90% người lớn bị t.iền tiểu đường mà không biết. Đây là tình trạng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2, cũng như bệnh tim và đột quỵ.
Đo đường huyết – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Vì bệnh tiểu đường loại 2 phổ biến ở nam giới hơn phụ nữ. Điều này đặc biệt rõ rệt ở độ t.uổi trung niên, lúc đó nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao gấp đôi.
Sau đây là những dấu hiệu lạ ở nam giới cảnh báo lượng đường trong m.áu đang bắt đầu tăng, theo The Healthy.
1. Rối loạn chức năng cương
Do tổn thương dây thần kinh và động mạch gây ra bởi lượng đường trong m.áu cao liên tục, bệnh tiểu đường có thể làm tăng gấp 3 lần tình trạng khó nói này.
Một nghiên cứu trên Tạp chí Nghiên cứu Y khoa Quốc tế cho thấy 89% nam giới bị t.iền tiểu đường hoặc tiểu đường, cũng bị rối l.oạn c.ương d.ương.
Tiến sĩ Margaret Eckert-Norton, chuyên gia dinh dưỡng, phó giáo sư tại Đại học St. Joseph, New York (Mỹ), cho biết: “Nam giới sẽ nhận thấy có điều gì đó không ổn ngay lập tức và tìm kiếm sự giúp đỡ. Có những phương pháp điều trị hiệu quả cho cả bệnh tiểu đường và rối l.oạn c.ương d.ương. Đừng ngần ngại đi kiểm tra”.
2. Nhiễm nấm
Đây là một trong những dấu hiệu của bệnh tiểu đường ở nam giới mà bạn có thể không nghĩ đến. Lượng đường trong m.áu cao hơn thúc đẩy sự phát triển của nấm men và n.hiễm t.rùng.
Tiến sĩ Eckert-Norton lưu ý rằng nam giới có thể bị nhiễm nấm dưới b.ao q.uy đ.ầu của “cậu bé”, đặc biệt nếu chưa cắt b.ao q.uy đ.ầu, theo The Healthy.
3. Đi tiểu thường xuyên
Đi tiểu thường xuyên thực sự là một dấu hiệu của bệnh tiểu đường.
Dấu hiệu rõ nhất là tiểu đêm nhiều, cứ phải thức dậy sau mỗi vài giờ để đi tiểu.
Tiến sĩ Eckert-Norton cho biết điều này cũng có thể do phì đại tuyến t.iền liệt. Nên nam giới thường chỉ kiểm tra tuyến t.iền liệt mà không hề nghĩ đến bệnh tiểu đường.
4. Mệt mỏi
Nguyên nhân chủ yếu là do lượng đường giữ lại trong m.áu mà không vào được tế bào để cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Bệnh nhân tiểu đường thường cảm thấy mệt mỏi từ 1 năm trước khi phát bệnh.
Nếu đột nhiên bị mệt mỏi không có lý do, hãy đi kiểm tra.
5. Tăng cân
Mặc dù nghiên cứu trên tạp chí BMJ Open cho thấy nam giới có xu hướng tăng cân ít hơn phụ nữ bị mắc bệnh tiểu đường. Nhưng, ngay cả tăng cân ít cũng nên chú ý. Khi lượng đường trong m.áu không bình thường, người bệnh dễ cảm thấy thèm ăn, có thể ảnh hưởng đến cân nặng.
6. Đau ngực khi vận động
Đừng nghĩ đau ngực chỉ là bệnh tim, mà các vấn đề về trao đổi chất liên quan đến t.iền tiểu đường, như huyết áp cao, dẫn đến nguy cơ mắc các vấn đề như đau ngực hoặc thiếu m.áu cục bộ cao hơn – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Đừng nghĩ đau ngực chỉ là bệnh tim, mà các vấn đề về trao đổi chất liên quan đến t.iền tiểu đường, như huyết áp cao, dẫn đến nguy cơ mắc các vấn đề như đau ngực hoặc thiếu m.áu cục bộ cao hơn. Nên biết rằng một số cơn đau ở ngực không liên quan gì đến tim.
7. X.uất t.inh sớm
Cùng với các vấn đề t.ình d.ục như rối loạn chức năng cương, t.iền tiểu đường – dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2 cũng có liên quan đến x.uất t.inh sớm.
Đây có thể là một trong những dấu hiệu của bệnh tiểu đường ở nam giới.
Trong một nghiên cứu được đăng trên tạp chí European Urology , 23% bệnh nhân tiểu đường cũng bị x.uất t.inh sớm và 5% bị x.uất t.inh muộn.
8. Không có triệu chứng
Điều này thật đáng sợ! Vì đặc biệt trong giai đoạn t.iền tiểu đường, người bệnh có thể không có triệu chứng trong nhiều năm, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, theo The Healthy.
Người bệnh có thể gặp vấn đề về đường huyết trong 6 – 7 năm trước khi phát bệnh. Đó là một tiến trình rất chậm, tiến sĩ Eckert-Norton nói.
Trong một nghiên cứu, chỉ 6% bác sĩ có thể xác định chính xác tất cả các yếu tố nguy cơ bệnh tiểu đường để đề nghị bệnh nhân đi khám sàng lọc.
Khi nào cần đi khám?
Nếu gặp bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh tiểu đường kể trên, hãy đi khám ngay lập tức.
Khi một người bị t.iền tiểu đường, mức đường huyết lúc đói tăng lên, nhưng chưa đủ cao để đ.ánh giá là bệnh tiểu đường hoàn toàn.
Nhưng điều quan trọng là những thay đổi này đều có thể dẫn đến bệnh tim, tiến sĩ Eckert-Norton nói.
Nam giới mắc bệnh tim sớm hơn phụ nữ, vì vậy nên đi khám sức khỏe định kỳ và tầm soát, đặc biệt nếu có t.iền sử gia đình bị tăng huyết áp, bệnh tim hoặc tiểu đường, theo The Healthy.
Món ăn dễ tìm giúp chống lại bệnh tiểu đường
Một nghiên cứu đã cho thấy, ăn hành tím có thể làm giảm lượng đường trong m.áu.
Trong hành tím có chứa nhiều dưỡng chất như vitamin B6, vitamin BC, chromium, canxi chất xơ,… tốt cho sức khỏe.
Ăn hành tím có thể làm giảm lượng đường trong m.áu. Ảnh: NV
Thường xuyên ăn hành tím có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong m.áu, điều này rất quan trọng đối với những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 hoặc t.iền tiểu đường.
Theo một nghiên cứu nhỏ được công bố trên tạp chí Environmental Health Insights cho thấy, ăn hành tím tươi sẽ làm giảm lượng đường trong m.áu lúc đói ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Ngoài ra, có bằng chứng cho thấy hợp chất quercetin có trong hành tím có thể tương tác với các tế bào trong ruột non, tuyến tụy và gan, điều này có thể hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong m.áu trong cơ thể, theo Eatthis .
Bên cạnh đó, ăn hành tím còn giúp giảm cholesterol. Hợp chất quercetin trong hành tím còn có thể giúp ngăn ngừa xơ cứng động mạch bằng cách loại bỏ hình thành mảng bám và làm giảm nguy cơ đau tim.