Quai bị ở bà bầu vô cùng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Tuy nhiên, nếu mang thai sau khi quai bị đã khỏi hoàn toàn sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi.
Vậy bị quai bị có mang thai được không? Mẹ bầu cần phải lưu ý điều gì để có một thai kỳ an toàn?
Hầu hết các trường hợp quai bị ở người lớn thường nguy hiểm hơn trẻ nhỏ. Về cơ bản đây là một căn bệnh lành tính và dễ lây lan do virus paramyxovirus gây ra. Tuy nhiên bệnh quai bị ở người trưởng thành nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến các biến chứng như viêm buồng trứng ở nữ giới. Vậy bị quai bị có mang thai được không? Và làm thế nào để có một thai kỳ an toàn?
1. Dấu hiệu bị quai bị ở phụ nữ mang thai
Trước khi trả lời câu hỏi, bị quai bị có mang thai được không? Chúng ta cần tìm hiểu một số dấu hiệu bệnh quai bị khi mang thai giúp phòng tránh dễ dàng hơn.
Một số dấu hiệu thường gặp ở phụ nữ mang thai mắc quai bị như: Sốt cao đột ngột, buồn nôn, chán ăn, đau nhức đầu. Sưng đau tuyến nước bọt ở một hoặc hai bên má. Khó nhai nuốt khi ăn kèm theo nhức mỏi toàn thân, đau cơ và suy nhược.
Trong quá trình mang thai nếu gặp phải các dấu hiệu này mẹ bầu cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám và có biện pháp điều trị phù hợp nhất.
Dấu hiệu quai bị ở bà bầu – Ảnh: Internet
2. Bị quai bị có mang thai được không?
Bị quai bị có mang thai được không? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, bởi bệnh lý này mang đến những áp lực tâm lý nhất định cho phụ nữ. Nhất là với những người chưa được tiêm Vaccine MMR trước đó. Để trả lời câu hỏi này bạn cần tìm hiểu rõ những nguy cơ có thể xảy ra nếu mắc quai bị trước khi mang thai và trong thai kỳ.
2.1. Bị quai bị trước khi mang thai
Bên cạnh câu hỏi bị quai bị có mang thai được không? Thì mắc quai bị trước khi mang thai cũng là vấn đề cần được quan tâm để có một thai kỳ khỏe mạnh.
Nếu trước khi mang thai người mẹ mắc quai bị và đã được chữa khỏi hoàn toàn. Điều này đồng nghĩa với việc mọi biến chứng nguy hiểm do quai bị đã được loại trừ. Và bạn hoàn toàn có thể mang thai mà không cần lo lắng bệnh sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Một trong những dấu hiệu khỏi bệnh quai bị và có thể mang thai là tuyến nước bọt hết sưng hoàn toàn. Bạn có thể quay trở lại với các hoạt động thường ngày mà không cảm thấy mệt mỏi, khó chịu.
Với trường hợp bị quai bị chưa khỏi bạn không nên mang thai để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Đọc thêm bài viết: Quai bị ở phụ nữ mang thai: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và cách phòng tránh.
Bị quai bị có mang thai được không? – Ảnh: Internet
2.2. Bị quai bị trong thai kỳ
Các chuyên gia cho biết mắc quai bị trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ vô cùng nguy hiểm. Bệnh không chỉ gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của người mẹ. Nó còn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sảy thai, sinh non, thai nhi dị tật,…
Ngoài việc suy giảm sức đề kháng dẫn đến chán ăn, suy nhược cơ thể, người mẹ còn có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm. Viêm tụy cấp, n.hiễm t.rùng não, tổn thương thần kinh, viêm cơ tim,…là một vài biến chứng thường gặp ở bà bầu mắc quai bị.
Một số trường hợp mẹ mắc quai bị trong thai kỳ, khi sinh con em bé có thể bị viêm phổi hoặc viêm mang tai trong những năm tháng đầu đời. Tuy nhiên theo thời gian bé sẽ phát triển bình thường nếu được điều trị sớm.
Do đó, nếu chẳng may mắc quai bị khi mang thai người bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm nhất có thể. Đồng thời bạn cũng không cần quá lo lắng và suy nghĩ đến việc bỏ thai. Bởi cho đến nay chưa có nghiên cứu nào cho thấy mắc quai bị khi mang thai có thể gây dị tật nguy hiểm cho trẻ.
Mẹ bầu có thể đọc thêm bài viết: Cách phòng tránh quai bị cho phụ nữ mang thai, mẹ bầu không thể bỏ qua.
3. Làm thế nào để có một thai kỳ an toàn?
Để phòng tránh nguy cơ mắc quai bị trong thai kỳ, tốt hơn hết người mẹ nên tiêm vaccine MMR trước khi mang thai ít nhất 3 tháng.
Thông thường các trường hợp đã tiêm vaccine phòng bệnh sẽ ít có nguy cơ bị virus quai bị tấn công. Nếu chẳng may bị lây nhiễm, biểu hiện bệnh thường nhẹ và ít gây biến chứng nguy hiểm.
Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bằng cách tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày. Bên cạnh đó cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, lối sống, sinh hoạt lành mạnh.
Nếu mắc quai bị cần điều trị khỏi hoàn toàn trước khi mang thai. Với trường hợp mắc quai bị khi đang mang thai cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra.
Khám thai định kỳ là điều cần thiết để phòng ngừa các nguy cơ có thể xảy ra. Đồng thời giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời ngay khi mắc bệnh.
Hy vọng với những thông tin trên bạn đã có lời giải cho câu hỏi bị quai bị có mang thai được không? Hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn chi tiết giúp bạn lập kế hoạch cho một thai kỳ khỏe mạnh.
Liều tiêm vắc xin quai bị bao gồm mấy mũi? Tiêm cách nhau bao lâu?
Quai bị là 1 bệnh truyền nhiễm lây lan rất nhanh và có nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vắc xin quai bị ra đời đã giúp kiểm soát bệnh rất hiệu quả. Việc tuân thủ đúng liều tiêm vắc xin quai bị sẽ giúp nâng cao hiệu quả phòng bệnh.
Một liều tiêm vắc xin quai bị bao gồm mấy mũi? Tiêm cách nhau bao lâu? Dưới đây là một số hướng dẫn của Bộ Y tế:
1. Liều tiêm vắc xin quai bị gồm mấy mũi?
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, liều tiêm vắc xin quai bị sẽ bao gồm 2 mũi vắc-xin có chứa quai bị (MMR hoặc MMRV). Để vắc xin đạt hiệu quả cao nhất, lịch tiêm chủng MMR lý tưởng là:
– Liều đầu tiên của vắc-xin có chứa quai bị nên được tiêm khi trẻ 12 đến 15 tháng t.uổi.
– Liều tiêm vắc xin quai bị thứ hai khi trẻ từ 4 đến 6 t.uổi.
Thuốc chủng ngừa MMRV có thể được sử dụng cho t.rẻ e.m khỏe mạnh từ 12 tháng đến dưới 13 t.uổi.
Khi tiêm đủ 2 liều, hiệu quả của vắc xin sẽ tăng lên rõ rệt. Theo các nhà nghiên cứu, hiệu quả của vắc-xin quai bị được ước tính là 62% đến 91% cho 1 liều và 76% đến 95% cho 2 liều. Thực tế phân tích các đợt bùng phát bệnh quai bị cho thấy, 1 liều vắc xin quai bị là không đủ để ngăn ngừa bùng dịch. Mặc dù độ phủ 1 liều vắc xin ở quần thể đó lên tới 95%.
Nên tiêm 2 mũi để vắc xin quai bị đạt hiệu quả phòng chống bệnh cao nhất. (Ảnh Internet)
2. Tại sao nên tiêm vắc xin quai bị ngay từ khi còn nhỏ?
Quai bị là bệnh truyền nhiễm thường gặp trong thời thơ ấu. Do vậy các liều tiêm vắc xin quai bị thường được khuyến cáo để chủng ngừa cho t.rẻ e.m và thanh thiếu niên bỏ qua chủng ngừa quai bị theo lịch khuyến nghị.
Mặt khác, việc tiêm vắc xin quai bị cho trẻ trước t.uổi đến trường sẽ giúp ngăn chặn các đợt bùng dịch. Bởi đây là căn bệnh rất dễ lây lan. Mà trẻ nhỏ lại là đối tượng chưa có ý thức vệ sinh và cách lý đúng cách để phòng tránh bệnh.
3. Liều tiêm vắc xin quai bị cho các đối tượng khác
Như đã nói ở trên, lịch tiêm vắc xin quai bị lý tưởng là 2 liều vắc xin phòng bệnh quai bị, sử dụng vắc xin MMR hoặc MMRV. Liều đầu tiên của vắc-xin có chứa quai bị nên được tiêm khi trẻ 12 đến 15 tháng t.uổi và liều thứ hai khi trẻ 18 tháng t.uổi hoặc bất kỳ thời điểm nào sau đó, nhưng không muộn hơn khoảng thời gian nhập học. Vậy còn các đối tượng khác?
Hai liều tiêm vắc xin quai bị cần được thực hiện trước t.uổi đến trường để kiểm soát dịch bệnh hiệu quả. (Ảnh Internet)
3.1. Liều tiêm vắc xin quai bị cho t.rẻ e.m từ 12 tháng đến dưới 13 t.uổi
Hai liều vắc-xin có chứa quai bị, sử dụng vắc-xin MMR hoặc MMRV, nên được tiêm cho t.rẻ e.m dưới 13 t.uổi chưa được chủng ngừa theo lịch định kỳ.
– Đối với t.rẻ e.m ở độ t.uổi mẫu giáo, nên tiêm 2 liều vắc xin phòng quai bị trước khi nhập học (từ 4 đến 6 t.uổi).
– T.rẻ e.m trước đây đã được tiêm một liều vắc xin MMR nên được tiêm liều thứ hai ít nhất 4 tuần sau liều đầu tiên.
– Khoảng cách tối thiểu giữa các liều vắc xin phòng bệnh quai bị là 4 tuần.
3.2. Thanh thiếu niên (13 đến dưới 18 t.uổi)
Thanh thiếu niên có hệ miễn dịch yếu, dễ mắc bệnh quai bị nên tiêm 2 liều vắc-xin MMR, cách nhau ít nhất 4 tuần.
3.3. Người lớn khỏe mạnh (18 t.uổi trở lên)
Người lớn có hệ miễn dịch yếu, dễ mắc bệnh quai bị nên tiêm 1 hoặc 2 liều vắc xin MMR phù hợp với t.uổi và các yếu tố nguy cơ. Nếu cần 2 liều, nên tiêm vắc xin MMR với khoảng cách giữa các liều tối thiểu là 4 tuần. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn liều tiêm vắc xin quai bị phù hợp.
Liều tiêm vắc xin quai bị cho người lớn cần chú ý một số điểm sau:
– Với những người có hồ sơ tiêm chủng không đầy đủ thì nên bắt đầu theo lịch trình chủng ngừa phù hợp với lứa t.uổi và các yếu tố nguy cơ của họ.
– Phụ nữ nên trì hoãn mang thai ít nhất 4 tuần sau khi tiêm vắc xin MMR.
– Đối với những bệnh nhân cần ở trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe dài hạn thì nên tiêm ngừa vắc xin quai bị phù hợp với lứa t.uổi và các yếu tố nguy cơ của họ.
– Người mắc bệnh mãn tính, người bị suy giảm miễn dịch thường dễ bị bệnh và biến chứng nặng hơn. Nhưng họ cũng dễ mắc bệnh do chủng vắc xin sống. Do đó, liều tiêm vắc xin quai bị cho các đối tượng này cần được sự chấp thuận của bác sĩ chăm sóc cá nhân. Đối với những trường hợp phức tạp, nên giới thiệu đến bác sĩ có chuyên môn về tiêm chủng hoặc suy giảm miễn dịch.