Tiêu thụ không đủ rau quả là nguyên nhân 14% trường hợp t.ử v.ong do ung thư đường tiêu hóa, 9% t.ử v.ong do đột quỵ. Nhưng mức tiêu thụ rau quả của người Việt mới chỉ đạt khoảng 66,4 – 77,4% so với khuyến nghị.
Sống trên vựa rau, quả nhưng người Việt vẫn ăn ít hơn so với khuyến nghị
Mức tiêu thụ rau quả mới chỉ đạt khoảng 66,4 – 77,4% so với nhu cầu khuyến nghị
Theo kết quả tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc 2019 – 2020 mới đây, mức tiêu thụ rau quả của người dân Việt Nam đã tăng bình quân đầu người từ 190,5g rau/người/ngày lên thành 231g/người/ngày và 140,7g quả chín/người/ngày sau 10 năm (năm 2020).
Tuy vậy, mức tiêu thụ rau quả mới chỉ đạt khoảng 66,4 – 77,4% so với nhu cầu khuyến nghị.
TS. Tuấn Thị Mai Phương – Viện Dinh dưỡng cho biết, rau quả là một phần quan trọng trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày của người dân, cung cấp các vitaimin và khoáng chất giúp duy trì cơ thể khỏe mạnh, hỗ trợ quá trình trao đổi hấp thu các chất dinh dưỡng.
Các loại rau màu xanh thẫm như rau ngót, rau cải, rau muống… chứa nhiều vitamin C, vitamin K, folate.
Các loại quả có múi (cam, quýt, bưởi), các loại rau quả màu sắc như rau dền, rau cải tím, cà chua, bông cải, ớt chuông, quả đu đủ… giàu vitamin C, beta-carotene và các flavonoids – được chứng minh là có vai trò mạnh mẽ trong giảm quá trình oxy hóa, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa bệnh tật.
Rau quả còn rất giàu chất xơ có tác dụng bảo vệ hệ tiêu hóa, tăng sức bền thành mạch và giảm cholesterol.
WHO đưa ra mức khuyến nghị tối thiểu về tiêu thụ rau quả là 400g/người/ngày (rau quả ở đây không bao gồm khoai tây và các loại củ giàu tinh bột khác) để ngăn ngừa các bệnh mạn tính như bệnh tim, ung thư, đái tháo đường và béo phì, cũng như ngăn ngừa và giảm thiếu hụt một số vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.
WHO cũng nhấn mạnh rằng 400g rau quả/ngày là mức khuyến nghị tối thiểu, các quốc gia, vùng lãnh thổ có thể tùy thuộc vào đặc điểm tự nhiên, tập quán ăn uống của người dân để xây dựng các mức khuyến nghị riêng, tuy nhiên không nên dưới mức 400g/người/ngày.
Trong Tháp Dinh dưỡng cho người trưởng thành Việt Nam đã được Bộ Y tế phê duyệt, Viện Dinh dưỡng đưa ra khuyến nghị mức tiêu thụ rau quả là 480g – 560g/ngày (tương đương từ 6-7 đơn vị rau quả, mỗi đơn vị là 80g rau quả sống sạch, không tính phần thải bỏ như vỏ, hạt…); trong đó tiêu thụ rau là từ 240 – 320g/ngày và tiêu thụ quả chín là 240g/ngày.
So với khuyến nghị tối thiểu 400g rau quả/ngày của WHO thì mức khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng đưa ra là cao hơn, điều này là phù hợp với thói quen ăn rau quả của người Việt cũng như tính sẵn có của rau quả do điều kiện tự nhiên Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới.
“Mặc dù, theo kết quả tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc 2019-2020 mới đây, khẩu mức ăn rau quả của người dân đã tăng bình quân đầu người từ 190,5g rau/người/ngày; 60,9g quả chín/người/ngày (năm 2010) lên thành 231g/ người/ngày và 140,7g quả chín/người/ngày sau 10 năm (năm 2020). Tuy vậy, mức tiêu thụ rau quả mới chỉ đạt khoảng 66,4 – 77,4% so với nhu cầu khuyến nghị”, TS. Mai Phương thông tin.
Khẩu phần ăn hàng ngày nếu thiếu hụt rau quả sẽ dẫn đến một số nguy cơ đối với sức khỏe. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ăn ít rau và hoa quả được xem là nguyên nhân của 1,7 triệu trường hợp t.ử v.ong, chiếm 2,8% tổng số t.ử v.ong trên thế giới, là nguyên nhân của 14% trường hợp t.ử v.ong do ung thư đường tiêu hóa và 9% t.ử v.ong do đột quỵ, 31% các bệnh thiếu m.áu cục bộ.
Trong khi đó, ung thư dạ dày là ung thư phổ biến thứ 3 ở Việt Nam với hơn 17.000 ca mắc mới, chỉ sau ung thư gan và ung thư phổi.
Hoa quả không thay thế rau, củ
BS. Nguyễn Văn Tiến – Viện Dinh dưỡng Quốc gia cũng nhấn mạnh, trên thực tế, hiện nay, trong bữa ăn gia đình, hoa quả đã trở thành một thứ không thể thiếu. Một số người lo lắng rau xanh không đảm bảo về an toàn thực phẩm và cho rằng: hàng ngày có thể bớt lượng rau ăn vào đi một chút hoặc không ăn rau cũng được nhưng trái cây nhất định phải có và coi nó như một thức ăn thay thế rau xanh.
“Tuy nhiên dùng trái cây để thay thế hoàn toàn rau, thì lại không phù hợp với khoa học dinh dưỡng”, BS Văn Tiến nhấn mạnh.
Lý do là bởi, rau cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ giúp đào thải chất độc cholesterol ra khỏi cơ thể và chống táo bón. Một số rau gia vị còn có tác dụng chữa bệnh nhờ có các tinh dầu và kháng sinh thực vật. Ví dụ như: hành ta, hành tây, tỏi, củ cải, cà rốt, cà chua, bí ngô, ớt… Hàm lượng các sinh tố và chất xơ trong rau lại cao hơn so với trái cây.
Các chất xơ trong rau có cấu trúc mịn màng, hàm lượng cao hơn trong hoa quả giúp cho cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng có ở trong 3 nhóm thức ăn cơ bản (nhóm đạm, đường, béo). Nếu chỉ ăn đơn thuần các protein động vật, thì hiệu suất hấp thụ protein trên đường tiêu hóa chỉ là 70%, còn nếu ăn thêm rau thì hiệu suất hấp thụ protein sẽ đạt 90%.
Do đó, BS Văn Tiến cho rằng, không thể dùng trái cây để thay thế rau xanh trong mỗi bữa ăn hàng ngày của gia đình. Nên sử dụng đủ rau và quả chín quanh năm với lượng trung bình là 400g/người/ngày.
Với lợi thế từ nguồn rau quả phong phú, đa dạng, việc tiến tới tăng lượng tiêu thụ rau quả đúng khuyến nghị trong bữa ăn hàng ngày của người dân theo các chuyên gia dinh dưỡng là điều hoàn toàn có thể thực hiện được.
Một điều tra do Bộ Y tế tiến hành năm 2015, đến 57% người Việt trưởng thành ăn ít rau và trái cây. Trong khi đó, mức tiêu thụ muối cao gần gấp hai lần khuyến nghị của WHO. Hơn 28% người thiếu hoạt động thể lực, tức là có dưới 150 phút trong tuần hoạt động thể lực cường độ trung bình.
Thói quen ăn uống thiếu lành mạnh (ít rau, trái cây, ăn mặn, thức ăn chế biến sẵn..), ít hoạt động thể lực là những nguyên nhân tăng các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng.
Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2017 hơn 541.000 người Việt t.ử v.ong, trong đó nguyên nhân do các bệnh không lây nhiễm chiếm tới 76%, đứng đầu là các bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư, loãng xương, gout…
Tiêu thụ rau quả theo khuyến nghị của WHO để phòng bệnh tật
Theo kết quả tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc 2019 – 2020 mới đây, mức tiêu thụ rau quả của người dân Việt Nam đã tăng bình quân đầu người từ 190,5g rau/người/ngày lên thành 231g/người/ngày và 140,7g quả chín/người/ngày sau 10 năm (năm 2020).
Tuy vậy, mức tiêu thụ rau quả mới chỉ đạt khoảng 66,4 – 77,4% so với nhu cầu khuyến nghị.
Vai trò của rau quả
Rau quả là một phần quan trọng trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày của người dân, cung cấp các vitaimin và khoáng chất giúp duy trì cơ thể khỏe mạnh, hỗ trợ quá trình trao đổi hấp thu các chất dinh dưỡng. Các loại rau màu xanh thẫm như rau ngót, rau cải, rau muống… chứa nhiều vitamin C, vitamin K, folate; các loại quả có múi (cam, quýt, bưởi), các loại rau quả màu sắc như rau giền, rau cải tím, cà chua, bông cải, ớt chuông, quả đu đủ… giàu vitamin C, beta-carotene và các flavonoids – được chứng minh là có vai trò mạnh mẽ trong giảm quá trình oxy hóa, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa bệnh tật. Rau quả còn rất giàu chất xơ có tác dụng bảo vệ hệ tiêu hóa, tăng sức bền thành mạch và giảm cholesterol.
Khẩu phần ăn hàng ngày nếu thiếu hụt rau quả sẽ dẫn đến một số nguy cơ đối với sức khỏe. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tiêu thụ không đủ rau quả có liên quan đến 14% trường hợp t.ử v.ong do ung thư đường tiêu hóa và 9% t.ử v.ong do đột quỵ
Nên cân đôi lương rau quả trong khâu phân ăn.
Khuyến nghị của WHO
WHO đưa ra mức khuyến nghị tối thiểu về tiêu thụ rau quả là 400g/người/ngày (rau quả ở đây không bao gồm khoai tây và các loại củ giàu tinh bột khác) để ngăn ngừa các bệnh mạn tính như bệnh tim, ung thư, đái tháo đường và béo phì, cũng như ngăn ngừa và giảm thiếu hụt một số vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. WHO cũng nhấn mạnh rằng 400g rau quả/ngày là mức khuyến nghị tối thiểu, các quốc gia, vùng lãnh thổ có thể tùy thuộc vào đặc điểm tự nhiên, tập quán ăn uống của người dân để xây dựng các mức khuyến nghị riêng, tuy nhiên không nên dưới mức 400g/người/ngày.
Tiêu thụ rau quả của người Việt Nam vẫn còn thâp
Ảnh minh họa
Trong Tháp Dinh dưỡng cho người trưởng thành Việt Nam đã được Bộ Y tế phê duyệt, Viện Dinh dưỡng đưa ra khuyến nghị mức tiêu thụ rau quả là 480g – 560g/ngày (tương đương từ 6-7 đơn vị rau quả, mỗi đơn vị là 80g rau quả sống sạch, không tính phần thải bỏ như vỏ, hạt…); trong đó tiêu thụ rau là từ 240 – 320g/ngày và tiêu thụ quả chín là 240g/ngày.
So với khuyến nghị tối thiểu 400g rau quả/ngày của WHO thì mức khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng đưa ra là cao hơn, điều này là phù hợp với thói quen ăn rau quả của người Việt cũng như tính sẵn có của rau quả do điều kiện tự nhiên Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới.
Mặc dù, theo kết quả tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc 2019-2020 mới đây, khẩu mức ăn rau quả của người dân đã tăng bình quân đầu người từ 190,5g rau/người/ngày; 60,9g quả chín/người/ngày (năm 2010) lên thành 231g/ người/ngày và 140,7g quả chín/người/ngày sau 10 năm (năm 2020). Tuy vậy, mức tiêu thụ rau quả mới chỉ đạt khoảng 66,4 – 77,4% so với nhu cầu khuyến nghị.
Với lợi thế từ nguồn rau quả phong phú, đa dạng, việc tiến tới tăng lượng tiêu thụ rau quả đúng khuyến nghị trong bữa ăn hàng ngày của người dân nước ta là điều hoàn toàn có thể thực hiện được.
Tháp Dinh dưỡng của Nhật Bản đưa ra mức khuyến nghị 520 – 620g rau quả/người/ngày (trong đó, 350 – 420g rau và 200g quả). Australia đưa ra mức khuyến nghị là 560 – 640g rau quả/người/ngày. Trung Quốc đưa ra mức khuyến nghị là 500 – 850g rau quả/ngày (trong đó 300 -500g rau và 200 – 350g quả).