Bách bệnh đều từ “lạnh” mà ra, lạnh bắt đầu từ chân, 3 phương pháp giúp bạn bảo vệ đôi bàn chân của mình, tránh bệnh tật ập tới

Vào những ngày thời tiết lạnh, đôi bàn chân có ấm hay không, phần nào phản ánh được sức khỏe trên cơ thể, giữ cho đôi chân luôn ấm áp trong những ngày thời tiết chuyển lạnh là điều vô cùng quan trọng.

bach benh deu tu lanh ma ra lanh bat dau tu chan 3 phuong phap giup ban bao ve doi ban chan cua minh tranh benh tat ap toi 332 5578257

Vì sao nói lạnh từ chân mà ra?

Bàn chân là nơi xa tim nhất, m.áu được cung cấp tương đối kém, m.áu cũng mang ít nhiệt lượng hơn, ngoài ra, lớp mỡ của bàn chân mỏng, khả năng chịu lạnh kém nên chúng đặc biệt dễ bị lạnh.

Theo quan niệm của y học cổ truyền, chân và bàn chân là nơi hội tụ các kinh mạch, nếu bị nhiễm lạnh ở đây, rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa như cảm, ho, viêm đường hô hấp, mãn tính hay bệnh tiêu chảy…

Có thể nói, việc giữ ấm cho đôi chân và để khí huyết thuận lợi trong thời tiết lạnh là điều vô cùng quan trọng.

3 cách để luôn có một đôi bàn chân ấm áp

Chú ý tới một vài chi tiết, hình thành thói quen làm một vài việc, bạn sẽ dễ dàng có được đôi chân ấm áp!

1. Buổi sáng thức dậy, vận động bàn chân

Khi thức dậy vào buổi sáng, dù có đang ở trong chăn, bạn cũng vẫn có thể vận động một chút bàn chân mình:

Di chuyển ngón chân lên xuống, làm khoảng 20 lần.

Xoay khớp cổ chân.

Siết rồi thả lỏng cơ đùi, lặp lại động tác khoảng 10 lần.

Hoạt động như vậy rồi hãy xuống giường, bạn sẽ không còn thấy chân lạnh nữa.

bach benh deu tu lanh ma ra lanh bat dau tu chan 3 phuong phap giup ban bao ve doi ban chan cua minh tranh benh tat ap toi 7fa 5578257

2. Chọn giày dép phù hợp

Vào mùa đông, hãy chọn những đôi tất rộng rãi, mềm mại, ấm áp. Nếu bạn ở khu vực lạnh giá, thậm chí có băng hay tuyết, có thể dán miếng dán ấm chân bên ngoài tất để tăng tác dụng giữ ấm, tuy nhiên không nên sử dụng quá lâu để tránh bị bỏng.

Nếu cảm thấy lạnh chân khi ngủ, bạn có thể đi tất khi ngủ, nhưng không nên đi tất quá chật, tránh làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông m.áu.

Kích cỡ giày dùng trong mùa đông nên rộng rãi, thoải mái, giày quá chật vừa không có lợi cho quá trình tuần hoàn m.áu của bàn chân, vừa không giữ ấm được.

Người khô chân có thể chọn lót thêm miếng lót nhung để tăng độ ấm cho giày, người hay ra mồ hôi chân nên chọn loại lót có tính năng hút ẩm tốt để giữ cho giày luôn khô ráo và ấm áp.

3. Ngâm chân trước khi đi ngủ

Ngâm chân bằng nước nóng trước khi đi ngủ có thể đẩy nhanh quá trình lưu thông m.áu của chân và bàn chân, giúp chân nhận được nhiều nhiệt lượng hơn, đồng thời cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Nhiệt độ nước ngâm chân cũng phải chú ý, 38-43 là tốt nhất, cảm thấy nóng nhưng không bỏng, ngâm trong 15-20 phút. Nếu cảm thấy nóng quá không chịu được thì không nên ngâm để tránh bị bỏng.

Ngoài ra, tác dụng lớn nhất của việc ngâm chân hàng ngày là làm tăng nhiệt độ cho chân, không cần thêm các dược liệu khác, ngâm nước nóng thôi là đủ, tránh cho da chân bị dị ứng hay mắc các bệnh ngoài da.

Nếu dùng nhiều biện pháp giữ ấm khác nhau mà chân vẫn lạnh, rất có thể là biểu hiện của thiếu khí và huyết, nên tìm đến thầy thuốc chuyên môn để điều hòa lại khí huyết.

Vào tiết trời lạnh, ngoài việc giữ ấm cho đôi chân thì việc bấm huyệt lòng bàn chân cũng là một lựa chọn rất tốt cho sức khỏe.

bach benh deu tu lanh ma ra lanh bat dau tu chan 3 phuong phap giup ban bao ve doi ban chan cua minh tranh benh tat ap toi 009 5578257

Thường xuyên ấn 3 huyệt lòng bàn chân để khỏe mạnh hơn

Có rất nhiều huyệt đạo trên lòng bàn chân, thường xuyên xoa bóp để kích thích một số huyệt đạo chính, có thể có ích trong việc duy trì sức khỏe và giảm các triệu chứng khó chịu.

1. Huyệt dũng tuyền

Ích thận, giảm mất ngủ và đau đầu.

Xoa bóp huyệt dũng tuyền, có thể giúp điều hòa hệ thần kinh, đẩy nhanh quá trình lưu thông m.áu, đồng thời kích hoạt kinh mạch thận, ngưng tụ tinh hoa và tụ khí, duy trì trạng thái tinh thần tốt suốt cả ngày, tránh mất ngủ, đau đầu, ù tai và các vấn đề khác.

Kỹ thuật xoa bóp: Nắm nhẹ bàn tay thành nắm đ.ấm, các khớp ngón tay hơi cong lại, 5 ngón tay khép chặt lại, gõ nhẹ vào huyệt dũng tuyền trên lòng bàn chân, mỗi bên 20 đến 30 lần.

bach benh deu tu lanh ma ra lanh bat dau tu chan 3 phuong phap giup ban bao ve doi ban chan cua minh tranh benh tat ap toi 1cb 5578257

Huyệt dũng tuyền

2. Huyệt đại đô

Giảm táo bón, khó tiêu…

Huyệt đại đô chi phối lá lách. Việc xoa bóp thường xuyên có thể thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, giúp chức năng đường tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh và giảm các khó chịu về đường tiêu hóa như táo bón, khó tiêu và tiêu chảy.

Kỹ thuật xoa bóp: Dùng ngón tay cái day ấn và xoa nhẹ các huyệt, mỗi bên bàn chân từ 20 đến 30 lần.

bach benh deu tu lanh ma ra lanh bat dau tu chan 3 phuong phap giup ban bao ve doi ban chan cua minh tranh benh tat ap toi c5b 5578257

Huyệt đại đô

3. Huyệt đại đội

Giảm lo lắng và giúp ngủ ngon.

Kích thích huyệt đại đội có tác dụng điều hòa gan thận, hồi sức, xoa dịu thần kinh, xoa bóp hàng ngày có tác dụng xoa dịu cảm xúc, giải tỏa lo âu, giúp ngủ ngon.

Kỹ thuật xoa bóp: Đặt ngón tay lên huyệt đại đội và ấn trong 7 ~ 8 phút, trong quá trình luôn hít sâu và thở ra từ từ.

Cuối cùng, cùng với việc quan tâm và chăm sóc sức khỏe đôi chân, chúng ta cũng phải chú ý đến tình trạng của đôi chân, một số “vấn đề nhỏ” có thể là dấu hiệu của các bệnh thực thể, và chúng ta phải phát hiện kịp thời!

bach benh deu tu lanh ma ra lanh bat dau tu chan 3 phuong phap giup ban bao ve doi ban chan cua minh tranh benh tat ap toi 948 5578257

Huyệt đại đội

Bàn chân có 5 biểu hiện là dấu hiệu của bệnh gì?

Ngoài vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe, đôi chân còn là một trong những chỉ số đ.ánh giá sức khỏe, một số biểu hiện bất thường ở chân thường là biểu hiện của các bệnh lý cơ thể.

1. Đau tê tê lòng bàn chân, kiểm tra lượng đường trong m.áu

Lượng đường trong m.áu quá cao có thể gây ra sự trao đổi chất bất thường của hệ thần kinh, dẫn đến sưng và thoái hóa các sợi thần kinh, gây ra các triệu chứng như đau chân và tê chân. Trong số đó, cảm giác đau chủ yếu là bỏng rát, tê buốt…

2. Bàn chân lạnh, kiểm tra tuyến giáp

Tuyến giáp là cơ quan điều hòa quá trình trao đổi chất và nhiệt độ cơ thể, khi bị suy giáp, tứ chi sẽ có cảm giác lạnh. Nếu phụ nữ trên 40 t.uổi bị lạnh chân kéo dài thì nên đi khám kịp thời.

3. Ngón chân cái sưng phù đau, cẩn thận với bệnh gút

Khoảng 50% các cơn gút xảy ra ở ngón chân cái. Nếu ngón chân cái bị đỏ, sưng hoặc đau và sưng hơn bình thường một chút, hãy cẩn thận với bệnh gút.

bach benh deu tu lanh ma ra lanh bat dau tu chan 3 phuong phap giup ban bao ve doi ban chan cua minh tranh benh tat ap toi aca 5578257

4. Đau khớp, đề phòng phong thấp

Viêm khớp dạng thấp được biểu hiện bằng sưng và đau các khớp nhỏ (chẳng hạn như ngón chân), kèm theo cứng khớp và các triệu chứng khác. Nếu các khớp ngón chân thường xuyên sưng tấy, đau nhức không rõ lý do thì tốt nhất bạn nên đi khám chuyên khoa thấp khớp.

5. Móng chân có màu vàng, hệ miễn dịch suy giảm

Hệ thống miễn dịch bị suy giảm, cơ thể dễ bị nhiễm nấm gây ra bệnh nấm móng, móng chân cái có thể xuất hiện dày và vàng, có mùi hôi khó chịu.

Bàn chân là một bộ phận vô cùng quan trọng của cơ thể, vì vậy, đừng quên chăm sóc và thường xuyên để ý tình trạng đôi chân của mình!

10 ngón tay đau nhức và biến dạng, người phụ nữ điếng người khi bác sĩ thông báo “Không có thuốc chữa”

Bệnh nhân bất ngờ khi được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh viêm thoái hoá khớp ngón tay.

Một phụ nữ 60 t.uổi sống tại Đài Loan, khi cảm thấy 10 ngón tay biến dạng, cứng khớp, đau nhức, cho rằng bản thân mắc bệnh viêm khớp dạng thấp nên đã đến bệnh viện En Chu Kong Hospital điều trị. Tại đây, bệnh nhân bất ngờ khi được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh viêm thoái hoá khớp ngón tay.

10 ngon tay dau nhuc va bien dang nguoi phu nu dieng nguoi khi bac si thong bao khong co thuoc chua 63d 5568047

10 ngón tay của bệnh nhân đau nhức và biến dạng.

Bác sĩ Quách Hiếu Linh, bệnh viện En Chu Kong Hospital, giải thích: “Trên thực tế, căn bệnh viêm thoái hoá khớp ngón tay thường bị nhầm lẫn với bệnh viêm khớp dạng thấp. Ngoài ra, các triệu chứng ban đầu không rõ ràng nên bệnh nhân thường xem nhẹ, đến khi phát hiện thì có thể đã bỏ lỡ thời điểm vàng điều trị là 6 tháng”.

Viêm thoái hoá khớp ngón tay thường phát triển chậm và triệu chứng phổ biến là sưng các khớp ngón tay. Đặc biệt là các khớp ngón tay đầu tiên sẽ có cảm giác hơi đau, triệu chứng ban đầu không rõ ràng nhưng sẽ đặc biệt nghiêm trọng khi thời tiết lạnh hoặc khi bệnh nhân vận động các khớp. Bệnh thường xảy ra ở nhóm phụ nữ từ 50 đến 60 t.uổi, chủ yếu do di truyền, thoái hóa và cử động lặp đi lặp lại gây mòn khớp và viêm nhiễm.

10 ngon tay dau nhuc va bien dang nguoi phu nu dieng nguoi khi bac si thong bao khong co thuoc chua 9b6 5568047

Ảnh minh họa

Bác sĩ Quách cho biết, phương pháp điều trị hiện nay là điều trị bằng thuốc như uống thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid, thuốc mỡ bôi ngoài da và các loại thuốc khác, chủ yếu là để kiểm soát cơn đau, viêm và sưng tấy, không có thuốc đặc hiệu chữa khỏi căn bệnh này.

Do đó, bệnh nhân cần thay đổi thói quen sinh hoạt để giảm thiểu khả năng khiến bệnh viêm thoái hoá khớp ngón tay trở nên trầm trọng. Bác sĩ khuyên bệnh nhân nên ngâm cơ thể trong nước nóng, thoa kem dưỡng kết hợp với massage. Khi gặp các triệu chứng như trên, bạn phải ngay lập tức đến bác sĩ để được chẩn đoán, phát hiện sớm và điều trị kịp thời để ngăn tình trạng chuyển biến xấu.

Đối với bệnh viêm khớp dạng thấp thường bị nhầm lẫn, bác sĩ Quách chỉ ra, triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp là các khớp sưng tấy, đau nhức, đặc biệt là khi bạn thức dậy vào buổi sáng. Các khớp xảy ra tình trạng cứng khớp kéo dài hơn 1 giờ, thường xảy ra ở nhóm phụ nữ trung niên, nữ giới mắc bệnh gấp 3, 4 lần so với nam giới. Bác sĩ nhấn mạnh nguy cơ mắc bệnh thuộc nhóm người hút thuốc, t.uổi cao, môi trường sống hoặc thói quen không khoa học.

Bác sĩ Quách giải thích, bệnh viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn. Hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ tấn công vào các mô khớp, gây viêm và gây ra các triệu chứng toàn thân như sốt, thiếu m.áu, sụt cân. Bệnh viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra đột ngột trong vài tuần hoặc vài tháng, thời gian vàng điều trị là 2 năm. Nếu không được điều trị tích cực, khớp có thể bị biến dạng hoàn toàn khiến bệnh nhân không thể sinh hoạt và gây ra các bệnh tự miễn khác.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *