Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện ra rằng người từ 60 t.uổi nên đi ngủ sau 9 giờ đến 10 giờ tối là tốt nhất để ngăn ngừa chứng mất trí nhớ ở t.uổi già.
Nghiên cứu, được công bố hôm 21.9 trên tạp chí nghiên cứu về lão hóa của Mỹ Journal of the American Geriatrics Society, cho thấy ngủ trước 9 giờ tối có thể làm tăng nguy cơ mất trí nhớ (sa sút trí tuệ), theo chuyên trang y tế Medical News Today.
Một trong những mục tiêu chính của nghiên cứu về chứng mất trí nhớ là khám phá ra các nguyên nhân góp phần gây ra tình trạng này càng sớm càng tốt.
Giờ đây, một nghiên cứu mới cho thấy đi ngủ sớm có thể đóng vai trò quan trọng đối với chứng bệnh đáng sợ ở t.uổi già này.
Các nhà khoa học của Thụy Điển, Anh và Trung quốc từ Đại học Sơn Đông (Trung Quốc) đã phát hiện ra một số thói quen ngủ của những người trên 60 t.uổi có thể là nguy cơ gây ra chứng mất trí nhớ.
Những người đi ngủ trước 9 giờ tối có nguy cơ bị mất trí nhớ cao gấp đôi, so với người đi ngủ vào khoảng 10 giờ. Ảnh SHUTTERSTOCK
Nghiên cứu đã thu thập dữ liệu về giấc ngủ của gần 2.000 người trong độ t.uổi từ 60 đến 74.
Mỗi người tham gia đã trả lời các câu hỏi về thói quen ngủ của họ và họ được đo chức năng nhận thức. Họ được theo dõi trung bình khoảng 4 năm.
Kết quả cho thấy, những người đi ngủ trước 9 giờ tối có nguy cơ bị mất trí nhớ cao gấp đôi, so với người đi ngủ vào khoảng 10 giờ, theo Medical News Today.
Ngủ càng sớm vào buổi tối, nguy cơ mất trí nhớ càng cao.
Đồng thời, kết quả cũng cho thấy những người ngủ nhiều hơn 8 tiếng có nguy cơ mất trí nhớ cao hơn 69% so với người ngủ từ 7 – 8 tiếng.
Các tác giả nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng việc đi ngủ sớm hơn có thể do nhịp sinh học bị gián đoạn.
Các phần của não chịu trách nhiệm giấc ngủ bắt đầu thay đổi khi mọi người già đi. Điều này ảnh hưởng đến chu kỳ nhịp sinh học.
Cũng có thể những người mắc chứng sa sút trí tuệ giai đoạn đầu trải qua sự mệt mỏi của não sớm hơn trong ngày, khiến họ muốn ngủ sớm hơn.
Ngủ nhiều hơn 8 tiếng có nguy cơ mất trí nhớ cao hơn 69% so với người ngủ từ 7 – 8 tiếng. ẢnhSHUTTERSTOCK
Như vậy, không chỉ ngủ sớm, mà ngủ quá nhiều cũng làm tăng nguy cơ mất trí nhớ. Các nhà nghiên cứu cũng cảnh báo rằng ngủ nhiều hơn bình thường có thể là dấu hiệu ban đầu của tình trạng suy giảm trí tuệ ở người cao t.uổi.
Các nhà nghiên cứu cho rằng những người này nên được theo dõi và tầm soát chứng sa sút trí tuệ để bắt đầu điều trị càng sớm càng tốt.
Mặt khác, các nghiên cứu trước đây còn nhận thấy mất ngủ đặc biệt dẫn đến hiệu suất trí nhớ kém.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng cho rằng chủ đề về giấc ngủ và chứng mất trí nhớ là khá “phức tạp”. Họ cho biết các loại sa sút trí tuệ khác nhau có liên quan đến các vấn đề về giấc ngủ khác nhau.
Sống tằn tiện để tiết kiệm trả nợ cho con trai, ai ngờ con dâu lại lén lút làm điều này mỗi tháng
Vợ chồng tôi chỉ có một đứa con trai duy nhất nên xác định ngay từ đầu là tài sản trong nhà sau này sẽ để lại hết cho con, đồng thời phải dựa vào con khi t.uổi già.
Khi con trai chuẩn bị lấy vợ, chúng cần gì vợ chồng tôi cũng tôn trọng và cố gắng đáp ứng những yêu cầu của chúng. Quan điểm là bây giờ mình đối xử tốt với chúng thì sau này chúng cũng sẽ tốt với mình. Ngày 2 gia đình gặp nhau, nhà gái yêu cầu con trai tôi phải có nhà riêng mới cho kết hôn, con trai tôi khá bối rối vì nó chưa có đủ kinh tế để có thể tự mình lo được việc này. Tôi thương con nên đồng ý đứng ra làm chủ. Ban đầu, tôi dự định mua cho chúng một căn nhà nhỏ gần nhà tôi, vừa vừa t.iền, vừa tiện để bố mẹ con cái qua lại thăm nom nhau.
Thế nhưng con dâu tương lai lại muốn mua nhà trong nội thành để đi làm cho gần, sau này có con cái đi học cũng tiện hơn. Cho dù điều đó cũng có lý nhưng giá nhà nội thành đắt, toàn bộ số t.iền tiền chúng tôi có cùng với khoản tiết kiệm của con trai cũng chưa đủ. Cuối cùng chúng tôi quyết định mua cho chúng một căn chung cư trả góp và trả thế chấp ngân hàng hàng tháng.
Sau đám cưới, vợ chồng con trai dọn ngay về nhà mới ở. Chúng thỉnh thoảng có qua thăm vợ chồng tôi nhưng tuyệt nhiên không nói gì đến việc trả phần t.iền còn lại của căn nhà. Tôi với chồng băn khoăn nhưng lại bảo nhau cho qua, chúng tôi còn đi làm nên sẽ tiết kiệm chi tiêu để trả giúp chúng, t.iền chúng làm ra thì để tích cóp cho tương lai cũng tốt.
Cũng có khi tôi hỏi dò con trai về việc chi tiêu trong nhà thì nó vô tư trả lời rằng t.iền lương hàng tháng đều đưa vợ quản lý hết chứ nó không giữ. Tôi hơi bất ngờ nhưng lại nghĩ trong gia đình để vợ làm tay hòm chìa khóa cũng ổn, chỉ cần chúng hòa thuận và sống hạnh phúc là tôi vui rồi.
Thời gian thấm thoắt trôi, vợ chồng con trai đến nay đã kết hôn được 5 năm, có con trai 3 t.uổi và tôi cũng đã nghỉ hưu được gần 1 năm. Về cơ bản số t.iền nợ ngân hàng không còn nhiều nhưng giờ 2 vợ chồng tôi chỉ còn lương hưu nên cuộc sống vẫn duy trì ở mức đạm bạc, hơn nữa do có nhiều thời gian rảnh rỗi nên cũng cảm thấy buồn chán. Tôi yêu cầu vợ chồng con trai cho cháu về chơi thường xuyên hơn cho vui cửa vui nhà, hoặc chúng bận thì tôi sẽ tự đến thăm chúng.
Một lần háo hức đến chơi với cháu đích tôn, thấy cửa hé mở tôi toan bước vào thì vô tình nghe được cuộc nói chuyện của con dâu với bà thông gia: ” Mẹ cất t.iền đi. Lần sau cần thêm thì cứ gọi điện con chuyển khoản cho, mẹ không cần đến tận nơi lấy đâu. May chồng con không phát hiện ra, chỉ những dịp lễ tết hay dịp quan trọng cho đều 2 bên thì anh ấy mới biết thôi. Mẹ đừng tiết kiệm quá, chịu khó mua đồ bổ đồ ngon mà ăn”.
Tôi nghe đến đây mà tối sầm mặt lại. Con dâu quả là người con hiếu thảo nhưng lại chỉ hiếu thảo với bố mẹ ruột của nó, còn với bố mẹ chồng thì không coi ra gì. Xưa nay vợ chồng già chúng tôi đều hết lòng hết sức vun vén cho gia đình chúng, thậm chí phải nhịn ăn nhịn tiêu để trả nợ cho chúng, nhưng con dâu không biết trân trọng mà lại đối xử với chúng tôi thật bất công và bạc bẽo.
Quá thất vọng nên tôi quay lưng đi về luôn. Sau khi tâm sự và bàn bạc với chồng, tôi quyết định gọi con trai và con dâu về có việc gấp. Trong cuộc họp gia đình, tôi nói: ” Bố mẹ đã về hưu nên thu nhập rất thấp và sức khỏe cũng đã yếu đi nhiều. Thế nên số t.iền 150 triệu còn lại ở ngân hàng, các con phải tự lo trả nốt. Hơn nữa mấy năm qua bố mẹ đều phải chi tiêu rất tiết kiệm, dồn dải tất cả thu nhập để trả nợ t.iền nhà cho các con đến nỗi không hề có của để dành, thế nên đã đến lúc các con phải có trách nhiệm với bố mẹ, bố mẹ cần các con hỗ trợ mỗi tháng 5 triệu t.iền sinh hoạt phí”.
Hai đứa đều tỏ ra sửng sốt, đặc biệt con dâu liền phản ứng rằng 5 triệu một tháng là quá nhiều, rồi chúng tôi còn khỏe, còn lương hưu mà… Con trai nghe vậy cũng hùa vào với vợ muốn từ chối khoản hỗ trợ mà tôi yêu cầu khiến tôi càng tức giận hơn: “Mấy năm nay, tháng nào vợ anh cũng biếu bố mẹ đẻ 3 triệu, tại sao với chúng tôi lại khó khăn thế? Ai mua nhà cho anh chị, ai trả nợ cho anh chị mà anh chị lại đối xử bất công như vậy? Anh muốn của nả ở cái nhà này bay hết về bên ngoại nhà anh, anh mới thỏa lòng sao?”.
Lúc này con trai tôi mới ngã ngửa ra, nó trừng mắt nhìn vợ thì con con dâu chỉ lúng túng lảng tránh. Trong lúc bức xúc nó tát vợ một cái đau điếng rồi quát vợ về nhà ngay để làm rõ chuyện này. Mấy ngày hôm sau nó quay lại nhà tôi nói sẽ ly hôn vì không thể chấp nhận một người vợ vô lý và ích kỷ như thế, nó xin lỗi vợ chồng tôi vì quá nhu nhược và tin vợ để chúng tôi phải chịu ấm ức. Thực lòng tôi rất giận con dâu nhưng cũng không muốn gia đình con trai tan vỡ, cháu tôi phải chia lìa bố mẹ. Tôi nên làm sao đây?
(Độc giả giấu tên)