Đã có một số nghiên cứu ở nước ngoài cho thấy, sau khi mắc COVID-19, nam giới “kém sung mãn” và “lười yêu” hơn.
Từ sau dịch COVID-19, khoa Phẫu thuật thận tiết niệu – Nam học, Bệnh viện E, thường xuyên tiếp nhận các bệnh nhân đến khám và tư vấn về tình trạng cương kém, không cương được, giảm ham muốn, hay “quên mất nhiệm vụ của người đàn ông”.
TS.BS Nguyễn Đình Liên, Trưởng khoa Phẫu thuật thận tiết niệu – Nam học, Bệnh viện E, nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu trên chủ yếu là từ áp lực kinh tế gây ảnh hưởng tâm lý, hậu quả sau mắc COVID-19 khiến sức khỏe suy giảm. Trong đó, tổn thương do COVID-19 gây ra với hệ hô hấp, tim mạch, t.inh h.oàn… khiến nam giới mệt mỏi, suy giảm ham muốn, suy giảm hormone nam giới cả về chất lượng và số lượng.
Tổn thương do COVID-19 gây ra với hệ hô hấp, tim mạch, t.inh h.oàn… khiến nam giới mệt mỏi, suy giảm ham muốn. (Ảnh minh họa)
“So với thời điểm trước đại dịch COVID-19, số lượng bệnh nhân đến khám nam khoa ngày càng tăng, với các rối loạn do COVID-19 gây ra. Nhiều trường hợp được bạn gái, vợ động viên đi khám. Người bệnh thường gặp các vấn đề về rối loạn cương, x.uất t.inh sớm, chậm con – hiếm muộn, các bệnh lây qua đường tình dịch, rối loạn tiểu tiện do u tuyến t.iền liệt…”, TS.BS Nguyễn Đình Liên cho biết.
Sinh lý nam là vấn đề không phải người đàn ông nào cũng dễ dàng và cởi mở chia sẻ với bạn đời, bạn gái mình. Nam giới chưa được trang bị kiến thức đầy đủ về t.ình d.ục, sinh lý… nên dẫn đến tâm lý ngại đi khám. Theo TS.BS Nguyễn Đình Liên, điều này khiến người đàn ông dễ tự ti, thiếu tự tin khi có các biểu hiện bất thường về tình trạng cương cứng, x.uất t.inh, viêm nhiễm… Tâm lý này khiến nhiều người tự chữa theo quảng cáo hay tự mua thuốc ở hiệu thuốc. Khi không có hiệu quả mới tìm tới bác sĩ, mới tới bệnh viện.
“Có trường hợp bệnh nhân là n.am s.inh viên khi quan hệ với bạn gái thì xuất hiện tiểu buốt và x.uất t.inh sớm nhưng không đi khám và ra hiệu thuốc mua thuốc uống. Đến khi phải vào bệnh viện khám, chúng tôi tìm ra nguyên nhân là do bị hẹp b.ao q.uy đ.ầu và thiếu kinh nghiệm về sức khỏe t.ình d.ục… Sau khi được tư vấn, điều trị, cụ thể là sử dụng thuốc để chữa hết viêm nhiễm, cắt b.ao q.uy đ.ầu và được tư vấn đề sức khỏe t.ình d.ục, sức khỏe nam khoa, người bệnh đã trở về bình thường”, TS.BS Nguyễn Đình Liên nói.
TS.BS Nguyễn Đình Liên khuyến cáo, để đảm bảo sức khỏe nam khoa và t.ình d.ục an toàn, cần đẩy mạnh giáo dục sức khỏe giới tính tại học đường, với nội dung phù hợp từng độ t.uổi học sinh. Với riêng nam khoa, khuyến khích nam giới khám sức khỏe định kỳ ở cơ quan, công sở. Nâng cao kiến thức về t.ình d.ục an toàn, sức khỏe sinh sản cho các đối tượng trẻ là thanh thiếu niên, sinh viên, công nhân lao động… Đặc biệt, nâng cao nhận thức về dự phòng, phòng chống các bệnh lây nhiễm qua đường t.ình d.ục.
“Nam giới khi có ý thức về t.ình d.ục cần chủ động tìm hiểu kiến thức y học giới tính và nam khoa. Sinh hoạt lành mạnh, duy trì thể dục thể thao nâng cao sức khỏe, đồng thời hạn chế bia rượu, t.huốc l.á và các chất gây nghiện. Luôn ý thức về sinh hoạt t.ình d.ục an toàn, lành mạnh. Khi gặp các vấn đề về sức khỏe nam khoa hay đi khám và tư vấn bác sĩ chuyên khoa để điều trị đúng”, TS.BS Nguyễn Đình Liên khuyến cáo.
Trung Quốc chuẩn bị đối phó với ‘đại dịch kép’ cúm và COVID-19
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc (CDC) cảnh báo nước này sắp bước vào mùa cao điểm của dịch cúm trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn chưa kết thúc.
Ảnh minh họa – CFP
Trước cảnh báo trên, các chuyên gia y tế Trung Quốc đã xoa dịu mối lo ngại của công chúng về nguy cơ “đại dịch kép” với khẳng định rằng quốc gia này đã xây dựng một cơ chế phản ứng hoàn thiện để giải quyết vấn đề kể trên.
Tình hình COVID-19 ở Trung Quốc đang diễn biến nghiêm trọng hơn, với số ca lây nhiễm hàng ngày vào hôm 10/8 đã lên tới gần 2.000 người. Giới chức địa phương cho biết ít nhất 9 tỉnh đã ghi nhận trên 100 ca mắc mới, trong khi tình hình ở Hải Nam, Tân Cương, Tây Tạng vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Tuần báo số ra ngày 5/8 của CDC Trung Quốc cho thấy tỷ lệ dương tính với virus cúm ở một số tỉnh phía Nam vẫn đang ở giai đoạn cao, chủ yếu là phân nhóm cúm A (H3N2). Trong số sáu ổ dịch cúm được phát hiện tại đây, năm ổ dịch có liên quan đến H3N2.
Trong tuần từ 25-31/7, các bệnh viện ở miền Nam Trung Quốc đã tiếp nhận 4,3% các ca bệnh có triệu chứng giống cúm, tương tự như tuần trước và cao hơn so với cùng kỳ của hai năm 2019 và 2021 (lần lượt là 3,5%, 2,7% và 3,3%). Báo cáo hàng tuần cho thấy tỷ lệ ca bệnh giống cúm ở miền Bắc Trung Quốc là khoảng 2,1%.
Một số tỉnh như Quảng Đông, Giang Tô, Cát Lâm và Hắc Long Giang đã ban bố cảnh báo đối với công chúng về giai đoạn đỉnh dịch cúm trong mùa thu và mùa đông sắp tới. Giới chức y tế các tỉnh trên đã đề nghị người dân, đặc biệt là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, chủ động đi tiêm vaccine phòng cúm mùa, đồng thời giữ gìn vệ sinh cá nhân trong sinh hoạt thường ngày.
Ông Shao Yiming, nhà virus học và miễn dịch học hàng đầu tại CDC Trung Quốc, đã đề cao yêu cầu cảnh giác về sự tồn tại kép của cúm và COVID-19. Tuy nhiên, ông cho biết Trung Quốc đã có khoảng ba năm kinh nghiệm trong việc xử lý vấn đề này, cùng với một cơ chế hiệu quả để đối phó.
Theo chuyên gia Dong Xiaoping tại CDC Trung Quốc, nước này đã xây dựng một hệ thống theo dõi sự phổ biến của bệnh cúm và COVID-19, để có thể đưa ra các thông báo phòng ngừa kịp thời cho công chúng. Ngoài ra, các bệnh viện cũng có khả năng sàng lọc những bệnh nhân mắc bệnh lây nhiễm khác nhau.
Tuy vậy, bác sĩ Lu Hongzhou, Giám đốc Bệnh viện Nhân dân số 3 của Thâm Quyến, cho rằng vấn đề đồng nhiễm cúm và COVID-19 cần được xem xét nghiêm túc theo kịch bản “đại dịch kép”, vì tương tác giữa hai loại virus SARS-CoV-2 và cúm rất phức tạp, cũng như chưa được tìm hiểu đầy đủ trong lĩnh vực y tế.
Theo bài báo của ông Lu được xuất bản trên tạp chí khoa học sinh học BioScience Trends vào tháng 7, bệnh cúm có thể chưa bước vào giai đoạn trọng tâm, nhưng khả năng miễn dịch thích ứng không cao trong dân số có thể gây ra đại dịch cúm trong tương lai.
Bài báo đồng thời kêu gọi phát triển các loại vaccine và phương pháp điều trị kháng virus hiệu quả hơn, cũng như cập nhật và truyền đạt kiến thức chính xác về việc phòng chống COVID-19 và cúm cho cộng đồng.
Hãng dược phẩm Fosun Pharma tuyên bố đã gửi thuốc điều trị COVID-19 Azvudine đến các vùng có dịch như Hải Nam, Hà Nam và Tân Cương. Quốc gia này cũng đã phê duyệt viên uống Paxlovid của Pfizer là và liệu pháp kháng thể trung hòa nội địa BRII-196/BRII-198 để điều trị COVID-19. Mỗi chai Azvudine có giá 270 nhân dân tệ (40 USD).
Ngày 28/7, CDC Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm lâm sàng đối với khoảng 20 loại vaccine COVID-19 được phát triển bằng nhiều phương pháp khác nhau (vaccine bất hoạt, vaccine tái tổ hợp và vaccine mRNA) để kiểm tra tính an toàn và hiệu quả của chúng khi sử dụng làm mũi tiêm nhắc lại.