Ngày 28.4, Bệnh viện (BV) Đà Nẵng cho biết các bệnh nhân bị chấn thương tủy sống ở khu vực miền Trung có thể liên hệ BV để được tư vấn, hỗ trợ cấy ghép tế bào gốc miễn phí bằng công nghệ Nhật Bản.
Cấy ghép tế bào gốc tại BV Đà Nẵng – BV ĐÀ NẴNG CUNG CẤP
Đây là kỹ thuật được thực nghiệm lâm sàng nhiều năm qua tại BV Đà Nẵng, với sự hỗ trợ chuyên môn và kinh phí hỗ trợ cấy ghép từ các bác sĩ thuộc BV Kitano (Nhật Bản). Đến nay, tại BV Đà Nẵng đã điều trị hiệu quả và đáp ứng phục hồi cho 27 ca chấn thương tủy sống bằng phương pháp cấy ghép tế bào gốc, sau khi được tư vấn và khám sàng lọc.
Bác sĩ CKII Nguyễn Hữu Lâm (Khoa Ngoại thần kinh, BV Đà Nẵng) cho biết hiện tại, bằng trình độ chuyên môn và kỹ thuật của các bác sĩ BV Đà Nẵng, cùng với sự phối hợp của các chuyên gia đến từ Nhật Bản, BV Đà Nẵng sẵn sang thực hiện cấy ghép tế bào gốc miễn phí cho nhiều dạng chấn thương tủy sống do tai nạn.
Đó là các chấn thương tủy sống có điểm A-B theo thang điểm tổn thương ASIA (AIS); BN chấn thương tủy sống từ 3 tuần đến 1 năm trước thời điểm cấy ghép; BN bị chấn thương một phần tủy sống đã được khẳng định bằng chẩn đoán hình ảnh… trong độ t.uổi từ 20-60 t.uổi.
Các ca chấn thương tủy sống tại Việt Nam thường do tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động. Kỹ thuật cấy ghép này sẽ được thực hiện khi lấy tế bào gốc từ trong tủy xương của chính BN, sau đó cấy ghép. Tế bào gốc này sẽ sản sinh và thay thế những tế bào tủy đã bị tổn thương. BN sau khi được thực hiện cấy ghép sẽ tiếp tục được theo dõi những biến cố bất lợi nếu có sau quá trình cấy ghép… Cấy ghép tế bào gốc sẽ giúp cải thiện chức năng thần kinh vận động cho người bệnh, giảm thiểu được những biến chứng do chấn thương tủy sống gây ra.
Theo các bác sĩ thì cấy ghép tế bào gốc là một trong những bước tiến đáng kể về mặt y học, là phương pháp mới được đ.ánh giá hiệu quả trong điều trị chấn thương tủy sống ở Việt Nam và trên thế giới.
“Đối với những trường hợp BN bị chấn thương tủy sống, người nhà và BN có thể liên hệ trực tiếp đến Khoa Ngoại thần kinh của BV Đà Nẵng để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện cấy ghép tế bào gốc để có cơ hội phục hồi sau chấn thương”, bác sĩ Lâm cho biết thêm.
Bệnh nhân đầu tiên ở miền Trung ghép thành công tế bào gốc tạo m.áu tự thân
Bệnh viện Trung ương Huế thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tạo m.áu tự thân điều trị cho bệnh nhân bị U lympho không Hodgkin đầu tiên tại miền Trung.
Ngày 3-4, Bệnh viện Trung ương Huế đã tổ chức ra viện cho bệnh nhân Ngô Hoàng N. (SN 1996; ngụ huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam). Đây là bệnh nhân bị U lympho không Hodgkin đầu tiên tại miền Trung được điều trị thành công bằng kỹ thuật ghép tế bào gốc tạo m.áu tự thân.
Bệnh nhân N. không may mắc bệnh U lympho không Hodgkin giai đoạn IIA từ tháng 2-2010. Sau khi được hóa trị 8 chu kỳ theo phác đồ CHOP (Cyclophosphamide, Doxorubicin, Vincristin, Prednisolon), bệnh nhân đạt được lui bệnh hoàn toàn và tái khám đều đặn tại Bệnh viện Trung ương Huế.
Tiến hành ghép tế bào gốc cho bệnh nhân
Đến tháng 9-2020, sau hơn 10 năm theo dõi, bệnh tái phát trở lại với tình trạng xuất hiện nhiều hạch vùng cổ phải nên các bác sĩ quyết định điều trị bằng phương pháp ghép tế bào gốc tạo m.áu tự thân. Sau 2 đợt điều trị tái tấn công theo phác đồ ICE (Ifosfamid, Etoposid, Carboplatin), đ.ánh giá lại bệnh nhân đạt lui bệnh hoàn toàn nên đã được huy động và thu tế bào gốc tạo m.áu tự thân đủ liều để ghép, bảo quản tế bào gốc ở nhiệt độ -196 độ C.
Vào giữa tháng 3-2021, bệnh nhân bắt đầu đạt được điều kiện hóa bằng phác đồ LEED (Melphalan, Etoposide, Cyclophosphamide, Dexamethasone), sau đó tiến hành ghép tế bào gốc tạo m.áu tự thân. Đến nay, bệnh nhân đã hoàn toàn bình phục sức khỏe và cho xuất viện.
Bệnh nhân N. xuất viện
Thành công này sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các bệnh nhân khác trong tương lai. Theo GS-TS Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, tại bệnh viện đã thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tạo m.áu tự thân để điều trị cho nhiều bệnh nhân mắc bệnh ác tính như lơ-xê-mi cấp dòng tủy, đa u tủy xương, ung thư vú, ung thư buồng trứng, u nguyên bào thần kinh.
Trong tương lai, các trung tâm trong bệnh viện như Ung bướu, Huyết học Truyền m.áu và Trung tâm Nhi sẽ đẩy mạnh phối hợp phát triển kỹ thuật cao trong đó sẽ triển khai kỹ thuật ghép tế bào gốc tạo m.áu đồng loại điều trị cho các bệnh nhân mắc bệnh m.áu ác tính.