Những loại cây dưới đây có ý nghĩa và công dụng nhất định, nhưng nó sẽ cực độc nếu vô tình nuốt phải.
Hoa trạng nguyên
Ảnh minh họa
Cây trạng nguyên thường được bày trong những ngày đầu năm mới với ý nghĩa đem lại may mắn, thành công trên con đường học hành, công danh… Tuy nhiên, đa số mọi người không biết loài cây này có độc. Mủ của cây trạng nguyên nếu tiếp xúc với da có thể gây dị ứng, nhẹ thì sưng đỏ, nặng thì l.ở l.oét. Nếu ăn nhầm phải thân, lá cây trạng nguyên có thể dẫn tới tình trạng đau bụng, nôn mửa, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Cây kim t.iền
Trong cuống và lá cây kim t.iền chứa tinh thể canxi oxalat. Chất này có tác dụng hút khí độc trong không khí nhưng lại gây hại cho sức khỏe con người như gây kích thích các vùng da nhạy cảm, niêm mạc lưỡi, môi, màng nhầy cổ họng hoặc vùng kết mạc mắt. T.rẻ e.m đùa nghịch ăn phải lá của cây kim t.iền hoặc sơ ý làm nhựa dính lên da, niêm mạc có thể gây ngứa, nóng rát trong miệng dẫn đến sưng viêm, ngạt thở.
Cây vạn niên thanh
Cây vạn niên thanh có ý nghĩa là ngụ ý sung túc tốt đẹp, trong việc hôn nhân là cầu chúc như ý, trong lễ mừng thọ là để chúc sống lâu. Vạn niên thanh lá đẹp, màu sắc trang nhã, thích nghi và sinh trưởng tốt trong điều kiện khắc nghiệt.
Tuy nhiên, nếu nhai phải lá cây sẽ xuất hiện các triệu chứng ngứa, đau rát, nôn mửa, sùi bọt mép do tinh thể calcium oxalate trong tế bào cây. T.rẻ e.m nếu không may hái phải lá này hoặc ăn lá sẽ bị ngộ độc.
Cây hồng môn
Thân cây hồng môn chứa chất độc saponin và các tinh thể oxalat canxi. Các chất độc trong cây gây độc với tất cả các loài động vật có vú, nhai miếng lá có thể gây sưng ở miệng và kích ứng ở cổ họng. Lá hoặc bộ phận khác của cây đem sát vào da người gây phát ban và rộp mụn nước.
Cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ cùng họ với nha đam, nhưng lại có độc tính. Nếu chẳng may nuốt hoặc nhai cây lưỡi hổ, bạn sẽ có cảm giác buồn nôn và người nào nhạy cảm sẽ có kích ứng da. Vì vậy, đây là cây trang trí có tác dụng bên ngoài chứ không sử dụng như một liều thuốc uống hay dùng trực tiếp. Bạn nên lưu ý đối với nhà có trẻ nhỏ để tránh tình trạng trẻ bẻ lá và nuốt phải.
Cây lan ý
Ít ai biết được sự thật bên trong của loài hoa này. Các bộ phận của lan ý đều chứa chất độc gây nguy hiểm đến sức khỏe con người. Chất độc khi vào da sẽ gây cảm giác bỏng rát, nếu nuốt phải sẽ dẫn đến tình trạng buồn nôn, tiêu chảy, môi sưng… Đối với các loài động vật, nếu không phát hiện kịp thời, chất độc có thể khiến chúng bị biếng ăn, suy thận và dẫn đến t.ử v.ong.
Hoa thủy tiên
Trong năm mới, nhiều gia đình trang trí hoa thủy tiên trong nhà để mong muốn sự tốt lành, may mắn cho gia đình. Tuy nhiên, nếu vô tình ăn phải nó có thể nguy hiểm cho tính mạng, triệu chứng ban đầu là buồn nôn, tiêu chảy, co giật, rối loạn nhịp tim. Ngoài ra, bà bầu ngửi nhiều hoa thủy tiên cũng sẽ gây tiêu chảy, ảnh hưởng cho sức khỏe.
Hoa tú cầu
Hoa tú cầu là loại hoa được trồng làm cảnh khá phổ biến. Hoa và lá tú cầu chứa độc chất cyanogenic glycoside. Nếu ăn phải chất độc sẽ khiến bạn đau bụng trong vài giờ, tiêu chảy, ói mửa, thở gấp, sau đó, bạn sẽ toát mồ hôi, ngứa da và rơi vào trạng thái hôn mê. Vì vậy, nếu vô tình ăn phải loài hoa này thì cần được nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
Hoa thiên điểu
Thiên điểu là loại hoa rất được ưa chuộng, có cấu tạo rất độc đáo, gồm ba lá dài màu cam rực rỡ và ba cánh hoa màu lam ánh tím, bao phía dưới là tràng hoa màu lam sẫm. Tuy nhiên, loài hoa này lại chứa rất nhiều chất độc làm hại đường tiêu hóa. Khi tiếp xúc lâu với hoa, bạn sẽ cảm thấy khó chịu, chóng mặt, buồn nôn. Nếu chất độc khi đi vào cơ thể theo đường miệng sẽ gây hại cho đường ruột, gây tiêu chảy cho bệnh nhân.
Hoa tulip
Ảnh minh họa
Đây cũng là một loài hoa mang độc tính cao nên cần đề phòng nếu cho trẻ nhỏ cầm hoặc chơi với loài hoa này, nhất là củ của cây hoa tulip. Khi ăn phải chất độc này sẽ gây chóng mặt, buồn nôn. Nếu có người bị dính phải chất độc của cây, cần gọi cho cơ sở y tế gần đó nhất để xử lý và nhanh chóng đưa người bị ngộ độc đến nơi được chữa trị.
Hoa đỗ quyên ngủ đông
Ảnh minh họa
Tất cả các bộ phận của hoa đỗ quyên ngủ đông đều chứa chất độc. Độc tố trong cánh hoa đỗ quyên gồm andromedotoxin và arbutin glucoside. Loại hoa này được cảnh báo rất nguy hiểm vì tất cả các bộ phận. Triệu chứng đầu tiên khi bị ngộ độc hoa đỗ quyên là buồn nôn, mệt mỏi, khó thở, chảy nước dãi, ói mửa. Ngoài ra, người bị ngộ độc hoa còn có thể bị mất cân bằng, xây xẩm do chóng mặt. 100 – 225 gram lá đỗ quyên đủ để gây ngộ độc nặng cho t.rẻ e.m 25kg.
5 loại cây cảnh thích nghi trong căn hộ thiếu ánh sáng
Phần lớn cây cối đều cần ánh sáng để duy trì sự sống, may mắn thay thiên nhiên vẫn ưu đãi ban cho một số loài có thể thích nghi với ánh sáng yếu ớt.
Cây Lưỡi hổ..
Khi bạn là một người yêu thiên nhiên nhưng lại phải sống trong một không gian bị hạn chế ánh sáng và dường như không thể giữ cây xanh trong nhà của bạn thì quả là nỗi thất vọng lớn lao. Phần lớn cây cối đều cần ánh sáng để duy trì sự sống, may mắn thay thiên nhiên vẫn ưu đãi ban cho chúng ta một số loài có thể thích nghi với ánh sáng yếu ớt, chỉ có điều bạn có nhận biết được hay không.
Cách xác định dễ nhất là dựa vào điều kiện và đặc tính tự nhiên của cây, ví dụ như, xương rồng và những loại cây sa mạc khác chỉ phù hợp với những nơi có nắng thì những loại cây phát triển tốt dưới một tán cây khác, hoặc mọc thấp trong rừng, hoặc phát triển mạnh trong bóng râm là một ứng cử viên sáng giá cho bạn lựa chọn trồng trong căn hộ có ít ánh sáng. Dưới đây là một vài gợi ý để bạn lựa chọn:
1. Cây Lưỡi hổ
Đây là lựa chọn thích hợp nhất cho các góc tối trong căn hộ. Trông chúng như một tác phẩm điêu khắc có một chút sắc màu xanh lá và chả cần chăm sóc vẫn phát triển tươi tốt.
2. Cây Nhện
Đây là một loại cây trồng trong nhà rất phổ biến. Loại cây thú vị này mọc rất nhanh, khi cây phát triển từ cây mẹ mọc lên nhánh con, tỏa rộng như mạng nhện, điều đáng nói là chúng có thể phát triển mạnh trong điều kiện ánh sáng thấp mà vẫn có thể hút khí cacbonic và các khí độc khác. Nó còn có tên gọi khác là Lục thảo trổ hoặc cây Luyến khách.
3. Cây Kim t.iền
Là một loại cây bụi lá xanh mướt, có thể phát triển tốt ở nơi ánh sáng thấp, râm mát và không cần tưới thường xuyên. Loại cây cảnh này rất được ưa chuộng vì dễ trồng và tốt cho phong thủy bởi cái tên hút lộc. bạn nên tránh để nắng rọi trực tiếp vào cây sẽ gây cháy lá và nếu để trong phòng điều hòa thì phải giảm lượng nước tưới đáng kể, tránh bị thối rễ.
Cây Kim T.iền,
4. Cây Phát lộc
Cây phát lộc là loại cây rất phù hợp cho phòng mờ tối, để bàn và là biểu tượng cho phong thủy.
Cây phát lộc được cho rằng mang lại tài lộc và may mắn, đặc biệt khi bạn được tặng. Cây rất dễ sống và có thể phát triển ở cả đất và nước, thích nghi với đa dạng ánh sáng. Lưu ý là khác với cây Nhện, cây phát lộc không thích hợp ở phòng ngủ vì chúng không hút CO2. Khi thấy cây có lá màu vàng tức là bị dư ánh nắng và phân bón, nên đưa vào khu vực râm mát.
5. Cây Lan Ý
Được biết đến như một loại cây cải thiện chất lượng không khí trong nhà, Lan Ý là loại cây phát triển tốt ở môi trường thiếu ánh sáng và không cần tưới nhiều, tuy nhiên nên đặt cây ở gần cửa sổ hoặc cửa ra vào để cây phát triển tốt nhất.
Lan Ý có tác dụng hấp thu những khí độc có hại lơ lửng trong không khí sinh ra từ việc đốt cháy không hết những năng lượng hóa thạch và chất hữu cơ như Benzen, formandehyde… Nó cũng là một trong số ít loại cây cảnh có khả năng làm giảm thiểu tác hại của các tia tử ngoại và song điện từ có hại cho cơ thể. Cây còn tốt cho những người mất ngủ và mệt mỏi.