Một số triệu chứng của phình mạch não khá giống với đau nửa đầu. Do đó, sẽ nguy hiểm nếu phình mạch não bị nhầm là đau nửa đầu.
Không phải tất cả cơn đau đầu đều giống nhau, ngay cả khi chúng có một số triệu chứng tương đồng. Trên thực tế, những cơn đau đầu thường gặp thuộc ít nhất 14 loại khác nhau, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Phình mạch não sẽ gây đau đầu dữ dội và đột ngột khi túi phình bị vỡ. Ảnh SHUTTERSTOCK
Tùy thuộc vào loại đau đầu mà vị trí, mức độ và thời gian đau sẽ khác nhau. Có những loại đau diễn ra trong thời gian ngắn nhưng thường xuyên và ngược lại.
Đau nửa đầu là một trong những chứng đau đầu thường gặp nhất. Khoảng 10% dân số toàn cầu từng bị đau nửa đầu, theo nghiên cứu của tạp chí y khoa JAMA Network Open.
Triệu chứng đặc trưng của đau nửa đầu là cơn đau thường chỉ xảy ra ở nửa một bên đầu. Một số bệnh nhân còn gặp tình trạng rối loạn thị giác, nhìn thấy ánh sáng hoặc ánh sáng xuất hiện đột ngột. Cơn đau của đau nửa đầu sẽ bắt đầu thuyên giảm sau vài giờ hoặc vài ngày.
Một số loại đau đầu khác có thể là tình trạng y tế khẩn cấp, chẳng hạn như đau đầu do phình mạch não bị vỡ. Tuy nhiên, người bệnh có thể khó phân biệt được đau nửa đầu với phình mạch não vì một số triệu chứng của chúng lại giống nhau.
Phình mạch não là tình trạng mà mạch m.áu não bị phình. Tại Mỹ, các thống kê cho thấy có đến 6,5 triệu người nước này bị phình mạch não. Tuy nhiên, từ 50 đến 80% vị trí phình là nhỏ, kích thước dưới 2,5 cm và không bị vỡ.
Dù cơn đau do phình mạch não hoặc đau nửa đầu đều có thể dữ dội nhưng điểm khác biệt quan trọng giữa chúng là thời gian xuất hiện cơn đau. Ở phình mạch não, khi túi phình bị vỡ thì cơn đau đầu sẽ đến một cách đột ngột và dữ dội. Trong khi đó, cơn đau của đau nửa đầu sẽ đến một cách từ từ và tăng dần lên.
Ngoài ra, người bị phình mạch não còn xuất hiện các triệu chứng mà đau nửa đầu không có là bất tỉnh, co giật. Dù cơn đau đầu là loại gì nhưng nếu kèm theo các triệu chứng như ngất xỉu, nôn mửa, nhìn 1 thành 2, nhìn mờ, tê yếu tay chân, sốt, cứng cổ hay lú lẫn thì cần phải đưa đi cấp cứu ngay, theo Healthline.
Sỏi thận hình thành thế nào, điều trị ra sao?
Sỏi thận hình thành do kết tinh của một số chất trong cơ thể. Khi được thải ra ngoài qua đường tiểu, nhiều viên nhỏ đến mức người bệnh không cảm nhận được.
Trong khi đó, sỏi lớn hơn có thể gây đau, thậm chí đau dữ dội.
Sỏi thận được cấu tạo chủ yếu từ canxi, oxalat và axit uric. Trong đó, canxi chiếm 80 đến 85% thành phần viên sỏi, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Tùy theo kích thước viên sỏi mà người bệnh có thể phải mất từ 2 đến 4 tuần mới đào thải sỏi ra ngoài. Ảnh SHUTTERSTOCK
Trong hầu hết thời gian, các chất trên được thải ra ngoài cơ thể qua nước tiểu. Trong những trường hợp chúng kết tinh lại thành sỏi thì kích thước sỏi sẽ có hình dạng không đều nhau.
Sỏi thận sẽ có viên nhỏ như hạt cát nhưng cũng có khi lớn bằng trái banh golf.
Bệnh sỏi thận có thể gây đau. Vị trí đau sẽ nằm giữa dạ dày và lưng, thường đau một bên cơ thể. Khi sỏi di chuyển xuống bàng quang thì cũng có thể gây đau háng.
Sỏi sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể bằng đường tiểu. Những viên nhỏ sẽ đi ra ngoài một cách dễ dàng, thậm chí người bệnh có thể không cảm nhận được. Tuy nhiên, những viên lớn sẽ gây đau do làm tắc nghẽn dòng chảy nước tiểu.
Mất bao lâu để sỏi thận đào thải ra ngoài tùy thuộc nhiều vào kích thước của viên sỏi. Những viên sỏi nhỏ dưới 4 mm có thể mất 1 đến 2 tuần để đào thải ra ngoài. Trong khi đó, khoảng thời gian này với những viên lớn hơn 4 mm sẽ là 2 đến 6 tuần.
Ngoài ra, số lượng sỏi trong thận và t.uổi tác cũng ảnh hưởng đến thời gian sỏi thận được bài tiết ra ngoài. Thông thường, sỏi di chuyển từ thận xuống bàng quang sẽ mất vài ngày.
Nhưng ở nam giới lớn t.uổi, tuyến t.iền liệt phì đại có thể khiến quá trình này lâu hơn.
Trong trường hợp viên sỏi thận quá lớn và khó đi qua đường tiết niệu thì sẽ cần điều trị bằng phương pháp tán sỏi bằng sóng xung kích. Sóng xung kích năng lượng cao sẽ phá vỡ những viên sỏi lớn trong thận thành nhiều mảnh nhỏ, nhờ đó dễ đào thải ra ngoài hơn.
Một biện pháp khác để xử lý những viên sỏi lớn là tán sỏi qua nội soi niệu quản. Bác sĩ sẽ dùng ống soi niệu quản đưa vào niệu đạo, lên đến bàng quang và niệu quản để tiếp cận viên sỏi. Viên sỏi sẽ được phá vỡ bằng laser. Nếu nội soi niệu quản không thành công thì cần phải phẫu thuật, theo Healthline.