Các bác sĩ Israel cho biết một thai nhi có mẹ mắc COVID-19 có thể đã c.hết lưu sau khi cũng nhiễm virus qua nhau thai.
Thai nhi mắc COVID-19 là điều hiếm gặp. Ảnh: Shutterstock
Theo tờ Dailymail, thai phụ 29 t.uổi đang có thai ở tuần thứ 25 đã được đưa tới bệnh viện Assuta ở Ashdod tuần trước. Cô nhập viện do sốt suốt 2 ngày và có triệu chứng COVID-19.
Thai phụ có xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 và xét nghiệm sau khi lấy em bé ra ngoài cho thấy em bé cũng nhiễm virus này.
Bộ Y tế Israel cho biết đây là sự cố đầu tiên như vậy ở Israel và hiếm xảy ra trên thế giới.
Trưởng khoa bệnh truyền nhiễm tại bệnh viện Assuta, Tiến sĩ Tal Brosh cho biết thai nhi đã nhiễm virus qua nhau thai và họ gần như có thể chắc chắn thai nhi c.hết lưu vì COVID-19.
Tiến sĩ Brosh nói thêm rằng họ đã chứng kiến ba phụ nữ mắc COVID-19 và sau đó có thai c.hết lưu nhưng các thai nhi này đều không mắc COVID-19. Ông nói: “Nếu bà mẹ đã tiêm vaccine trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai, sự cố này có thể tránh được”.
Bà mẹ nói trên cho biết cô đã cẩn thận hết sức có thể để tránh mắc COVID-19 và cô cũng biết ơn các bác sĩ vì đã cố gắng hết sức.
Theo trưởng khoa sản của bệnh viện Assuta, Tiến sĩ Yossi Tobin, thai nhi có thể c.hết do nhiễm bệnh từ trong bụng mẹ. Ông nói: “Đây là trường hợp bào thai bị nhiễm bệnh trong tử cung, có thể gây ra viêm nhiễm nhau thai và t.ử v.ong. Đây là trường hợp hiếm vì trẻ thường mắc COVID-19 sau khi chào đời do tiếp xúc với mẹ. Do chúng tôi có thể phát hiện ra thai nhi đã dương tính từ trong bụng mẹ nên khả năng cao là thai nhi c.hết vì COVID-19″.
Tới nay, Israel là quốc gia duy nhất có thể chứng minh hiệu quả phòng COVID-19 qua chương trình tiêm chủng. Nghiên cứu cho thấy hai liều vaccine Pfizer có thể giảm nguy cơ mắc bệnh 94% với người trên 55 t.uổi.
Trong thử nghiệm, vaccine COVID-19 có hiệu quả 95% và được kỳ vọng ít nhất là có thể ngăn chặn các ca t.ử v.ong do COVID-19.
Israel chỉ sử dụng vaccine của Pfizer và tiêm hai liều cho người dân cách nhau 3 tuần. Trong khi đó, Anh tiêm liều thứ hai cho người dân cách liều đầu 12 tuần.
Lần đầu tiên phát hiện hạt vi nhựa trong nhau thai
Theo nghiên cứu mới, các hạt vi nhựa có thể xuất hiện trong nhau thai của phụ nữ sau khi sinh.
Các tác giả nghiên cứu công bố trên tạp chí Environment International, cho biết, điều đó nghĩa là em bé được sinh ra với cơ thể chứa đựng các mảnh nhựa.
Những phụ nữ tham gia nghiên cứu không gặp vấn đề gì với việc mang thai và các tác động đến thai nhi của họ vẫn chưa được biết đến, nhưng các chuyên gia lo ngại các hóa chất trong nhựa có thể cản trở sự phát triển bình thường của trẻ. Nhau thai cung cấp ô-xy và dinh dưỡng cho em bé trong bụng mẹ và loại bỏ chất thải.
Tổng cộng, 12 mảnh vi nhựa được tìm thấy trong bốn nhau thai từ sáu phụ nữ hiến tặng. Vì mẫu kiểm định chỉ chiếm 3% diện tích mỗi nhau thai, tổng số mảnh vi nhựa có khả năng cao hơn nhiều.
Tiến sĩ Antonio Ragusa, Giám đốc Bệnh viện sản phụ khoa Fatebenefratelli ở Rome (Ý), nơi tiến hành nghiên cứu cho biết: “Nếu bạn tìm thấy thứ gì đó trong nhau thai, điều này có nghĩa là bạn cũng tìm thấy chúng trong cơ thể em bé… Những đ.ứa t.rẻ này không còn được tạo thành từ các tế bào của con người mà là hỗn hợp các vật liệu sinh học và vô cơ. Với sự hiện diện của nhựa trong cơ thể, hệ thống miễn dịch có thể bị rối loạn và phản ứng với những gì không phải là hữu cơ”.
Tiến sĩ Ragusa cảnh báo thêm, các hạt vi nhựa có thể ảnh hưởng đến cách biểu hiện gen của trẻ, dẫn đến những thay đổi trong quá trình phát triển.
Tuy nhóm nghiên cứu không xác định rõ làm thế nào các vi nhựa đi vào nhau thai, nhưng đó có thể là thông qua thức ăn, đồ uống, hoặc thậm chí bằng cách hít thở.
Charles Kingsland, Giám đốc lâm sàng tại phòng khám sinh sản Care (Anh), cho biết số hạt vi nhựa có thể “đầu độc trực tiếp đứa trẻ” hoặc làm giảm lượng ô-xy cung cấp qua nhau thai, dẫn đến một số trẻ c.hết lưu hoặc nhẹ cân.