4 loại bệnh nguy hiểm này có thể đang tìm đến nếu bạn gặp phải tình trạng khô, đắng miệng và nặng mùi sau khi ngủ dậy.
Buổi sáng thức dậy, một số người thường gặp phải tình trạng miệng khô khốc, lại có cảm giác hơi đắng và có mùi hôi khó chịu. Lúc này, nhiều người chỉ nghĩ đơn giản là uống nước rồi đ.ánh răng xong là sẽ giải quyết hết nên cũng chẳng nghĩ ngợi gì thêm. Tuy nhiên, đây có thể là dấu hiệu của 4 loại bệnh mang lại các nguy hiểm tiềm tàng mà bất kể nam hay nữ cũng để có thể gặp phải, không nên bỏ qua.
1. Bệnh dạ dày
Hôi miệng do các vấn đề về đường tiêu hóa, nếu lâu ngày không can thiệp có thể gây ra tình trạng hôi miệng cứng đầu, nguyên nhân có liên quan đến việc dạ dày bị vi khuẩn Helicobacter pylori nhiễm khuẩn liên tục.
Số liệu liên quan cho thấy 40% người bị hôi miệng có vấn đề về đường tiêu hóa, nguyên nhân là do đường tiêu hóa không khỏe mạnh, quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn sẽ bị ảnh hưởng, một khi thức ăn đọng lại lâu trong dạ dày sẽ khiến miệng có mùi hôi.
Để phòng tránh các bệnh về dạ dày, trước hết phải diệt được vi khuẩn Helicobacter pylori:
– Chú ý vệ sinh răng miệng.
– Tăng cường ăn uống khoa học, vận động nhiều hơn để nâng cao miễn dịch.
2. Nóng trong
Các triệu chứng của nóng trong thường bao gồm chóng mặt, đỏ bừng, đỏ mắt, đau miệng, khó chịu, cáu kỉnh và ngủ không ngon giấc.
Điều này thường do sinh hoạt thất thường, suy nhược vì thức khuya, ăn nhiều dầu mỡ, gia vị, thậm chí căng thẳng có thể gây hại cho gan và tăng gánh nặng cho gan.
Hai điều phải được tuân thủ trong việc chống lại nóng trong:
– Uống nhiều nước.
– Ngủ đủ giấc.
3. Tắc ruột
Ruột là bộ phận quan trọng để cơ thể con người đào thải các chất độc và chất thải ra ngoài, một khi ruột bị tắc nghẽn thì các chất cặn bã thức ăn sẽ không thể thải ra ngoài một cách bình thường và những chất thải tích tụ trong ruột sẽ được cơ thể hấp thụ nhiều lần.
Do đó, khả năng miễn dịch của cơ thể sẽ bị giảm sút, sinh ra hơi thở có mùi hôi và nhiều loại bệnh khác nhau, sức khỏe của con người sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.
Để giữ cho đường ruột của bạn khỏe mạnh, hãy chú ý bổ sung hai thứ:
– Bổ sung chất xơ trong thực phẩm.
– Bổ sung men vi sinh.
4. Bệnh răng miệng
Theo thống kê, 80-90% trường hợp hôi miệng là do các bệnh lý răng miệng. Đó là do sâu răng, chân răng còn sót lại, viêm nướu, viêm nha chu và các bệnh niêm mạc miệng trong khoang miệng không được điều trị đều có thể gây hôi miệng.
Để phòng tránh các bệnh răng miệng, chúng ta phải thực hiện hai việc:
– Loại bỏ cặn thức ăn kịp thời.
– Ăn ít thức ăn gây kích thích.
4 sai lầm trong ăn uống khiến dạ dày bị tổn thương, cần sớm khắc phục để bảo vệ sức khỏe
Hãy cẩn trọng với những thói quen trong ăn uống hàng ngày bởi đây chính là nguyên nhân gây ra các bệnh về dạ dày, ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Đau dạ dày đã trở thành một căn bệnh rất phổ biến không chỉ người lớn t.uổi mà giới trẻ cũng thường hay mắc phải. Ngoài yếu tố di truyền, thói quen trong ăn uống là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh. Khi lá lách và dạ dày bị tổn thương thì các cơ quan nội tạng khác sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến tình trạng sức khỏe suy giảm.
Do đó, dù cố tình hay chỉ tình cờ, bạn nên cố gắng thay đổi nếu mắc phải 4 sai lầm trong ăn uống sau đây để bảo vệ sức khỏe nhé!
1. Chế độ ăn không hợp vệ sinh
Vệ sinh an toàn thực phẩm có mối quan hệ rất lớn với sức khỏe của chúng ta. Nếu không chú ý về vấn đề này, bạn có thể bị rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy sau bữa ăn. Đối với những trường hợp nặng, người bệnh còn bị ngộ độc với các dấu hiệu nôn mửa, chóng mặt và thậm chí bất tỉnh.
Những người thích ăn đồ sống và uống nước chưa đun sôi phải đề phòng nguy cơ nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP). Bởi vi khuẩn HP sẽ gây viêm loét ở dạ dày, tá tràng và các bệnh về đường tiêu hóa khác.
2. Ăn uống không tập trung
Nhiều người có thói quen vừa ăn vừa nói chuyện khiến lượng thức ăn chưa được nghiền nát kĩ đã đi xuống dạ dày, từ đó gây ra các triệu chứng như ợ hơi và khó tiêu. Không những thế, thói quen xem tivi trong lúc ăn sẽ khiến một phần lớn lượng m.áu tuần hoàn về não nên không thể hỗ trợ dạ dày tiêu hóa tốt thức ăn. Nếu dạ dày phải thường xuyên làm việc quá sức trong thời gian dài sẽ dễ dẫn đến suy yếu và sinh bệnh nhanh hơn.
Hơn nữa, các thiết bị công nghệ điện tử là môi trường vô cùng lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi. Do đó, trong khi ăn nếu bạn sử dụng điện thoại hay máy tính sẽ khiến vi khuẩn có cơ hội tấn công cơ thể.
3. Ăn uống không điều độ
Do nhịp sống nhanh và công việc bận rộn, nhiều người có chế độ ăn uống không điều độ, điển hình như tình trạng bỏ bữa, ăn quá ít hoặc quá nhiều.
Khi nhịn ăn, dạ dày vẫn tăng tiết dịch axit tác động trực tiếp lên thành bao tử, dần dần dẫn đến viêm loét. Đồng thời, cơ thể sẽ bị thiếu hụt về dinh dưỡng khiến sức đề kháng suy giảm, từ đó vi khuẩn gây bệnh dễ dàng xâm nhập.
Bên cạnh đó, việc ăn quá ít hay quá no cũng sẽ khiến dạ dày bị tổn thương trong quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn.
4. Thường xuyên ăn những loại thực phẩm không lành mạnh
Để tiết kiệm thời gian, nhiều người thường chọn ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn như đồ hộp và đồ muối chua. Thế nhưng, những loại thực phẩm này có chứa hàm lượng nitrat cao, khi đi vào cơ thể chúng sẽ kết hợp với axit trong dạ dày, protein và axit amin tạo thành hợp chất nitrosamines gây ung thư.
Ngoài ra, một số thực phẩm khác như thịt xông khói, khoai tây chiên hay mì ăn liền cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe dạ dày nếu bạn ăn thường xuyên. Vì vậy, tốt nhất là bạn chỉ nên ăn thực phẩm chế biến sẵn khi quá bận rộn và cố gắng chọn mua nguyên liệu tươi sạch để đảm bảo sức khỏe.