Nếu được can thiệp bằng xét nghiệm sàng lọc sớm trong thai kỳ, điều trị thuốc dự phòng kịp thời, đầy đủ có thể giảm tỉ lệ lây truyền các bệnh từ mẹ sang con như giang mai, HIV, viêm gan B xuống dưới 2%
Ba bệnh lây truyền từ mẹ sang con là HIV, viêm gan B, giang mai hoàn toàn có thể phòng tránh được thông qua các can thiệp sẵn có và đơn giản như xét nghiệm sàng lọc, quản lý điều trị phụ nữ có thai và tiêm chủng cho trẻ ngay sau sinh. Tuy nhiên, từ đầu năm 2022 đến nay, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM) tiếp nhận đến 20 ca giang mai, trong khi trước đó gần như không có trẻ mắc bệnh này nhập viện.
Trẻ mắc giang mai bẩm sinh tăng bất thường
Theo bác sĩ chuyên khoa II Dư Tuấn Quy, Trưởng Khoa Nhiễm – Thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1, 20 ca bệnh tập trung ở trẻ sơ sinh và trẻ lớn hơn 1 tháng t.uổi và chủ yếu từ các tỉnh ĐBSCL chuyển lên. “Dù bệnh giang mai có thể kiểm soát trong quá trình trước và trong khi mang thai nhưng do sự chủ quan của gia đình đã khiến trẻ mắc bệnh và chịu hậu quả nặng nề. Đây là điều rất đáng tiếc” – bác sĩ Quy lo ngại.
Điển hình, một b.é t.rai nhập viện trong tình trạng hủy xương cánh tay, xương chày, xương đùi do mắc bệnh giang mai. Khai thác bệnh sử, gia đình cho biết quá trình mang thai, người mẹ được xét nghiệm dương tính với giang mai. Tuy nhiên, do người mẹ không nghĩ mình mắc bệnh nên không điều trị để dự phòng lây truyền sang con. Do đó, khi b.é t.rai sinh ra đã mắc bệnh giang mai bẩm sinh và biến chứng hủy xương.
Trường hợp thứ 2 là bé bị viêm màng não do giang mai, khi nhập viện phải điều trị kháng sinh lâu dài. Nguyên nhân cũng do trẻ mắc giang mai khi còn trong bụng mẹ nhưng không được điều trị dự phòng.
Nếu được can thiệp bằng xét nghiệm sàng lọc sớm trong thai kỳ, trẻ sinh ra sẽ tránh được các bệnh lý nguy hiểm. (Ảnh có tính minh họa)
Không chỉ trẻ nhập viện vì mắc bệnh giang mai mà Bệnh viện Nhi Đồng 1 cũng từng tiếp nhận 2 ca viêm gan nặng. Dù đã nỗ lực cứu chữa nhưng do tình trạng nguy kịch nên 2 bé đã t.ử v.ong.
“Trước đây, việc dự phòng lây nhiễm HIV, viêm gan B và giang mai được thực hiện tốt. Tuy nhiên, thời gian qua, do ảnh hưởng dịch COVID-19 cũng như sự chủ quan của nhiều thai phụ đã khiến căn bệnh giang mai ở t.rẻ e.m tưởng chừng bị xóa sổ thì nay đã xuất hiện trở lại. “Chúng tôi đang có nghiên cứu tại Khoa Sơ sinh của bệnh viện để lý giải nguyên nhân khách quan vì sao trẻ mắc bệnh giang mai tăng” – bác sĩ Quy cho biết.
Giang mai là một trong những bệnh có đường truyền từ mẹ sang con, vì vậy mắc bệnh giang mai trong thời kỳ mang thai có thể gây những biến chứng nguy hiểm đến thai kỳ và trẻ sơ sinh như sinh non, đa ối, t.ử v.ong thai nhi và giang mai bẩm sinh. Mắc bệnh giang mai bẩm sinh có thể gây t.ử v.ong cho thai nhi hoặc dị dạng thai nhi.
Theo bác sĩ Quy, khi trẻ mắc bệnh giang mai bẩm sinh có các dấu hiệu như da bông trắng, sốt, thậm chí co giật. Bệnh giang mai bẩm sinh sẽ gây biến chứng toàn thân, suy đa cơ quan. Nếu trẻ mắc giang mai biến chứng sang não sẽ gây mủ tụ dịch hoặc chậm phát triển tâm thần vận động, biến chứng ở xương sẽ bị hủy xương, biến chứng sang mắt, tai sẽ khiến trẻ giảm thị lực, điếc…
Bác sĩ Quy cho biết giang mai là bệnh điều trị được bằng kháng sinh. Mức độ điều trị tùy thuộc tình trạng n.hiễm t.rùng, tình hình sức khỏe của trẻ. Đối với một số trẻ sơ sinh, bệnh giang mai bẩm sinh có thể được chữa khỏi hoàn toàn, một số phải điều trị triệu chứng trong thời gian dài.
Tầm soát các bệnh để can thiệp sớm
Theo Vụ Sức khỏe bà mẹ và t.rẻ e.m – Bộ Y tế, hằng năm, Việt Nam có gần 2 triệu phụ nữ mang thai, trong đó có hơn 3.800 người nhiễm HIV. Nếu không có can thiệp thì với tỉ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con khoảng 30%-40%, mỗi năm Việt Nam có khoảng 1.140-1.520 trẻ sinh ra nhiễm HIV từ mẹ.
Đối với viêm gan B, kết quả của một số nghiên cứu cho thấy Việt Nam nằm trong vùng lưu hành dịch tễ cao của virus viêm gan B. Do đó, tỉ lệ lưu hành virus viêm gan B trên phụ nữ mang thai cũng rất cao – từ 9,5%-13%.
Riêng với giang mai, năm 2016, Bộ Y tế đã đưa việc xét nghiệm sàng lọc bệnh này vào nội dung khám thai định kỳ.
Nhằm hướng tới loại trừ HIV, viêm gan B và giang mai lây truyền từ mẹ sang con, Việt Nam đã xây dựng kế hoạch hành động quốc gia tiến tới loại trừ 3 bệnh trên giai đoạn 2018-2030. Mục tiêu đến năm 2030 sẽ không còn trẻ mắc 3 bệnh trên do lây truyền từ mẹ.
PGS-TS-BS Huỳnh Nguyễn Khánh Trang, Trưởng Khoa Sản bệnh Bệnh viện Hùng Vương (TP HCM), cho biết thai nhi có thể mắc các bệnh n.hiễm t.rùng do virus, siêu vi, vi khuẩn… Em bé có thể nhiễm các tác nhân này trước, trong khi mang thai và sau khi sinh. Vì vậy, để phòng ngừa cần thực hiện các biện pháp theo 3 giai đoạn trên bằng tiêm vắc-xin, thực hiện các xét nghiệm thường quy khi mang thai, tiêm phòng cho trẻ sau sinh.
Bác sĩ Trang nhấn mạnh trong quá trình mang thai, không chỉ siêu âm, đo tim thai mà người mẹ phải thực hiện xét nghiệm, tầm soát các bệnh có thể điều trị để sớm có biện pháp can thiệp, tránh nguy cơ lây truyền từ mẹ sang con.
Bác sĩ Dư Tuấn Quy cũng cho biết các bệnh HIV, viêm gan B, giang mai có thể điều trị dự phòng và hoàn toàn miễn phí, thai phụ cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị để con sinh ra khỏe mạnh.
Đà Nẵng: Khám ngạt mũi, tình cờ phát hiện bệnh nhi 4 t.uổi mắc Cholesteatoma bẩm sinh nguy cơ gây điếc
Chiều 30/9, Bệnh viện đa khoa Gia Đình (Đà Nẵng) cho biết, một bệnh nhi 4 t.uổi không có t.iền sử mắc bệnh lý hay bất kỳ triệu chứng gì ở tai, khi đi hám tại bệnh viện này vì bị mũi thì đã phát hiện mắc Cholesteatoma bẩm sinh – một bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến chức năng nghe của trẻ, cần phẫu thuật ngay trong ngày.
Theo Bệnh viện đa khoa Gia Đình (Đà Nẵng), thấy con bị ngạt mũi, chảy mũi và ho dài ngày, không có dấu hiệu thuyên giảm, phụ huynh của bé N.H.Q (4 t.uổi) đã đưa con đến khám tại Bệnh viện đa khoa Gia Đình. Trong quá trình thăm khám và nội soi tai, các bác sĩ phát hiện có khối màu trắng như hạt ngọc trai nằm sau màng nhĩ, tuy nhiên bé không hề có triệu chứng chảy mủ tại tai hay t.iền sử phẫu thuật trước đó.
Khối Cholesteatoma sau khi phẫu thuật nội soi, loại bỏ khỏi tai của bệnh nhi N.H.Q (4 t.uổi)
Tiếp tục thực hiện kiểm tra các cận lâm sàng như chụp phim CT xương thái dương và đo chức năng nghe, các bác sĩ chẩn đoán cháu bé mắc Cholesteatoma bẩm sinh. Đây là một bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến chức năng nghe của trẻ.
Sau khi hội chẩn và nhận định tình trạng nguy hiểm của ca bệnh, nếu không loại bỏ kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng nặng nề như điếc, liệt dây thần kinh mặt hay thậm chí là viêm màng não, ê-kíp bác sỹ chuyên khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện đa khoa Gia Đình đã tư vấn cho phụ huynh và chỉ định phẫu thuật trong ngày để loại bỏ khối Cholesteatoma.
Ê-kíp đã sử dụng phương pháp phẫu thuật nội soi với ưu điểm can thiệp tối thiểu đến cơ thể, không ảnh hưởng xấu đến những cơ quan xung quanh và ít gây đau đớn cho trẻ. Bằng phương pháp tối ưu kết hợp với trang thiết bị y tế hiện đại, ê kíp phẫu thuật đã loại bỏ hoàn toàn khối Cholesteatoma chỉ sau 1 giờ đồng hồ. Sau phẫu thuật, bệnh nhi hồi phục tốt, không nôn mửa, không chóng mặt, không c.hảy m.áu, có thể uống sữa và ăn cháo loãng.
Phụ huynh của bé N.H.Q cho biết: “Bé không có triệu chứng gì ở tai, cũng chưa từng phẫu thuật trước đó. Mình đưa bé đi khám vì thấy ho và chảy mũi dài ngày, cứ nghĩ là bé chỉ bị ốm bình thường thôi. Thực sự bất ngờ khi nghe bác sỹ chẩn đoán là bị mắc bệnh cholesteatoma bẩm sinh, nếu không điều trị sớm sẽ ảnh hưởng nặng đến tai.”
Theo Ths.Bs Trần Minh Trang, chuyên khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện đa khoa Gia Đình, Cholesteatoma là 1 khối u biểu bì nằm lạc chỗ ở trong tai giữa hoặc xương chũm. Nó có thể ở bất cứ vị trí nào trong các nhóm thông bào xương chũm. Đó là một bệnh lý ảnh hưởng đến tai và chức năng nghe, rất hiếm gặp và thường có dấu hiệu kín đáo nên khó phát hiện, dễ bị bỏ sót. Cholesteatoma nguyên phát từ trong thời kỳ bào thai với tỉ lệ 0.12/ 100.000 trẻ, gặp ở trẻ nam nhiều gấp 2 – 3 lần trẻ nữ. Khoảng hơn 50% các trường hợp là do tình cờ phát hiện.
Nếu khối Cholesteatoma không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nặng nề bởi chúng có khả năng ăn mòn, phá hủy các thành phần của tai giữa, xương thái dương và các cấu trúc lân cận. Do vậy dễ gây các biến chứng như ảnh hưởng đến chức năng nghe – nói, thậm chí gây điếc, liệt dây thần kinh mặt, rò ống bán khuyên. Nguy hiểm hơn là các biến chứng nội sọ như viêm màng não, áp xe não, viêm tắc tĩnh mạch bên.
Ths.Bs Trần Minh Trang cũng lưu ý, hiện nay tỉ lệ thực mắc Cholesteatoma bẩm sinh khó xác định và ngày càng có xu hướng gia tăng. Vì vậy, trẻ cần được thăm khám và chẩn đoán sớm để cải thiện kết quả điều trị và tránh các biến chứng nặng nề.