Bệnh viện Hoàn Mỹ ITO Đồng Nai vừa phẫu thuật chữa bệnh sa bàng quang, sa s.inh d.ục cho bà G.T.N., 76 t.uổi, ngụ xã Bình Minh, H.Trảng Bom.
BS Nguyễn Văn Truyện thăm khám cho bà G.T.N. sau ca phẫu thuật
Theo đó, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng có khối phồng to ở â.m đ.ạo, thành phần của khối phồng là bàng quang và tử cung bị sa ra ngoài ở cấp độ 4. Suốt 14 năm qua, bệnh nhân có cảm giác nặng tức ở â.m đ.ạo, â.m h.ộ, rất khó khăn trong việc đi vệ sinh. Ngoài ra, bà N. còn bị u nhầy tâm nhĩ trái, u xơ tử cung nên rất e ngại can thiệp phẫu thuật.
Qua thăm khám, tư vấn, bệnh nhân được BS Nguyễn Văn Truyện, Khoa Ngoại – sản – liên chuyên khoa thực hiện phẫu thuật. 1 ngày sau phẫu thuật, bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều.
BS Truyện cho biết, các bác sĩ đã áp dụng một trong những phương pháp điều trị phẫu thuật phổ biến nhất hiện nay là cắt tử cung đường â.m đ.ạo, đặt mảnh ghép tổng hợp điều trị sa tạng chậu và làm lại thành â.m đ.ạo – tầng sinh môn.
Phương pháp này có ưu điểm giúp bệnh nhân nhanh chóng bình phục, tỷ lệ tái phát rất thấp so với phương pháp cổ điển là cắt tử cung đường â.m đ.ạo, làm lại thành â.m đ.ạo – tầng sinh môn.
Bệnh sa bàng quang, sa s.inh d.ục dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng khiến người bệnh gặp rất nhiều phiền toái trong sinh hoạt. Bệnh thường xuất hiện ở phụ nữ lớn t.uổi, những phụ n.ữ s.inh sớm, sinh dày, sinh nhiều con, phụ nữ phải lao động chân tay, làm việc nặng nhọc.
Nhiều người có tâm lý e ngại, mặc cảm nên ngại nói cho người khác hoặc đi khám bệnh mà âm thầm chịu đựng khiến chất lượng cuộc sống ngày càng giảm sút. Do đó, nếu có các dấu hiệu của bệnh, người dân nên sớm đến cơ sở y tế có chuyên khoa để khám, điều trị.
Tán sỏi san hô phức tạp cho bệnh nhân
Bệnh viện Hoàn Mỹ ITO Đồng Nai vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật tán sỏi thận phải cho bệnh nhân T.V.U. (48 t.uổi, ngụ P.Hố Nai, TP.Biên Hòa).
BS CKII Nguyễn Văn Truyện thăm khám cho bệnh nhân sau ca phẫu thuật tán sỏi qua da. Ảnh: An Yên
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau âm ỉ ở vùng thắt lưng. Qua thăm khám, chụp chiếu, siêu âm, bác sĩ phát hiện bệnh nhân có sỏi san hô khiến thận phải ứ nước độ 2, thận trái ứ nước độ 1. Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật ngay để tránh nguy cơ bị suy thận.
BS CKII Nguyễn Văn Truyện, Khoa Ngoại – sản cho biết, sỏi san hô là dạng sỏi rất phức tạp. Trước đây, bác sĩ phải mổ hở một đường ngoài da dài từ 10-15cm, cắt cơ nhiều, đường rạch mở vào thận để lấy sỏi nên gây tổn thương chủ mô thận đáng kể, bệnh nhân chảy nhiều m.áu, nguy cơ thoát vị vết mổ cao, thời gian nằm viện dài ngày.
Hiện nay, với tiến bộ của y học, bác sĩ thực hiện kỹ thuật tán sỏi qua da bằng máy laser công suất cao với đường hầm vào thận nhỏ, chỉ 0,5-1cm, định vị sỏi bằng máy C-Arm và siêu âm, sau đó tán sỏi cho vỡ thành mảnh vụn rồi hút ra ngoài. Cũng qua đường hầm này, bác sĩ đặt một ống thông thận giúp việc chụp kiểm tra sau mổ. Nhờ đó mà người bệnh đỡ đau hơn, thời gian nằm viện rút ngắn và hồi phục sức khỏe nhanh.