Trước khi tiến hành sơ cứu bỏng, chuyên gia nhận định cần làm một điều và tránh làm một điều sau thì hiệu quả sơ cứu mới đạt tối đa.
Bỏng là tai nạn rất thường xuyên gặp phải vào dịp nghỉ Tết. Bạn có thể bị bỏng nước sôi, bỏng do dầu mỡ b.ắn trong quá trình xào nấu, chiên rán đồ ăn. Trong những ngày nghỉ lễ này, mọi người, đặc biệt là chị em phụ nữ vô cùng bận rộn với việc bếp núc nên tai nạn bỏng rất dễ xảy ra. Nhằm hướng dẫn chị em xử lý bỏng tốt nhất lại không lo sẹo xấu, ảnh hưởng nhan sắc, chuyên gia chỉ ra một điều CẦN, một điều TRÁNH trước khi sơ cứu bỏng.
CẦN ngâm nước lạnh tối thiểu 15 phút ngay khi vừa bị bỏng
CẦN ngâm nước lạnh tối thiểu 15 phút ngay khi vừa bị bỏng.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai) chia sẻ, khi bị bỏng nước sôi hay dầu mỡ nóng b.ắn vào, nạn nhân cần được ngâm ngay vùng bị bỏng vào nước mát tối thiểu 15 phút và tối đa 30 phút.
Chuyên gia đặc biệt nhấn mạnh không được ngâm vùng bị bỏng vào nước đá vì tình trạng lạnh đột ngột có thể khiến nạn nhân bị co mạch, có thể bị bỏng lạnh. Đây là cách sơ cứu bỏng sai lầm mà rất nhiều người mắc phải.
TRÁNH bôi kem đ.ánh răng hoặc nước mắm khi sơ cứu bỏng
Nhiều người có thói quen bôi kem đ.ánh răng hoặc nước mắm khi bị bỏng vì cho rằng điều này giúp làm dịu vết thương. Tuy nhiên, chuyên gia nhận định điều này hết sức sai lầm. Thói quen sơ cứu bỏng sai lầm này có thể khiến bạn bị n.hiễm t.rùng, tình trạng vết bỏng thêm nặng nề.
Vậy, sơ cứu bỏng đúng cách được thực hiện thế nào?
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, việc xác định mức độ vết bỏng để điều trị kịp thời vô cùng quan trọng. Trước đó, bạn cần phải nắm rõ các kỹ năng sơ cứu bỏng đúng cách. Điều này vô cùng quan trọng, giúp vết bỏng đỡ bị bỏng rát, nhanh chóng hồi phục và hạn chế tối đa những vết sẹo xấu.
Bỏng có 3 mức độ khác nhau. Ở mức độ 1, nạn nhân bị đỏ, đau, sưng nhẹ, vết bỏng trở thành màu trắng khi ấn lên và da trên vết bỏng thường lột sau 1-2 ngày. Ở mức độ 2, vết bỏng dày hơn, da rất đỏ, sưng nhiều, loang lổ, nạn nhân cảm thấy rất đau và xuất hiện mụn nước trên da. Ở mức độ 3 cũng là mức độ nặng nhất, bỏng diễn ra trên vùng rộng, gây tổn thương cho tất cả các lớp da, da chuyển màu trắng hoặc cháy sém. Vết bỏng có thể đau rất ít, thậm chí không đau do dây thần kinh và mô da bị tổn thương.
Để sơ cứu đúng cần căn cứ vào từng mức độ bỏng. Sơ cứu đúng cách theo từng mức độ bỏng được thực hiện như sau:
Để sơ cứu đúng cần căn cứ vào từng mức độ bỏng.
Bỏng ở mức độ 1
– Ngâm vết bỏng vào nước lạnh ít nhất 5 phút, sau đó thoa lên vết bỏng một lớp kem dưỡng da có tác dụng bảo vệ, làm lành da như lô hội, thuốc mỡ kháng sinh.
– Sử dụng băng gạc nhẹ nhàng quấn lỏng quanh vết bỏng. Có thể sử dụng thêm thuốc giảm đau để cảm thấy dễ chịu hơn.
Bỏng ở mức độ 2
– Ngâm vết bỏng vào nước ít nhất 15 phút. Có thể đắp vải ướt nhúng nước lạnh lên vết bỏng nhỏ 2-3 phút mỗi ngày, sau đó thoa thuốc mỡ kháng sinh.
– Sử dụng băng gạc khô băng vết bỏng, thay băng mỗi ngày một lần. Chú ý rửa sạch tay trước khi rửa vết bỏng.
– Kiểm tra vết bỏng hàng ngày xem có xuất hiện những dấu hiệu như sưng đau, đỏ hơn không. Không l.ột d.a từ vết bỏng để tránh n.hiễm t.rùng, không gãi.
– Sử dụng kem chống nắng trước khi ra bên ngoài vì vết bỏng rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời trong vòng 1 năm.
Sử dụng kem chống nắng trước khi ra bên ngoài vì vết bỏng rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời trong vòng 1 năm.
Bỏng ở mức độ 3
– Loại bỏ vải vóc, trang phục… dính ở khu vực vết bỏng, không sử dụng nhúng vết bỏng vào nước hay bất cứ loại thuốc nào bôi lên vết bỏng.
– Nâng phần bị bỏng lên cao hơn tim, có thể băng bằng băng ẩm, mát, sạch.
– Có thể bỏ qua bước hai, nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện ngay lập tức.
Lưu ý: Hướng dẫn sơ cứu bỏng áp dụng với các trường hợp bỏng do nước sôi, dầu mỡ nóng b.ắn vào. Không dành cho đối tượng bị bỏng điện, bỏng hóa chất. Với những trường hợp bị bỏng điện, bỏng hóa chất thì cần đến bệnh viện càng nhanh càng tốt vì có thể gây tổn thương nghiêm trọng tới các bộ phận trong cơ thể, gây nguy hiểm tính mạng. Khuyến cáo người dân không được chủ quan, tự sơ cứu tại nhà, có thể dẫn đến hậu quả đáng tiếc.
Bé 4 t.uổi nghịch keo 502 nhỏ vào mắt, bà đã nhanh trí làm 1 việc khiến người mẹ bức xúc nhưng bác sĩ lại khen hết lời
Biết rằng nhà cách viện xa trong khi mắt cháu đang dính đầy keo 502, bà đã biết cách sơ cứu tại nhà kịp thời.
Nhiều vụ việc xảy ra đã nhắc nhở cha mẹ rằng ngay cả khi con vui chơi trong nhà cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm mà người lớn không thể lường hết được.
Gần đây, vụ tai nạn của cậu bé người Trung Quốc tên Minh Minh (4 t.uổi) một lần nữa lại gióng lên hồi chuông cảnh báo các bậc cha mẹ phải sát sao hơn nữa khi chăm con. Minh Minh được bà nội chăm sóc từ nhỏ, bố mẹ bận đi làm nên hầu hết thời gian trong ngày bé ở nhà với bà.
Một hôm, bà đang dán dở một vật gì đó trên bàn, Minh Minh mới đi học về nhìn thấy lọ keo 502 bà đang dán giống với lọ thuốc nhỏ mắt nên đã cầm lấy nghịch. Bà ở trong bếp nên chẳng hay biết ngay. Trong khi đó, bình thường Minh Minh vẫn nhìn thấy bà thường xuyên dùng lọ thuốc nhỏ mắt để nhỏ vào mắt.
Tưởng đây là lọ thuốc nhỏ mắt nên bé bắt chước nhỏ giống như bà.
Nhìn thấy lọ keo 502 người bà đã hiểu ra cơ sự.
Vừa nhỏ vào mắt, lập tức Minh Minh thấy bỏng rát và hét lên. Bà ở trong vội vã tức chạy ra, nhìn thấy thứ cháu cầm trên tay đã kịp hiểu ra vấn đề.
Lúc này, mẹ Minh Minh cũng đi làm về, thấy tình cảnh của con đã rất hoảng hốt, gào khóc và đòi đưa bé đi bệnh viện ngay. Vì nhà Minh Minh cách viện khá xa nên người bà đã lập tức lấy một chiếc khăn ướt rồi lau sạch keo 502 trên mắt cháu, đồng thời bà dùng dung dịch nước muối để nhỏ luôn vào mắt Minh Minh.
Thấy bà làm vậy, người mẹ rất tức giận, muốn đưa con đến bệnh viện ngay chứ không lau rửa mắt cho Minh Minh nữa. Sau đó, bé đã được cả nhà đưa đi cấp cứu. Vào đến bệnh viện, bác sĩ kiểm tra mắt bé và nói giác mạc bé không bị thương, biết được bà đã nhanh tay dùng khăn lau sạch và nhỏ nước muối vào mắt bé, bác sĩ hết lời khen bà đã biết cách sơ cứu đúng và kịp thời.
Rất may mắt bé không bị tổn thương giác mạc.
Người mẹ thấy bác sĩ nói vậy liền xin lỗi mẹ chồng, cô nhận ra mình đã quá mất bình tĩnh mà cư xử sai.
Câu chuyện này cho thấy khi nhà có trẻ nhỏ, bố mẹ rất cần nắm được các cách sơ cứu để kịp thời xử lý khi chẳng may trẻ gặp sự cố nào đó.
Làm thế nào để đảm bảo an toàn cho trẻ khi ở nhà?
1. Chú ý lưu trữ đồ đạc trong nhà
Với các gia đình có trẻ nhỏ từ khoảng 5 t.uổi trở xuống, bố mẹ hết sức lưu ý không để các vật nguy hiểm hoặc nhỏ trong tầm với của trẻ, chẳng hạn như t.iền xu, các hóa chất độc hại… Tuyệt đối không để các vật dụng nguy hiểm ở gần nơi trẻ hay qua lại, chơi đùa.
2. Cất kĩ các vật sắc nhọn
Một số đồ vật sắc nhọn như dao, kéo, tô vít, nên cất trữ trên cao hoặc trong tủ có khóa để tránh gây thương tích cho trẻ. Bố mẹ cần đặc biệt lưu ý nơi để dao kéo, bởi đó là những vật dụng thường xuyên sử dụng ở khu bếp, chỉ một chút sơ ý, trẻ có thể với lấy nghịch ngay.
3. Hạn chế để ổ điện ở những nơi trẻ dễ nhìn thấy
Ngoài việc sử dụng bịt ổ điện, với những ổ điện di động, bố mẹ nên đặt ở những nơi kín để trẻ ít nhìn thấy hoặc dùng thêm hộp bảo vệ ổ điện. Trẻ có thể sử dụng những vật sắc nhọn chọc vào ổ điện và nguy cơ bị chập điện, giật điện có thể xảy ra.
4. Lắp đặt lan can và lưới bảo vệ ban công chắc chắn
Một số gia đình ở nhà tầng, nhà chung cư có cửa sổ, ban công cũng cần chú ý lắp đặt các công cụ bảo vệ chắc chắn và an toàn để phòng tránh nguy cơ trẻ ngã từ trên cao xuống rất nguy hiểm. Một vấn đề nữa cha mẹ cần đề phòng đó là dù ban công, cửa sổ cao nhưng trẻ có thể di chuyển đồ đạc ra gần đó để leo trèo nên, vì thế những gia đình có trẻ nhỏ phải dự phòng mọi phương án an toàn nhất.