Tiêu chảy là một trong những triệu chứng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt trong những ngày Tết, việc ăn nhiều món cùng lúc thường khuyến chúng ta dễ bị tiêu chảy do khó chịu đường tiêu hóa và vô cùng lo lắng về nó.
Trong những ngày Tết, dù dặn lòng đến mấy là không được ăn thứ này, thứ kia nhưng có lẽ chúng ta cũng khó có thể kìm lòng được trước những cám dỗ của các món ăn ngon và hấp dẫn. Việc ăn nhiều món ăn cùng lúc như vậy đôi khi sẽ khiến chúng ta dễ gặp phải triệu chứng tiêu chảy, gây ra sự khó chịu và phiền toái nhất định.
Thực chất, tiêu chảy là hiện tượng bình thường của cơ thể con người để đào thải chất độc ra ngoài, nhưng do chăm sóc không đúng cách nên xuất hiện nhiều triệu chứng khó chịu. Vì vậy, không lo bị tiêu chảy, đừng vội uống thuốc mà hãy chăm sóc tốt cho dạ dày và đường ruột, từ từ cơn khó chịu sẽ thuyên giảm.
4 cách đơn giản để chăm sóc đường tiêu hóa, thuyên giảm chứng tiêu chảy
1. Bổ sung nước kịp thời
Trong trường hợp tiêu chảy, không nên tự uống thuốc trị tiêu chảy mà phải tùy tình trạng bệnh mà lựa chọn đến bệnh viện để điều trị. Bất kể bạn có đến bệnh viện hay không, việc chăm sóc đầu tiên sau khi bị tiêu chảy là bổ sung chất điện giải cho cơ thể kịp thời. Vì tiêu chảy có thể khiến cơ thể mất một lượng lớn chất lỏng và chất điện giải, trong trường hợp nặng có thể gây mất nước, thậm chí có thể gây tổn thương thận, gây hậu quả nghiêm trọng.
Vì vậy, sau khi bị tiêu chảy cần bổ sung nước kịp thời, có thể ăn một số thức ăn dễ tiêu hóa như cháo gạo, cháo kê, bột yến mạch.
2. Kiên nhẫn chờ đợi
Trong trường hợp bình thường, tiêu chảy xảy ra do ăn uống không đúng cách, gây khó chịu đường tiêu hóa, thức ăn có vấn đề cần được thải ra ngoài kịp thời. Lúc này nhất thiết phải kiên nhẫn chờ đợi cho bao tử, ruột sạch hết tạp chất.
Cần lưu ý lúc này không nên ăn cùng thức ăn và thuốc acidophilus, pectin và các loại thực phẩm khác để không làm chậm quá trình hồi phục của bệnh. Miễn là nó không phải là tiêu chảy nghiêm trọng, hầu hết chúng có thể phục hồi sau khi các tạp chất được thải ra ngoài. Nếu tình trạng nghiêm trọng, hãy đến ngay bệnh viện để điều trị và nhờ sự trợ giúp của bác sĩ.
3. Chế độ ăn nhẹ
Trong trường hợp bị tiêu chảy, tránh ăn thức ăn gây kích thích, tốt nhất nên ăn nhạt, có thể ăn một số thức ăn dễ tiêu hóa như súp gà, ngũ cốc, cháo kê… không những có tác dụng bổ sung lượng chất đã mất nước mà còn bổ sung hiệu quả cho cơ thể các chất dinh dưỡng cần thiết để thúc đẩy quá trình phục hồi cơ thể.
Sau khi tình trạng tiêu chảy đã được cải thiện, hãy ăn dần cơm và các loại rau củ dễ tiêu để giúp cơ thể bổ sung năng lượng và tăng tốc độ phục hồi của cơ thể.
4. Chú ý vệ sinh
Tiêu chảy phần lớn là do ăn uống hoặc tiếp xúc với thức ăn không đảm bảo vệ sinh, do đó, bạn phải chú ý vệ sinh trong giai đoạn hồi phục. Đặc biệt chú ý vệ sinh sạch sẽ thực phẩm, đồ dùng, rau củ quả khi ăn phải ngâm rửa sạch trước, nấu chín kỹ để đảm bảo chín đều.
Trong sinh hoạt hàng ngày nên rửa tay thường xuyên và giảm tiếp xúc với các vật dụng không sạch sẽ để giảm các kích thích bên ngoài, đảm bảo cơ thể phục hồi bình thường.
2 loại thực phẩm có thể ăn khi bị tiêu chảy
1. Các loại mì không chiên (mì gạo, bún, phở)
Trong trường hợp bị tiêu chảy, tốt nhất bạn nên ăn một ít mì không chiên được nấu chín. Ngoài ra có thể uống một ít nước phở để giúp cơ thể bổ sung nước.
Mì không chiên chủ yếu là carbohydrate nên có thể giúp cơ thể bổ sung năng lượng và giảm mệt mỏi do tiêu chảy.
2. Thức ăn thịt và trứng
Khi bị tiêu chảy, bạn nên ăn một số thực phẩm thịt, trứng để bổ sung lượng protein cần thiết cho cơ thể, tuy nhiền nên sử dụng thịt luộc, trứng không nên chiên để dễ tiêu hóa.
Bằng cách ăn thịt và trứng, nó có thể giúp cơ thể con người phục hồi và giảm tiêu chảy.
Thuốc trị tiêu chảy do ngộ độc thực phẩm: Dùng sai hại thân
Rất nhiều người khi bị tiêu chảy do ngộ độc thực phẩm đã vội vàng mua thuốc cầm tiêu chảy về uống. Điều này sẽ không có lợi mà còn làm cho tình trạng trở nên trầm trọng, phức tạp hơn. Vậy dùng thuốc thế nào cho đúng?
Bù nước và chất điện giải
Do tiêu chảy cấp gây mất nước và chất điện giải, cho nên trong điều trị (đặc biệt đối với t.rẻ e.m và người cao t.uổi), vấn đề hàng đầu được đặt ra là bù nước và chất điện giải. Có thể dùng oresol, pha với tỷ lệ theo hướng dẫn của nhà sản xuất được ghi trên bao bì của sản phẩm. Lưu ý trong quá tình pha không được ước lượng, vì dung dịch đậm đặc hay loãng quá đều không có lợi cho người dùng.
Trong nhiều trường hợp tiêu chảy do ngộ độc thực phẩm chỉ cần bù nước và chất điện giải là đã cầm được đi lỏng và có thể khỏi.
Trong trường hợp mất nước nặng, bệnh nhân cần được cấp cứu truyền dịch (việc truyền dịch phải được thực hiện tại cơ sở y tế do các thày thuốc trực tiếp chỉ định).
Cách tạo dung dịch bù nước tại nhà.
Dùng thuốc như thế nào?
Tiêu chảy trong ngộ độc thực phẩm là một phản ứng có lợi của cơ thể để tống chất độc ra ngoài, vì vậy việc dùng ngay thuốc cầm tiêu chảy khi có dấu hiệu tiêu chảy là không có lợi.
Tuy nhiên, tác dụng của phản ứng bảo vệ này chỉ có lợi ở thời điểm đầu. Khi tiêu chảy không khu trú, kéo dài cần dùng đến thuốc cầm tiêu chảy như:
Loperamid: Đây là thuốc có sẵn và dễ mua ở các nhà thuốc, có tác dụng làm giảm nhu động ruột, giảm tiết dịch đường tiêu hóa, và tăng trương lực cơ thắt h.ậu m.ôn. Thuốc còn có tác dụng kéo dài thời gian vận chuyển qua ruột, tăng vận chuyển dịch và chất điện giải qua niêm mạc ruột, do đó làm giảm sự mất nước và điện giải, giảm lượng phân và giảm số lần đi ngoài.
Loperamid sử dụng trong điều trị ngộ độc thực phẩm chỉ là một thuốc điều trị triệu chứng mà không làm hết căn nguyên gây bệnh. Ngừng thuốc nếu không thấy có kết quả trong vòng 48 giờ. Cần theo dõi nhu động ruột và lượng phân, nhiệt độ cơ thể và theo dõi trướng bụng.
Cần lưu ý, đối với những người bị hội chứng lỵ, bụng trướng, mẫn cảm với loperamid, hoặc khi cần tránh ức chế nhu động ruột, có tổn thương gan, viêm đại tràng nặng, viêm đại tràng màng giả (có thể gây đại tràng to nhiễm độc) không được sử dụng thuốc này.
Hầu hết các tác dụng phụ thường gặp là phản ứng ở đường tiêu hóa khi dùng thuốc này. Thường gặp như táo bón, đau bụng, buồn nôn, nôn, trướng bụng, khô miệng; hoặc mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu. Các tác dụng phụ trên hệ thần kinh trung ương như ngủ gật, trầm cảm, hôn mê, thường hay gặp với t.rẻ e.m dưới 6 tháng t.uổi. Vì vậy loperamid không được dùng trong điều trị tiêu chảy cho trẻ nhỏ.
Nhóm hấp phụ (attapulgite,than hoạt): Các chất hấp phụ là chất trơ về mặt hóa học và có cấu trúc đặc biệt có khả năng hút giữ vi khuẩn, độc tố vi khuẩn, siêu vi, khí sinh ra trong ống tiêu hóa là những thứ làm kích thích niêm mạc và sau đó được thải ra ngoài kéo theo các chất mà nó hút giữ. Chất hấp phụ không hòa tan và không hấp thụ nên dùng tương đối an toàn… nên thích hợp điều trị tiêu chảy có kèm trướng bụng và do đường tiêu hóa bị nhiễm độc (ngộ độc thức ăn, nhiễm khuẩn).
Attapulgite có tác dụng bao phủ mạnh, bảo vệ niêm mạc ruột bằng cách trải thành một màng đồng đều trên khắp bề mặt niêm mạc. Atapulgit được giả định là hấp phụ nhiều vi khuẩn, độc tố và làm giảm mất nước. Mặc dù atapulgit có thể làm thay đổi độ đặc và vẻ ngoài của phân, nhưng không có bằng chứng xác thực là thuốc này ngăn chặn được sự mất nước và điện giải trong tiêu chảy cấp.
Không dùng thuốc này trong điều trị tiêu chảy cấp ở t.rẻ e.m. Không dùng thuốc quá 2 ngày, hoặc khi tiêu chảy kèm sốt, tiêu chảy phân có m.áu và chất nhầy, sốt cao. Nếu sau khi sử dụng quá 2 ngày vẫn tiêu chảy, cần hỏi ý kiến bác sĩ điều trị. Không dùng cho t.rẻ e.m dưới 6 t.uổi trừ trường hợp có sự theo dõi của bác sĩ, vì nguy cơ mất nước do tiêu chảy.
Đối với than hoạt giúp hấp thụ vi khuẩn, độc tố vi khuẩn để loại ra ngoài khi bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn. Đặc biệt, than hoạt giúp làm đặc phân, cải thiện tình trạng tiêu lỏng ra nước. Để trị tiêu chảy, than hoạt thường được phối hợp với dược chất khác, thí dụ như thuốc sát khuẩn đường ruột để điều trị tiêu chảy cấp do nhiễm độc khuẩn thức ăn là loại ngộ độc thực phẩm hay xảy ra ở nước ta.
Khi sử dụng thuốc là chất hấp phụ cần lưu ý, chỉ sử dụng thuốc này trước hoặc sau khi uống các loại thuốc điều trị khác cần sự hấp thu vào m.áu ít nhất 2 giờ, bởi vì chất hấp phụ không được hấp thu sẽ cản trở sự hấp thu của thuốc uống cùng với nó.
Chỉ dùng các loại thuốc đặc hiệu khi đã xác định được nguyên nhân gây tiêu chảy. Ví dụ, tiêu chảy do ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn (thường gặp như Salmonella hay E.coli gây ra) sẽ dùng kháng sinh, nhiễm ký sinh trùng dùng thuốc trị ký sinh trùng (như bị lỵ amip dùng metronidazol.)… Muốn sử dụng các thuốc đặc hiệu này phải có sự chẩn đoán của bác sĩ và việc dùng thuốc phải tuân theo sự chỉ định, chứ người bệnh không thể tự ý hay tùy tiện dùng.