Chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ tiêu hóa Nuria Dianova mới đây đã chia sẻ thực phẩm ít chất béo tiềm ẩn mối nguy gì và tại sao không nên lạm dụng?
Theo bà Dianova, mọi người thường nghĩ rằng những thực phẩm ít béo hoặc đã loại bỏ chất béo thì có thể ăn với số lượng lớn. Tuy nhiên, không phải vậy vì một số yếu tố khác cũng rất quan trọng, chứ không chỉ là tỷ lệ chất béo. Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo không nên ăn theo những thực phẩm như vậy, vì sẽ dẫn đến việc ăn quá nhiều.
“Nếu một sản phẩm ít chất béo hoặc đã loại bỏ chất béo, điều này không có nghĩa là bạn có thể ăn thoải mái ba lần trong ngày từ sáng đến tối, vì như thế sẽ dẫn đến tình trạng ăn quá nhiều”, bà Dianova nói.
Để đảm bảo sức khỏe, mỗi người cần xây dựng và tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh, nên thay thế các chất béo bão hòa bằng các chất béo không bão hòa nhằm cải thiện mức cholesterol tốt trong m.áu. (Ảnh: RIA)
Chuyên gia dinh dưỡng lưu ý rằng, trong trường hợp này con người có thể nhận được một lượng dư thừa không phải là các thành phần hữu ích nhất. Khi quá trình loại bỏ chất béo diễn ra, thực phẩm có thể mất mùi vị, độ đặc của nó cũng thay đổi, điều này phải được bù đắp bằng các chất phụ gia khác nhau.
“Kiểm soát hàm lượng chất béo là một vấn đề quan trọng, nhưng cái chính là không được thay chất béo tự nhiên bằng những loại bằng chất béo thực vật, không rõ trong đó có chất béo chuyển hóa hay không”, chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ.
Bà Dianova cho rằng, trong các sản phẩm ít chất béo người ta thường cho thêm đường, muối, tinh bột, chất điều vị, vì vậy nếu tiêu thụ loại đồ ăn này trong một thời gian dài có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe.
“Theo thời gian, một lượng quá nhiều các chất phụ gia sẽ ảnh hưởng đến đường ruột, sắc đẹp, độ sáng của làn da. Hình ảnh siêu âm có thể cho thấy tình trạng viêm tụy, tức là khi không có rối loạn chức năng rõ ràng, nhưng có những thay đổi trong tuyến tụy. Rồi tình trạng tăng cân, khi một người rõ ràng không ăn nhiều chất ngọt, nhưng lại tiêu thụ rất nhiều thực phẩm”, bà Dianova nói.
Chất béo là chất dinh dưỡng đa lượng quan trọng đối với cơ thể. Tuy nhiên, không phải tất cả các chất béo đều có lợi như nhau. (Ảnh minh họa)
Bác sĩ tiêu hóa khuyên những người đang muốn giảm lượng chất béo trong khẩu phần ăn hàng này nên chọn các sản phẩm tự nhiên, ít có chất béo và được chế biến công nghiệp ở mức thấp nhất có thể.
Chất béo trong cơ thể người được chia thành 2 loại là chất béo tốt và chất béo xấu. Chất béo tốt cung cấp năng lượng cho cơ thể, chất béo xấu khiến cơ thể sản sinh ra cholesterol, dẫn tới nhiều vấn đề về sức khỏe.
Chất béo tốt: còn gọi là chất béo không bão hòa, không đông đặc ở nhiệt độ thường, tồn tại dưới 2 dạng là không bão hòa đơn và không bão hòa đa. Omega-3 và Omega-6 là 2 chất béo không bão hòa đa. Ngoài ra, chúng cũng là loại axit béo phổ biến mà cơ thể cần hấp thụ từ thực phẩm. Đây là chất béo tốt vì có khuynh hướng làm giảm cholesterol trong m.áu, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, sản sinh ra cholesterol tốt truyền đi khắp cơ thể, ngăn ngừa các bệnh tim mạch,…
Chất béo xấu: còn gọi là chất béo bão hòa, đông đặc ở nhiệt độ bình thường, khiến cơ thể sản sinh ra cholesterol xấu, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Nếu đang thừa cân, Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyên rằng nên ăn ít hơn 30% tổng lượng calo từ chất béo. Vì vậy, nếu cơ thể bạn cần 2.000 calo một ngày, bạn có thể ăn tối đa 65 gam chất béo mỗi ngày là phù hợp nhất.
Chất béo là một trong những dưỡng chất dinh dưỡng cần thiết cung cấp cho cơ thể, nhưng chỉ nên sử dụng chất béo ở mức vừa phải và hợp lý để không ảnh hưởng đến sức khỏe và dinh dưỡng của cơ thể.
Chất béo xấu và nguy cơ với sức khỏe
Chất béo trong chế độ ăn uống, còn được gọi là axit béo, có thể được tìm thấy trong thực phẩm từ thực vật và động vật.
Một số chất béo có liên quan đến tác động tiêu cực đến sức khỏe của tim…
Đâu là chất béo xấu?
Chất béo trong chế độ ăn uống có trong thực phẩm có nguồn gốc động vật và thực vật. Chất béo rất cần thiết trong chế độ ăn uống bởi chúng hỗ trợ quá trình tiêu hóa, thúc đẩy cơ thể hấp thu protein cũng như carbohydrate và là nguồn năng lượng dự trữ của cơ thể. Một số cơ quan muốn hoạt động bình thường cũng cần chất béo. Một số vitamin như vitamin A, vitamin D, vitamin D và vitamin K cần chất béo để hòa tan thì cơ thể mới hấp thu được…
Tuy nhiên, một số loại thực phẩm chứa chất béo xấu, nếu ăn thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Hai loại chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa đã được chứng minh là có khả năng gây hại cho sức khỏe. Khi nắm rõ danh sách chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa có trong thực phẩm nào sẽ giúp chúng ta chủ động kiểm soát bữa ăn hợp lý và thực đơn khoa học. Từ đó hạn chế tối đa những nguy cơ rủi ro tác hại đến sức khỏe của chính bản thân và gia đình, đặc biệt là những người thuộc nhóm dễ mắc các bệnh: Mỡ m.áu, tim mạch, huyết áp, đái tháo đường…
Thực phẩm chứa chất béo xấu.
Chất béo bão hòa
Hầu hết chất béo bão hòa có trong các loại thịt và các sản phẩm từ sữa. Trong chế độ ăn hàng ngày nên hạn chế sử dụng chất béo bão hòa. Khối lượng tiêu thụ nhóm thực phẩm chứa chất béo bão hòa gia tăng có thể làm tăng nồng độ cholesterol trong m.áu đặc biệt là cholesterol xấu (LDL-cholesterol), qua đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, béo phì. Chất béo bão hòa thường có trong các loại thực phẩm sau:
Thực phẩm giàu đạm: Thực phẩm giàu đạm và một số chế phẩm từ thịt động vật chứa hàm lượng chất béo bão hòa khá cao: Thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, thịt gà sẫm màu… Các loại thịt chế biến sẵn: Thịt nguội, thịt đóng hộp, xúc xích…
Theo đó, trên mỗi 100g thịt nạc chứa 4,5g chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Còn trên mỗi 100g thịt siêu nạc chứa 2g chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Do đó, để có chế độ ăn lành mạnh, cả hai loại thịt này nên được cân nhắc khi đưa vào thực đơn dinh dưỡng. Tốt nhất để giảm lượng chất béo bão hòa là hạn chế các loại thịt kể trên hoặc giới hạn số lượng thịt đỏ trong khẩu phần ăn hàng ngày, đặc biệt là đối với những người có cholesterol m.áu cao.
Sữa và các chế phẩm từ sữa: Mặc dù sữa và các sản phẩm từ sữa luôn là nguồn dinh dưỡng thơm ngon hấp dẫn, tuy nhiên các chất béo bão hòa cũng có mặt rất nhiều trong loại thực phẩm này, trong đó là các loại: Phô mai, kem tươi, kem lạnh, kem chua, sữa bò tươi, sữa nguyên kem, sữa chứa 2% chất béo
Trong một ly sữa bò tươi 220ml, có chứa 146 calo, 5g chất béo bão hòa và 24mg cholesterol. Đây được xem là mức chất béo khá lớn, xấp xỉ bằng tổng lượng chất béo nên cung cấp cho cơ thể một ngày (dưới 7g). Do đó nên tránh uống quá nhiều sữa bò tươi hoặc nếu có uống thì phải chủ động cắt giảm những nguồn cung cấp thêm chất béo bão hòa khác.
Các loại dầu và mỡ: Nhóm thực phẩm này hiếm khi được ăn riêng lẻ mà thường được sử dụng trong chế biến hoặc làm chất gia vị, do đó nhiều người lầm tưởng không tiêu thụ nhiều dầu mỡ. Nhưng trên thực tế, quá trình chế biến các bữa ăn để ngon miệng và đậm đà thường được thêm vào khá nhiều dầu mỡ. Ngay cả món thường được cho là lành mạnh như salad trộn cũng có thể đi kèm với nước sốt và dầu ăn. Những loại thực phẩm chứa chất béo bão hòa từ dầu và mỡ bao gồm: Mỡ bò, mỡ lợn, da của gia cầm, bơ động vật, mayonnaise, bơ ca cao, các loại dầu có nguồn gốc thực vật như dầu cọ và hạt cọ, dầu dừa và một số cây nhiệt đới khác.
Những phương pháp nấu ăn như nướng, chiên, xào đều mang đến hàm lượng chất béo bão hòa khá lớn cho cơ thể. Nhiều chuyên gia y tế khuyên rằng nên thay đổi trong cách chuẩn bị bữa ăn bằng luộc và hấp, đa dạng thành phần tốt để chế độ ăn trở nên lành mạnh, đồng thời cắt giảm được hàm lượng chất béo bão hòa dư thừa.
Ngoài những thực phẩm nêu trên thì đồ ăn vặt, thức ăn nhanh như: Khoai tây chiên, bánh quy, thực phẩm đóng hộp và chế biến sẵn… rất giàu chất béo bão hòa.
Theo khuyến nghị từ các chuyên gia dinh dưỡng thuộc Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, lượng chất béo bão hòa người trưởng thành tiêu thụ nên ít hơn 7% tổng lượng calo trong thức ăn hàng ngày. Điều này tương đương với việc không nên ăn nhiều hơn 11 – 14g chất béo bão hòa mỗi ngày khi đang thực hiện theo chế độ dinh dưỡng ở mức 2.000 calo/ngày.
Thực phẩm chứa chất béo tốt.
Chất béo chuyển hóa
Chất béo chuyển hóa còn được gọi là chất béo transfat – viết tắt tên của các axit béo trans. Đây là loại chất béo đặc biệt có hại cho cơ thể được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên sử dụng, kể cả với hàm lượng nhỏ. Loại chất béo này xuất phát từ các loại dầu thực vật và bị hydro hóa trong quá trình chế biến thức ăn, đặc biệt là các món chiên xào: Khoai tây chiên, bánh rán, thức ăn nhanh; các loại bơ thực vật; bánh quy và bánh ngọt nướng; đồ ăn nhẹ được chế biến sẵn… Chất béo chuyển hóa được xem là có hại nhất cho cơ thể, vì nó làm giảm lượng cholesterol tốt HDL đồng thời gia tăng lượng cholesterol xấu LDL và triglyceride, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp 3 lần so với chất béo bão hòa.
Ngoài ra, chất béo chuyển hóa còn có thể làm tăng nguy cơ viêm trong cơ thể. Tình trạng viêm có thể gây ra những ảnh hưởng có hại cho sức khỏe như: Mỡ m.áu, bệnh tim mạch, tắc nghẽn mạch m.áu, đái tháo đường hoặc đột quỵ. Việc loại bỏ ra khỏi cơ thể còn khó hơn chất béo bão hòa.
Để hạn chế ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, chúng ta nên sử dụng chất béo tốt trong thực đơn mỗi ngày. Trong đó là chất béo không bão hòa đơn và chất béo không bão hòa đa là những loại chất béo tốt cho cơ thể và có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch.
Chất béo không bão hòa đơn có trong nhiều loại thực phẩm như: Hạt hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng, hồ đào, các loại dầu thực vật như dầu ô liu, dầu lạc, bơ đậu phộng, bơ hạnh nhân, quả bơ.
Chất béo không bão hòa đa được gọi là chất béo thiết yếu của cơ thể vì cơ thể không thể tự tổng hợp được chúng mà cần cung cấp từ các loại thực phẩm trong chế độ ăn. Thực phẩm có nguồn gốc thực vật cũng như dầu thực vật là nguồn cung cấp chính của chất béo không bão hòa đa, omega-3: Cá béo (cá trích, cá hồi, cá mòi…), các loại quả và hạt (hạt lanh, quả óc chó, dầu hạt cải…), đậu (đậu hũ, đậu nành rang và bơ đậu nành), vừng, hạt bí ngô, dầu mè, dầu hướng dương…