Hiện nay tai nạn do rắn độc cắn rất phổ biến, tai nạn này thường tăng vào mùa hè khi rắn vào mùa sinh sôi, phát triển.
Sau gần một tháng được các y bác sĩ tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên tận tình cứu chữa, nam bệnh nhân T.Q.H (36 t.uổi, trú tại xã Phú Xuyên, huyện Đại Từ ) bị rắn độc cắn đã qua cơn nguy kịch và trở lại với cuộc sống bình thường.
Theo lời kể của anh H, anh làm việc tại địa bàn xã Thần Sa, huyện Võ Nhai. Đầu giờ tối trước khi nhập viện trong lúc đang đi làm không may anh bị rắn cắn vào 2 ngón tay trái, do bất ngờ cũng như trời tối nên không xác định được chính xác loại rắn gì. Lúc này vết cắn nhỏ, không đau và chỉ chảy ít m.áu. Ngay sau khi tự garo cánh tay trái, anh được đồng nghiệp đưa đến Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên để cấp cứu.
Theo BS Lâm Văn Tài -Khoa Cấp Cứu Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên cho biết, bệnh nhân T.Q.H nhập viện trong tình trạng tỉnh táo, không khó thở, vết cắn vùng ngón tay đau ít, không c.hảy m.áu. Tuy nhiên chỉ vài giờ sau, nọc độc rắn đã bắt đầu khiến anh H rơi vào trình trạng nguy kịch, đau mỏi cơ toàn thân tăng nhanh, nuốt khó, khó thở, tăng tiết đờm dãi và rơi vào tình trạng suy hô hấp cấp, ngay lập tức bệnh nhân đã được các bác sĩ đặt nội khí quản, thở máy và chăm sóc tích cực theo phác đồ.
Những điều nên làm
Trấn an nạn nhân để tránh nọc độc lan nhanh
Ngăn không cho nọc độc lan khắp cơ thể
Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế
Những việc nên tránh
Không nên garô phía trên vết thương vì có thể gây hoại tử chi
Không rạch, nặn hút vết thương để lấy nọc ra do hiện nay không thấy hiệu quả mà gây c.hảy m.áu, n.hiễm t.rùng và tăng hấp thu nọc độc
Không đắp lá cây không rõ loại lên vết thương vì có thể gây hoại tử n.hiễm t.rùng nặng thêm vết cắn.
Sau quá trình được điều trị bằng phương pháp tốt nhất cùng với sự tận tình của các nhân viên y tế khoa Cấp Cứu, bệnh nhân H đã có thể tự đi lại được trong phòng, tự thở tốt, sức khỏe ổn định và được ra viện. Anh H xúc động chia sẻ “dường như tôi đã đi từ cõi c.hết trở về, không ngờ con rắn nhỏ cắn vết nhỏ như vậy mà khiến tôi rơi vào cơn nguy kịch, cơ thể tôi lúc đó tê liệt hoàn toàn, răng cắn vào lưỡi mặc dù đầu óc vẫn tỉnh táo…”,
Theo Bác sĩ Lâm Văn Tài, hiện nay tai nạn do rắn độc cắn rất phổ biến, tai nạn này thường tăng vào mùa hè khi rắn vào mùa sinh sôi, phát triển. Thời gian qua Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên cũng đã tiếp nhận và điều trị thành công nhiều nhiều trường hợp bị rắn độc cắn.
Các bác sĩ khuyến cáo: Người dân nếu không may bị rắn cắn, cần băng ép vùng chi bị cắn bằng băng vải hoặc băng tự tạo từ quần áo, băng tương đối chặt nhưng vẫn sờ thấy mạch đ.ập.
Sau đó bất động tay chân bị cắn bằng nẹp cứng (miếng gỗ, tre, bìa cứng,…), để vùng bị cắn thấp hơn vị trí của tim, nếu ở tay hoặc chân thì để thõng, không tự đi lại hoặc vận động, gọi người xung quanh hỗ trợ đưa đến cơ sở y tế gần nhất để để được xử trí kịp thời (kể cả khi vết cắn không đau, không c.hảy m.áu).
Không nên cố bắt hoặc g.iết rắn, thay vào đó cần ghi nhớ hình dạng, màu sắc rắn hoặc chụp ảnh để giúp nhận dạng loài rắn dễ dàng hơn. Trên đường vận chuyển đến cơ sở y tế, nếu bệnh nhân suy hô hấp cần được hô hấp nhân tạo (bằng thổi ngạt hoặc phương tiện y tế tại chỗ như bóp bóng,…).
Đề phòng rắn cắn, tránh càng xa rắn càng tốt, xung quanh nơi ở cần phát quang bụi rậm, dùng đèn, đi ủng, giày cao cổ và quần dài nếu đi trong đêm tối. Tránh trêu chọc, bắt rắn, sờ vào miệng rắn, kể cả rắn c.hết hay đầu rắn đã cắt rời.
Bệnh nhân H sức khỏe đã ổn định. Ảnh BSCC
Bất cứ trường hợp nào bị rắn cắn, ngay cả khi xác định là rắn lành đều cần theo dõi sát như là một trường hợp rắn độc cắn, ít nhất là trong 6 giờ đầu. Đặc biệt khi bị rắn độc cắn hoặc nghi ngờ rắn độc cắn, cần thực hiện các biện pháp sơ cứu ngay và nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế.
Cách sơ cứu:
Cho nạn nhân nằm yên, trấn an họ
Bất động và đặt nơi bị cắn thấp hơn so với tim để hạn chế hấp thu nọc độc
Rửa sạch vết thương bằng xà bông và nước
Phủ lên vết cắn bằng gạc mát để giảm đau, sưng
Băng thun hoặc vải sạch lên vết thương và phía trên vết thương.
Nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế để nơi đây xác định loại rắn cắn và chích huyết thanh kháng nọc phù hợp.
Huyết thanh kháng nọc rắn được sản xuất thế nào?
Huyết thanh được xem là liều thuốc hồi sinh cho các bệnh nhân nguy kịch do rắn độc cắn. Tuy nhiên, số lượng huyết thanh được sản xuất còn hạn chế.
Một số loài rắn chứa nọc độc như hổ chúa, lục đuôi đỏ, cạp nong, cạp nia…, có thể gây nguy hiểm cho tính mạng con người. Lúc này, huyết thanh kháng nọc rắn sẽ giúp trung hòa lượng nọc độc cố định trong cơ thể. Tuy nhiên, việc chỉ định cần được cân nhắc kỹ lưỡng do huyết thanh tương đối đắt t.iền và thường được sản xuất, cung cấp với số lượng giới hạn.
Huyết thanh kháng nọc rắn là gì?
Theo tiến sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), huyết thanh kháng nọc rắn là thuốc điều trị đặc hiệu hiệu quả hoặc thuốc giải nọc rắn độc.
Huyết thanh kháng nọc rắn chứa các globulin có khả năng trung hòa đặc hiệu một loại nọc rắn lấy được từ huyết thanh gia súc khỏe mạnh (ngựa, cừu, la, lừa) đã được miễn dịch với nọc rắn.
Bằng cách cho gia súc tiếp xúc và nhiễm độc bởi một loại nọc rắn đơn thuần, lúc này, chúng ta thu được huyết thanh đơn giá (đơn đặc hiệu) trung hòa nọc độc của một loài rắn.
Khi gia súc được gây miễn dịch với nhiều loại nọc rắn độc, chúng ta thu được huyết thanh kháng nọc đa giá (đa đặc hiệu). Huyết thanh này có khả năng trung hòa được nọc độc của nhiều loài rắn khác nhau.
Sau khi lấy nọc rắn, người ta sẽ cho gia súc tiếp xúc và nhiễm độc, từ đó tổng hợp huyết thanh dựa trên huyết tương và kháng thể của gia súc. Ảnh: Nature .
Tại Việt Nam, huyết thanh kháng nọc rắn có trong “Danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh” của Bộ Y tế ban hành năm 2005.
Huyết thanh kháng nọc rắn ở dạng lỏng được đựng trong lọ thủy tinh, bảo quản ở 2-8 độ C không cần cấp đông. Huyết thanh kháng nọc rắn đông khô được cất giữ lâu hơn nhưng đắt t.iền hơn và phải được hòa tan trở lại trước khi dùng.
Huyết thanh kháng nọc rắn đa giá được sử dụng để điều trị những hội chứng nhiễm độc do rắn độc cắn trong tình huống chưa xác định chắc chắn loại rắn. Huyết thanh kháng nọc rắn đơn đặc hiệu được sử dụng khi xác định được chính xác về loại rắn đã cắn.
Liều thuốc hồi sinh
Theo tiến sĩ Hùng, huyết thanh kháng nọc cần được cho sớm khi có chỉ định. Nó giúp phục hồi bệnh cảnh nhiễm độc toàn thân ngay cả khi tình trạng này đã tồn tại nhiều ngày hay xuất hiện rối loạn đông m.áu.
Tuy nhiên, huyết thanh kháng nọc rắn có phòng ngừa được hoại tử tại chỗ hay không là vấn đề còn đang bàn cãi, dù vậy, nó vẫn đem lại hiệu quả trong tình huống này. Huyết thanh kháng nọc cần được sử dụng sớm trong vài giờ đầu sau khi bị cắn.
Người đàn ông ở Tây Ninh mang theo rắn hổ mang chúa vào phòng cấp cứu. Người này giữ được mạng sống nhờ được truyền huyết thanh và điều trị tích cực tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
Trong tình huống bệnh nhân bị rắn độc cắn và xuất hiện triệu chứng nặng, huyết thanh giúp bệnh nhân cảm thấy khỏe hơn. Các dấu hiệu buồn nôn, đau đầu, đau nhức toàn thân và tại chỗ có thể mất đi nhanh chóng.
Ngoài ra, tình trạng c.hảy m.áu, nhiễm độc thần kinh (với rắn hổ cắn) cũng bắt đầu được cải thiện sau khoảng 30 phút truyền huyết thanh. Tuy nhiên, huyết thanh vẫn có thể gây tỷ lệ phản ứng nhỏ (phản vệ, sốt, buồn nôn, đau khớp, đau cơ…).
Rắn độc cắn đưa cùng lượng nọc độc vào cơ thể t.rẻ e.m tương tự người lớn. Vì vậy, t.rẻ e.m cũng được cho liều lượng huyết thanh kháng nọc như người lớn.
Huyết thanh kháng nọc rắn hiếm và đắt t.iền, do đó, bác sĩ chỉ dùng trong bệnh cảnh nặng, đe dọa tính mạng hoặc chi của bệnh nhân. Khi dùng, huyết thanh kháng nọc rắn có thể liên quan phản vệ, bệnh huyết thanh. Phản ứng phản vệ có thể dự phòng và điều trị với adrenalin, kháng histamin và corticosteroids…
Bạn đang tìm: mua máy trợ thính tại Quận Tân Bình chính hãng
Xem địa chỉ: mua máy trợ thính tại Quận Phú Nhuận giá rẻ
Địa chỉ: mua máy trợ thính tại Quận Gò Vấp uy tín