Gần đây, bánh chưng gạo lứt được hội chị em sợ béo vô cùng ưa chuộng nhưng liệu món ăn ngày Tết mới lạ này có thực sự không béo và giảm được cân hay không thì không phải ai cũng biết.
Thực tế, bánh chưng gạo lứt đã xuất hiện từ khoảng năm 2013. Chiếc bánh “hot hit” này có cách chế biến tương tự với bánh chưng truyền thống, cũng làm từ nhân đậu xanh, thịt ba chỉ và gói bằng lá dong. Tuy nhiên thay vì gạo nếp, vỏ bánh được sử dụng gạo lứt đen, gạo lứt tím hoặc đỏ và được gắn mác vô cùng “thần kỳ” ăn cả Tết không béo.
Đ.ánh đúng vào thị hiếu của các chị em nên chiếc bánh này được săn lùng “rần rần” với giá khá đắt khoảng 55.000 – 100.000 đồng/cai.
Sự thật về tác dụng giảm cân của bánh chưng gạo lứt
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, lớp cám lụa màu nâu đặc trưng của gạo lứt chứa đến hơn 90% các chất dinh dưỡng chủ yếu là vitamin và các nguyên tố vi lượng. Hàm lượng chất xơ trong gạo lứt cao gấp 2 lần những loại gạo thông thường khác.
Vậy nên khi ăn bạn sẽ có cảm giác no lâu, giảm đáng kể năng lượng thừa dung nạp vào cơ thể. Đặc biệt, lượng acid alpha lipoic trong gạo lứt cũng giúp chuyển hóa chất béo, hỗ trợ giải phóng mỡ thừa trong cơ thể tốt hơn gạo trắng.
Như vậy, bánh chưng gạo lứt giúp ít nhất là giữ cân, thậm chí có thể giảm cân so với ăn bánh chưng thường là điều chắc chắn. Loại bánh chưng này rất phù hợp cho những người muốn duy trì cân nặng hay giảm cân hoặc người ăn chay, ăn kiêng, bị tiểu đường, tim mạch, huyết áp.
Nhưng đương nhiên rằng, nếu bạn tin vào chiếc bánh chưng gạo lứt và ăn thả ga thì đúng là chẳng có loại bánh nào giúp bạn giảm cân được cả.
Và tất nhiên, bạn không thể trông chờ việc ăn gạo lứt sẽ giữ nguyên cân nặng hay giảm cân giảm mỡ ngay tức khắc mà phải duy trì đều đặn kết hợp với việc giảm ăn lượng đồ ngọt, chất béo có hại trong những ngày Tết.
Bởi vậy, có nhiều chị em ngày mùng 6 Tết quay trở lại guồng công việc với đôi chút lộc ban nơi gò má vòng eo bỗng thẹn thùng suy ngẫm: rõ ràng mình ăn bánh chưng gạo lứt rồi, sao vẫn lên cân?
Đừng hỏi ai, hãy hỏi những nem rán, canh măng chân giò, xôi gấc, mứt kẹo đi.
Cách ăn gạo lứt giảm cân hiệu quả tối đa
Điều cơ bản nhưng cũng quan trọng nhất là chọn được loại gạo lứt sạch, đầy đủ dinh dưỡng, mà lại dẻo ngọt để ăn lâu dài, có thể dùng để làm bánh hay nấu ăn trực tiếp. Một số loại gạo lứt kém chất lượng chứa nhiều Photpho không tốt cho người mắc bệnh thận, thậm chí khiến cơm nấu khô cứng có thể không tốt cho người mắc bệnh dạ dày, tiêu hoá.
Bạn nên kết hợp gạo lứt cùng chế độ ăn uống phù hợp, bổ sung các loại rau củ quả, kết hợp tập luyện thể thao đều đặn. Không nên ỷ nại tác dụng giảm cân của gạo lứt mà ăn số lượng nhiều, bạn nên tìm hiểu để biết lượng cơm gạo lứt vừa đủ, phù hợp cho việc giảm cân.
Cả gạo lứt ăn hàng ngày lẫn bánh chưng gạo lứt, chúng ta cũng cần chọn mua ở những nơi uy tín, an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Ngoài bánh chưng gạo lứt, bạn còn có thể chế biến thành nhiều món cực thơm ngon để đổi vị trong những ngày xuân 2021 sắp tới như: bánh gạo lứt, kẹo gạo lứt sữa gạo lứt, sữa chua – lứt tím,…
Những vị thuốc quý trong chiếc bánh chưng
Về mặt y học, tất cả các thành phần tạo nên chiếc bánh chưng đều là những vị thuốc dân gian, rất gần gũi với cuộc sống đời thường.
Các thành phần trong chiếc bánh chưng đều là những vị thuốc dân gian.
Theo Sức khỏe đời sống, bánh chưng là một thực phẩm cổ truyền, đậm đà bản sắc dân tộc, giàu chất dinh dưỡng, không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán ở Việt Nam. Về mặt y học, tất cả các thành phần tạo nên chiếc bánh chưng đều là những vị thuốc dân gian, rất gần gũi với cuộc sống đời thường.
Bánh chưng được phối hợp tổng hòa nhiều mùi vị như thơm dẻo của gạo nếp, ngọt bùi của đậu xanh, vị béo ngậy của thịt mỡ và mùi thơm đặc trưng của tiêu, hành, lá dong. Đây là sự kết hợp tương đồng rất khoa học và sáng tạo phù hợp nhu cầu dinh dưỡng nhiều lứa t.uổi.
Lá dong
Vị ngọt nhạt, tính hơi hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương quyết, lợi tiểu, làm se. Chữa say rượu: lá dong tươi 100 g, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước uống. Dùng riêng hoặc phối hợp với lá non sắn dây. Có thể dùng cuống lá dong cũng được.
Chữa ngộ độc: đọt lá dong 50 g, rửa sạch, giã nát, thêm nước, gạn uống. Ngày làm 2 – 3 lần. Chữa vết thương: lá dong 100 g, rửa sạch, giã nhỏ, đắp băng. Nếu vết thương c.hảy m.áu sẽ cầm lại ngay. Chữa rối loạn tiêu hóa, đi ngoài nhiều lần trong ngày: lá dong đốt tồn tính, mỗi lần uống 20g với nước sôi để nguội. Ngày uống 2-3 lần.
Gạo nếp
Gạo nếp (ngạch mễ): có vị ngọt, thơm, mềm dẻo, tính ấm, có tác dụng bổ tỳ vị.
Để chữa nôn mửa không dứt, Tuệ Tĩnh (Nam dược thần hiệu) đã dùng gạo nếp 20g sao vàng, gừng tươi 3 lát, sắc với 200 ml nước còn 50 ml, uống trong ngày. Cũng với công dụng trên, kinh nghiệm dân gian lại dùng gạo nếp 12 g phối hợp với mạch môn 12 g, đảng sâm 12 g, bán hạ chế 6 g, cam thảo 4 g, nấu nước uống. Nước gạo rang được dùng chống tiêu chảy.
Cháo gạo nếp nấu suông gọi là cháo hoa có tác dụng “mát ruột”,dùng cho những trường hợp “nặng bụng”, nếu nấu nhừ với móng giò lợn là món ăn – vị thuốc cổ điển và phổ biến làm tăng tiết sữa.
Thịt lợn
Còn gọi “trư nhục”: vị hơi ngọt, mặn, tính bình, ăn lành, tác dụng tư âm, nhuận da thịt, dưỡng khí huyết, ích ngũ tạng… Là nguồn cung cấp chất đạm (protein) không thể thiếu cho mọi lứa t.uổi. Nếu t.rẻ e.m thiếu đạm sẽ chậm lớn, thấp bé nhẹ cân. Người lớn t.uổi thiếu đạm hay bị mệt mỏi… Tuy nhiên, người bệnh gút không ăn nhiều thịt trong nhân bánh chưng.
Mỡ lợn còn gọi “trư chỉ”: vị ngọt, tính mát, không độc, có tác dụng hoạt huyết, nhuận phổi, giải độc, khu phong… Chữa chứng mất tiếng nói, t.rẻ e.m, thanh niên tóc khô, da mụn nám, gầy ốm yếu, chậm lớn… Mỡ lợn cung cấp chất béo (lipid) là chất không thể thiếu cho mọi lứa t.uổi. Nếu bổ sung chất béo hợp lý giúp hình thành phát triển của hệ thần kinh, nội tiết tố, s.inh d.ục… Chất béo còn giúp hòa tan hấp thu chuyển hóa các vitamin A, D, E, K cũng như duy trì mềm mại của làn da, mái tóc…
Đỗ xanh (lục đậu)
Đậu xanh là loại dược liệu có vị ngọt, hơi tanh, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu khát, điều hòa ngũ tạng.
Người xưa đã biết phòng chống các bệnh viêm nhiệt về mùa hè bằng cách nấu nước uống với 3 loại đỗ xanh, đỗ đen và đỗ đỏ (lượng bằng nhau). Hạt đỗ xanh nấu với gạo nếp thành cháo, thêm đường, ăn hằng ngày chữa háo nhiệt, cồn cào, đái dắt, nôn ọe khi có thai. Đỗ xanh tán thật nhỏ, trộn với giấm đắp chữa sưng tấy, phát nóng, đau nhức.
Để giải độc, lấy đỗ xanh cả vỏ, 2 phần; cam thảo 1 phần, sắc lấy nước uống. Vỏ hạt đỗ xanh (lục đậu bì hay lục đậu xác), y học cổ truyền dùng vỏ hạt đỗ xanh phối hợp với sinh địa, huyền sâm, thạch cao, huyền minh phấn, cam thảo, mỗi vị 10g, phơi khô, nghiền nhỏ, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm 2 lần trong ngày chữa sốt cao, mê man, co giật.
Theo kinh nghiệm dân gian, vỏ hạt đỗ xanh phơi khô, nhồi vào túi vải để gối đầu tạo cảm giác mát dễ chịu, chống nhức đầu, nhất là về mùa nóng ẩm.
Bánh chưng.
Giá đỗ xanh
Là một loại rau ăn đặc biệt dưới dạng màu rất giàu protid, glucid, các loại vitamin nhất là vitamin E rất cần thiết cho những người hiếm con và phụ nữ bị sảy thai. Dạng dùng phổ biến là ăn giá sống. Khi bị ho có đờm, khô cổ, khản tiếng, lấy giá sống trộn với ít nước, ép lấy nước ngậm làm nhiều lần trong ngày. Để chữa ngộ độc thức ăn và kim loại, bí tiểu, say rượu, uống nước ép giá sống pha thêm đường.
Hành
Còn gọi “thông bạch”: vị cay, tính ấm, không độc. Tác dụng giải biểu, thông dương, hòa trung, tiêu thực, sát trùng, lợi tiểu tiện, thông huyết ứ… Trị bụng đầy chậm tiêu, viêm nhiễm đường ruột, cảm cúm nhức mỏi, tiểu tiện bất lợi, phong thấp nhức mỏi, ngăn ngừa huyết ứ, kết vón tiểu cầu.
Hạt tiêu
Còn gọi “hồ tiêu”: vị cay ấm. Tác dụng ôn trung hạ khí tiêu đờm, kích thích tiêu hóa… Trị chứng bụng lạnh đau, thổ tả, ói mửa, bụng đầy chậm tiêu, trừ độc của thịt cá, nấm.
Muối
Tác dụng tả hỏa, thanh tâm, lương huyết, nhuận táo, dẫn thuốc khác vào kinh thận. Muối natri cân bằng nước và điện giải điều hòa âm dương trong cơ thể… Khi thiếu muối, cơ bắp dễ bị chuột rút, hoa mắt, chóng mặt…
Tuy nhiên, bánh chưng giàu chất đường, chất đạm, chất béo nên người đái tháo đường, người đang cần giảm cân không nên ăn nhiều.