đi của dị vật làm rách nhiều cơ vùng mông, đứt các mạch m.áu nhỏ nuôi cơ vùng mông nên gây ra m.áu. Khoảng cách đầu của dị vật gần thần kinh ngồi, nếu dị vật đ.âm trúng thần kinh này sẽ làm bệnh nhân bị liệt chân cùng bên.
Để phẫu thuật, ekip phải mở rộng vết thương, cắt lọc lấy sạch dị vật, bơm rửa rất nhiều nước, khâu vết thương, đặt dẫn lưu.
“Trường hợp này do dị vật không dễ dàng lấy ra nên việc sơ cứu, để nguyên dị vật tới bệnh viện là quan trọng vì nếu cố lấy dị vậy thì vô tình sẽ làm tổn thương thêm các cấu trúc quan trọng khác ở vùng mông.
Đồng thời trường hợp này cần phải cắt lọc và bơm rửa thật nhiều nước có áp lực để đẩy trôi dị vật đất cát ra ngoài, phối hợp với kháng sinh liều cao từ lúc vào viện nhằm kiểm soát n.hiễm t.rùng vết thương” – bác sĩ trong ekip mổ chia sẻ.
Sau ca phẫu thuật thành công, sáng 13/2 bệnh nhân tỉnh, không sốt, vết mổ khô, đau ít, chi cử động bình thường. Dự kiến sau 5 ngày bệnh nhân được xuất viện.
Chân chống xe máy sau khi rút ra khỏi mông bệnh nhân.
Bác sĩ Huỳnh Thống Em, Giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình của BV chia sẻ, vết thương phần mềm là các tổn thương da, mô liên kết dưới da, mỡ, cân cơ.
Mối nguy cơ lớn nhất của vết thương phần mềm là nguy cơ n.hiễm t.rùng, và nguy cơ viêm dò về sau nếu xử trí ban đầu không hợp lý.
Bác sĩ hướng dẫn người dân khi sơ cứu vết thương phần mềm có dị vật không được rút dị vật mà quấn gạc/vải sạch quanh dị vật và băng cố định.
Kiểm tra lưu thông m.áu sau khi băng hay không, sau đó nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế.
“Đây là một tai nạn giao thông rất hi hữu, có thể làm tổn thương mạch m.áu, thần kinh, có thể gây biến chứng nguy hiểm làm liệt chân hoặc nặng nề hơn.
Để phòng tránh những tai nạn, khi tham gia giao thông, người đi xe mô tô, xe gắn máy phải tuân thủ luật giao thông đường bộ cho xe máy” – bác sĩ đưa ra lời khuyên.
Cứu 10 người bị nhồi m.áu cơ tim trong hai ngày
Các bác sĩ ở Cần Thơ đã chạy đua với tử thần để cứu 10 trường hợp nhồi m.áu cơ tim cấp bằng hình thức can thiệp mạch vành.
Ngày 16/12, bác sĩ Phạm Thanh Phong, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, cho biết khoa Tim mạch can thiệp của đơn vị đã cứu liên tiếp 10 bệnh nhân nhồi m.áu cơ tim cấp trong hai ngày 9 và 11/12. Hiện sức khỏe các bệnh nhân ổn định, chuẩn bị xuất viện.
Theo bác sĩ Phong, nhồi m.áu cơ tim là tình trạng tắc hoàn toàn một hoặc nhiều nhánh động mạch vành. Khi động mạch cung cấp m.áu nuôi tim bị tắc một cách đột ngột, tế bào cơ tim sẽ c.hết.
Bác sĩ kiểm tra một trong 10 bệnh nhân nhồi m.áu cơ tim được cấp cứu thành công. Ảnh: T.P.
Nhồi m.áu cơ tim là tình trạng khẩn cấp. Nguyên tắc chung khi cấp cứu trường hợp này là tái lập dòng m.áu c.hảy trong đoạn động mạch vành bị tắc càng sớm càng tốt. Điều này giúp cứu vãn tối đa phần cơ tim thoi thóp do thiếu m.áu nuôi dưỡng.
“Nhồi m.áu cơ tim là một trong những bệnh lý về tim gây nguy hiểm đến tính mạng, người bệnh mắc bệnh nên được điều trị càng sớm càng tốt. Kỹ thuật can thiệp mạch vành với bệnh nhân nhồi m.áu cơ tim có thể được coi là phương pháp hữu hiệu nhất hiện nay”, bác sĩ Phong chia sẻ.
Mối liên hệ giữa nhiệt độ không khí và nhồi m.áu cơ tim được chứng minh qua nhiều nghiên cứu trên thế giới. Khi nhiệt độ không khí giảm, nguy cơ nhồi m.áu cơ tim cấp tăng cao hơn.
“Về mùa lạnh, huyết áp thường tăng cao so với mùa hè khoảng 5 mmHg. Sự duy trì liên tục mức huyết áp này sẽ làm tăng 21% các biến chứng tim mạch. Với người có bệnh mạch vành, khi trời lạnh, nhu cầu oxy cho cơ tim tăng hơn. Vì thế, nguy cơ cao xuất hiện dấu hiệu của các bệnh mạch vành như đau ngực, nhồi m.áu cơ tim cấp”, bác sĩ Phong nói.
Bác sĩ đang can thiệp mạch vành cho bệnh nhân nhồi m.áu cơ tim. Ảnh: T.P.
Bác sĩ Phong khuyến cáo vào mùa lạnh, người dân cần được giữ ấm cơ thể, đặc biệt là người cao t.uổi hoặc có t.iền sử mắc các vấn đề tim mạch như tăng huyết áp, tiểu đường, mạch vành. Người dân cần tránh ra trời lạnh đột ngột vào buổi sáng, nhất là lúc mới ngủ dậy.
Người có bệnh lý tim mạch nên chú ý giữ gìn sức khỏe khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là khi trời lạnh và tuân thủ điều trị.
Với trẻ nhỏ mắc các bệnh tim bẩm sinh, thời tiết lạnh dễ làm bệnh nặng hơn. Ngoài ra, trời lạnh còn dễ khiến trẻ mắc các bệnh lý về hô hấp, như viêm họng, viêm đường hô hấp trên, viêm phổi. Các bé cần được giữ ấm cổ và cơ thể, quàng khăn, đeo khẩu trang và hạn chế ra ngoài trời lạnh, cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ. Khi trẻ có dấu hiệu của bệnh, cha mẹ cần đưa con đến thăm khám và điều trị tại các chuyên khoa về tim mạch.