Số người mắc bệnh tiểu đường (còn gọi là đái tháo đường) loại 2 ngày càng tăng mạnh, số người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cũng tăng.
Đáng buồn thay, nhiều người thậm chí không nhận thức được điều đó.
Đó là lý do tại sao việc tìm hiểu các dấu hiệu cảnh báo cũng như những gì bạn có thể làm để ngăn ngừa bệnh tiểu đường là rất quan trọng.
Và nếu bạn đã bị bệnh tiểu đường, làm thế nào có thể kiểm soát nó một cách hiệu quả.
Bệnh tiểu đường là một tình trạng nghiêm trọng làm tăng nguy cơ mắc nhiều vấn đề sức khỏe khác, bao gồm bệnh tim và đột quỵ.
Tin tốt là phần lớn bệnh tiểu đường loại 2 có thể được ngăn ngừa bằng lối sống.
Dưới đây, tiến sĩ John Whyte, Giám đốc Marketing của WebMD, chuyên gia về chăm sóc phòng ngừa và là tác giả của loạt bài Take Control, chia sẻ về 5 dấu hiệu bệnh tiểu đường mà bạn cần kiểm tra ngay, theo Eat This, Not That!
1. Thường xuyên khát nước
Một trong những dấu hiệu đầu tiên mà người ta thường nói tới là khát nước liên tục, rất khát. Ảnh SHUTTERSTOCK
Nhiều người thường bỏ qua các triệu chứng ban đầu vì họ không coi đó là bệnh tiểu đường.
Một trong những dấu hiệu đầu tiên mà người ta thường nói tới là khát nước liên tục, rất khát.
Lượng đường trong m.áu tăng cao đang hút nước ra khỏi tế bào của bạn, và do đó bạn trở nên khát rất nhiều.
Miệng của bạn cảm thấy khô và da của bạn bắt đầu mất tông màu.
“Một bệnh nhân của tôi nói rằng trước khi cô ấy được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, cô ấy biết có điều gì đó không ổn khi cô ấy rất khát, cô ấy đang uống nước từ bồn rửa mặt trong phòng tắm.
Hãy nhớ rằng khi mất nước, bạn thường có thể bị đau đầu và chóng mặt”, tiến sĩ Whyte kể.
2. Bạn đi tiểu nhiều lần
Một trong những lý do tại sao chúng tôi kiểm tra nước tiểu của bạn là lượng đường tăng cao tràn ra nước tiểu của bạn.
Bạn khát rất nhiều và sau đó bạn bắt đầu đi tiểu nhiều. Nhưng bạn dường như không bao giờ hoàn toàn làm dịu cơn khát đó.
Sự gia tăng đi tiểu này trở nên đáng chú ý bởi vì bạn thường có cảm giác muốn đi tiểu.
Số lần trung bình một người đi tiểu hằng ngày là khoảng 7 lần.
Với chứng đa niệu, bạn sẽ đi tiểu thường xuyên hơn thế.
Một cách khác để suy nghĩ điều này là hầu hết người lớn tạo ra khoảng 3 lít nước tiểu mỗi ngày. Với bệnh tiểu đường không được điều trị, bạn có thể tạo ra khoảng 15 lít mỗi ngày, theo Eat This, Not That!
3. Bạn luôn đói
Một dấu hiệu phổ biến khác của bệnh tiểu đường là đói và ăn quá nhiều. Ảnh SHUTTERSTOCK
Một dấu hiệu phổ biến khác của bệnh tiểu đường là đói và ăn quá nhiều.
Về cơ bản, bạn đang ăn rất nhiều nhưng bạn không cảm thấy no. Bạn thường thấy mình thèm ăn – bao gồm cả đồ ăn có đường!
Điều đang xảy ra ở đây là do cơ thể bạn đã trở nên đề kháng với insulin, các tế bào của cơ thể bạn không thể nhận đủ glucose – nguồn năng lượng của chúng.
Điều cần lưu ý là những người mắc chứng đa não không tự động tăng cân. Một số người thực sự sẽ giảm cân, đặc biệt là giai đoạn đầu khi mắc bệnh.
Điều này là do mặc dù họ ăn nhiều thức ăn hơn bình thường và thường xuyên hơn, nhưng hầu hết lượng calo dư thừa sẽ bị mất qua nước tiểu và họ không nhận được năng lượng cần thiết, theo Eat This, Not That!
4. Cảm giác này trong ngón tay của bạn
Ngứa ran hoặc tê ngón tay và ngón chân có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Nó có thể ảnh hưởng đến khả năng giữ thăng bằng, đi lại và viết của bạn.
Cơn đau thường khiến bạn thức đêm.
Lượng đường trong m.áu tăng cao có thể làm hỏng các dây thần kinh, khiến chúng không thể hoạt động tốt.
Thông thường, ngứa ran hoặc tê là dấu hiệu cho thấy bệnh tiểu đường đã xuất hiện một thời gian.
5. Điều bạn nên làm nếu nhận thấy những dấu hiệu này
Bệnh tiểu đường rất dễ chẩn đoán – một xét nghiệm m.áu đơn giản có thể cho bạn câu trả lời trong thời gian rất ngắn. Ảnh SHUTTERSTOCK
Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào trong số này, bạn nên đến bác sĩ kiểm tra.
Bệnh tiểu đường rất dễ chẩn đoán – một xét nghiệm m.áu đơn giản có thể cho bạn câu trả lời trong thời gian rất ngắn.
Bạn thậm chí không cần phải nhịn ăn nữa để làm bài kiểm tra này. Nó đơn giản và dễ dàng.
6 dấu hiệu lạ của bệnh tiểu đường có thể bạn chưa biết
Bệnh tiểu đường với biểu hiện lượng đường trong m.áu không ổn định có thể tàn phá cơ thể, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Vì vậy, nhận biết các triệu chứng là rất quan trọng để kiểm soát bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, không phải lúc nào các triệu chứng của bệnh tiểu đường cũng xuất hiện rõ ràng, mà có những dấu hiệu rất khác thường và khó nhận biết.
Có 6 triệu chứng ít được biết đến của bệnh tiểu đường. Ảnh SHUTTERSTOCK
Sau đây là 6 triệu chứng ít được biết đến của bệnh tiểu đường, theo nhật báo Anh Express.
Ngoài các triệu chứng phổ biến nhất là khát nước, đói bụng và tiểu nhiều, có những dấu hiệu bất thường tiết lộ bạn đang sống chung với căn bệnh đeo bám suốt đời này.
1. Da khô ngứa
Khi lượng đường trong m.áu không được kiểm soát, lượng glucose dư thừa trong m.áu có thể gây tổn thương các sợi thần kinh trên toàn cơ thể. Thông tin từ trang web y tế Healthline cho biết loại tổn thương này thường xảy ra nhất ở bàn tay và bàn chân.
Tổn thương dây thần kinh có thể gây ngứa trên bề mặt da trong khi các mạch m.áu bị tổn thương có thể dẫn đến da khô, ngứa hoặc bong tróc.
“Trục trặc” xảy ra khi lượng đường trong m.áu cao làm tổn thương các dây thần kinh và các mạch m.áu dẫn m.áu đến “cậu nhỏ”. Ảnh SHUTTERSTOCK
2. Rối loạn chức năng cương
Nam giới từ 60 t.uổi trở lên thường có lúc bị rối loạn chức năng cương. Và trong số các nguyên nhân, thì lượng đường trong m.áu cao có thể là gốc rễ của vấn đề.
Khi lượng đường tăng lên, đường sẽ lưu lại trong m.áu thay vì đi vào các tế bào của cơ thể.
Theo Healthline: “Trục trặc” xảy ra khi lượng đường trong m.áu cao làm tổn thương các dây thần kinh và các mạch m.áu dẫn m.áu đến “cậu nhỏ”. Ở phụ nữ, điều này dẫn đến ít kích thích và bôi trơn kém.
3. Khô miệng
Lượng đường trong m.áu cao là một nguyên nhân có thể gây khô miệng.
Khi glucose tập trung trong m.áu, miệng sẽ tiết ra ít nước bọt hơn.
Theo Healthline, quá ít nước bọt trong miệng không chỉ gây khô miệng mà còn có thể gây sâu răng và các bệnh về nướu.
4. Các mảng sẫm màu trên da
Một dấu hiệu cảnh báo ít được biết đến của bệnh tiểu đường có thể xuất hiện trên cổ.
Sự phát triển của các mảng sậm màu trên da có thể lan rộng hoặc ở các nếp nhăn.
Tình trạng bất thường này gọi là acanthosis nigricans, hay còn gọi là bệnh gai đen, với những mảng da dày, sạm đen, sờ vào thô ráp ở cổ, nách hoặc bẹn, theo Express.
5. Giảm cân
Khi cơ thể không thể sản xuất insulin đúng cách, các tế bào cạn kiệt lượng glucose để tạo năng lượng. Hậu quả là cơ thể bắt đầu đốt cháy chất béo và khối lượng cơ để tạo năng lượng, khiến trọng lượng cơ thể giảm đột ngột.
6. Tâm trạng thất thường
Tâm trạng có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố, bệnh tiểu đường cũng là một nguyên nhân.
Thường xuyên cảm thấy khó chịu hoặc có những thay đổi tâm trạng đáng chú ý có thể là do lượng đường trong m.áu thay đổi nhanh chóng.
Khi mức đường huyết tăng đột biến và giảm xuống, người bệnh sẽ cảm thấy bực bội.
Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) tuyên bố rằng có mối liên hệ rõ ràng giữa bệnh tiểu đường và sức khỏe tâm thần, điều này cũng đã được tổ chức về bệnh tiểu đường của Anh Diabetes UK thừa nhận.
NHS cho biết: Bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh của cuộc sống và những người mắc bệnh tiểu đường thường gặp phải các vấn đề sức khỏe tâm thần như trầm cảm, lo âu và rối loạn ăn uống.