Ngày 27.4, Bệnh viện Đà Nẵng cho biết các bác sĩ vừa tiếp nhận và cấp cứu một trường hợp đột quỵ, xuất huyết não sau 5 ngày uống một loại thuốc được cho là “thần dược” ngừa đột quỵ có tên An cung ngưu hoàng hoàn.
Hình ảnh phim CTscan sọ não của BN M. cho thấy các vị trí (mũi tên) bị xuất huyết trong não – ẢNH: ĐẶNG SƠN
Thông tin từ Khoa Đột quỵ, Bệnh viện (BV) Đà Nẵng cho biết, một nữ bệnh nhân (BN) là N.T.M (65 t.uổi, ngụ Q.Hải Châu, Đà Nẵng) nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đầu, choáng váng nặng… Trước đó, BN có t.iền sử bị đột quỵ nhồi m.áu não, tăng huyết áp, đang được các bác sĩ theo dõi và điều trị ổn định bằng thuốc.
Vài ngày trước, BN được người quen giới thiệu và khuyên dùng “thần dược” ngừa đột quỵ An cung ngưu hoàng hoàn. Khi BN dùng thuốc đến ngày thứ 3 thì bắt đầu có biểu hiện đau đầu, choáng váng. BN vẫn tự ý dùng thuốc ở nhà đến ngày thứ 5 thì tình trạng đau đầu, choáng váng diễn biến nặng nên được người nhà đưa tới Khoa Cấp cứu (BV Đà Nẵng).
Bác sĩ CKII Dương Quang Hải, Phó trưởng Khoa Đột quỵ (BV Đà Nẵng), cho biết qua khảo sát hình ảnh CTscan sọ não, bác sĩ ghi nhận hình ảnh xuất huyết não và màng não ở thùy thái dương bên phải. Ngay lập tức, BN được chuyển đến điều trị tích cực tại Khoa Đột quỵ.
Theo bác sĩ Hải, việc xảy ra biến cố xuất huyết não khiến cho một số thuốc cần thiết dùng cho việc phòng ngừa đột quỵ tái phát của BN M. phải dừng lại, làm tăng nguy cơ bị đột quỵ tái phát, gây khó khăn trong quá trình phối hợp điều trị cho người bệnh.
“Bệnh nhân này vốn có một mạch m.áu não bị hẹp khá nặng, phải dùng thuốc phòng ngừa khả năng tắc mạch m.áu. Khi bệnh nhân tự ý dùng thêm An cung ngưu hoàng hoàn đã dẫn đến xuất huyết não”, bác sĩ Hải cho biết thêm.
Cảnh báo nguy hiểm tính mạng khi tự ý dùng An cung ngưu hoàng hoàn
Khoa Đột quỵ (BV Đà Nẵng) cho biết BN M. là một trong nhiều trường hợp xuất huyết não sau khi sử dụng An cung ngưu hoàng hoàn, được cấp cứu và điều trị tại BV Đà Nẵng trong nhiều năm qua. Nguyên nhân được xác định chính là sản phẩm này có hoạt tính chống đông m.áu, dễ gây xuất huyết. Đối với một số trường hợp, do cơ địa, sẽ dẫn đến xuất huyết não…
Cụ thể, đột quỵ có 2 thể khác nhau, là thể đột quỵ thiếu m.áu não xảy ra khi mạch m.áu cung cấp cho não bị tắc bởi cục m.áu đông, huyết khối, hẹp do xơ vữa động mạch; và đột quỵ do xuất huyết não xảy ra khi mạch m.áu bị vỡ, m.áu c.hảy vào trong não hoặc xung quanh não. Với thể xuất huyết não thì tuyệt đối không được dùng An cung ngưu hoàng hoàn bởi sẽ làm cho tình trạng xuất huyết của BN trầm trọng hơn.
Trước đó, các bác sĩ chuyên khoa đột quỵ tại BV Đà Nẵng cũng đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo BN việc An cung ngưu hoàng hoàn gây dễ xuất huyết. Trường hợp BN bị đột quỵ do xuất huyết não, nhồi m.áu não diện rộng hoặc có tình trạng rối loạn đông m.áu, thì việc sử dụng an cung ngưu hoàng hoàn không những không có tác dụng điều trị mà còn khiến tình trạng bệnh càng thêm trầm trọng, thậm chí có thể diễn tiến nặng nguy kịch đến tính mạng.
Theo bác sĩ Hải, việc sử dụng An cung ngưu hoàng hoàn đã được truyền miệng trong cộng đồng và công dụng của sản phẩm này đã bị thổi phồng. Trên thị trường hiện nay tồn tại rất nhiều loại An cung ngưu hoàng hoàn trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
“Trên thực tế, đã có không ít trường hợp BN ghi nhận bị nhiễm độc thạch tín, thủy ngân sau khi sử dụng An cung ngưu hoàng hoàn. Việc gây xuất huyết là có, trong khi đó tác dụng thông mạch m.áu thì không có nghiên cứu rõ ràng. Không có bất cứ bằng chứng nghiên cứu lâm sàng có giá trị nào chứng minh An cung ngưu hoàng hoàn có tác dụng trong việc điều trị hay phòng ngừa đột quỵ”, bác sĩ Hải nói.
Bác sĩ CKII Nguyễn Thành Trung, Phó giám đốc BV Đà Nẵng, Trưởng khoa Đột quỵ (BV Đà Nẵng), cũng thông tin thêm, hiệp hội chuyên ngành đột quỵ ở Việt Nam cũng như thế giới hiện cũng không có bất cứ khuyến cáo nào về loại thuốc này trong các phác đồ, hướng dẫn điều trị BN đột quỵ.
“BN đột quỵ phải đến bệnh viện có chuyên khoa đột quỵ để xử lý tắc mạch m.áu, hút phần m.áu đông gây ách tắc, hoặc xử lý xuất huyết não. Không nên tự ý dùng các loại “thần dược” truyền miệng để điều trị. Khi vùng não, tế bào não bị tổn thương quá thời gian vàng để cấp cứu, điều trị thì không thể hổi phục được nữa”, bác sĩ Trung khuyến cáo.
Cấp cứu kịp thời sản phụ bị dị dạng mạch m.áu não hiếm gặp
Ngày 14-4, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM thông tin, vừa cấp cứu và điều trị thành công cho một sản phụ bị dị dạng mạch m.áu ở vị trí thân não rất hiếm gặp với tỷ lệ chỉ 1/3.000.
ThS-BS Đặng Lê Phương khám cho người bệnh
Sản phụ nhập viện trong tình trạng sức khỏe nguy kịch, xuất huyết não dẫn đến đột quỵ, hôn mê sâu. Trước tình huống nguy cấp, nhờ sự phối hợp liên chuyên khoa chặt chẽ và nhịp nhàng, các bác sĩ đã thành công trong việc cứu sống cả sản phụ lẫn thai nhi.
Đó là trường hợp sản phụ Nguyễn Ngọc H. (30 t.uổi, ngụ tại TPHCM) được chuyển đến cấp cứu tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM trong tình trạng hôn mê, mất ý thức.
Thời điểm nhập viện, chị H. đang mang thai ở tuần thứ 34, trong lúc dùng bữa tối thì đột nhiên bị méo và tê mặt, nuốt sặc, yếu liệt nửa người rồi hôn mê sâu.
Tại khoa Cấp cứu Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, sau khi tiến hành cấp cứu và thực hiện các xét nghiệm cần thiết, các bác sĩ đã hội chẩn và cho biết sản phụ bị xuất huyết giai đoạn cấp ở mặt sau bán phần trái cuống não, dẫn đến đột quỵ.
Theo ThS BS. Đặng Lê Phương, Khoa Ngoại Thần kinh Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, đây là tình trạng dị dạng mạch m.áu dạng hang rất hiếm gặp, phần thân não của sản phụ bị tổn hại, xuất huyết nặng dẫn đến hôn mê, ảnh hưởng lớn đến hệ hô hấp và tuần hoàn.
“Trường hợp này vô cùng nguy hiểm, có nguy cơ t.ử v.ong cao nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, vì đường dẫn truyền cảm giác và vận động đi ngang vùng thân não này, do đó việc phẫu thuật cho người bệnh đòi hỏi kỹ thuật và sự cẩn trọng cao vì có nguy cơ bị liệt hoặc mất cảm giác sau mổ.” – ThS BS. Đặng Lê Phương cho hay.
Tại phòng Cấp cứu, sản phụ được đặt nội khí quản, tiến hành thở máy và chụp CT não bộ. Sau khi hội chẩn liên chuyên khoa xác định tình trạng sản phụ có thể diễn tiến nặng bất cứ lúc nào, các bác sĩ quyết định mổ lấy thai để cứu con trước.
ThS-BS Phạm Thị Loan, Khoa Phụ sản – người trực tiếp mổ bắt con cho sản phụ cho biết, ngay lập tức, ê-kíp Sản khoa, Gây mê hồi sức và Sơ sinh đã nhanh chóng chuẩn bị và thực hiện mổ bắt con cho sản phụ. Song song đó, ê-kíp Ngoại Thần kinh được chuẩn bị sẵn sàng ngay bên cạnh phòng mổ để có thể kịp thời can thiệp trong trường hợp tình trạng sản phụ chuyển biến xấu.
Khi bé cất tiếng khóc chào đời, chúng tôi đã thở phào nhẹ nhõm. Bé nặng 2,2 kg, do sinh non tháng, phổi chưa trưởng thành nên được ê-kíp Sơ sinh hồi sức, sau đó chuyển đến chăm sóc tại khoa Sơ sinh. Ca mổ sinh diễn ra thành công sau 30 phút, sản phụ không bị mất m.áu nhiều.
Ngay sau ca mổ bắt con, sản phụ được chuyển đến Đơn vị Hồi sức Ngoại thần kinh để ổn định huyết áp, thở máy và theo dõi diễn tiến sức khỏe, chuẩn bị phẫu thuật lấy dị dạng mạch m.áu. Tại đây, người bệnh được siêu âm kiểm tra ứ dịch lòng tử cung.
Sau 6 ngày, người bệnh có thể tự thở trong tình trạng sức khỏe ổn định, các bác sĩ mới tiến hành phẫu thuật. Với kỹ thuật theo dõi điện sinh lý thần kinh trong mổ, đường dẫn truyền cảm giác và vận động của người bệnh được theo dõi liên tục, ca phẫu thuật diễn ra thuận lợi. Sau phẫu thuật, người bệnh hồi phục tốt.
Hiện sức khỏe của cả mẹ và bé đều ổn định, được xuất viện.
TS-BS Nguyễn Minh Anh, Trưởng khoa Ngoại Thần kinh Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM khuyến cáo, dị dạng mạch m.áu xuất hiện ở vị trí thân não như trường hợp sản phụ H. rất hiếm gặp. Bệnh không có nguyên nhân cụ thể, vì vậy các sản phụ nên khám sức khỏe tổng quát và khám thai định kỳ.
Bên cạnh đó, ngay khi có các dấu hiệu như giảm tri giác, động kinh, đột ngột nhìn đôi, giảm thị lực, méo mặt, nuốt sặc, tê yếu chi hoặc đau đầu đột ngột dữ dội, không giảm hoặc tăng dần theo thời gian cần ngay lập tức đưa người bệnh đến các bệnh viện gần nhất để được cấp cứu. Đây là các triệu chứng của đột quỵ, nếu không can thiệp và xử lý kịp thời sẽ để lại hậu quả nặng nề.