Hầu hết chúng ta không quan tâm nhiều đến tư thế ngủ nhưng nếu không để ý, bạn có thể vô tình gây hại cho sức khỏe.
Ngủ sai tư thế có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn và gây ra các vấn đề về lưng, cột sống. Điều đó đồng nghĩa ngay cả khi ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm, bạn vẫn cảm thấy không được thoải mái khi thức dậy.
Các chuyên gia cho rằng nằm sấp khi ngủ là tư thế gây hại nhất đối với cột sống. Nằm sấp có vẻ thoải mái, có thể làm giảm ngáy và giúp những người bị ngưng thở khi ngủ. Tuy nhiên, cách ngủ trên có nguy cơ để lại tác động nghiêm trọng. Khi đó, lưng cong lên, gây thêm áp lực lên cột sống.
“Tư thế này gây áp lực nhiều nhất lên cơ và cột sống vì làm phẳng đường cong tự nhiên của cột sống. Khi đó, bạn phải xoay cổ, dễ gây đau cổ và lưng trên”, bác sĩ người Mỹ, Raymond Jonathan Hah, giải thích trong một bài đăng cho Spine Universe.
(Ảnh minh họa: Eightsleep)
Thay vào đó, các bác sĩ khuyên bạn nên nằm ngửa khi ngủ.
Nhà vật lý trị liệu Marleen Caldwell giải thích, nằm ngửa khi ngủ cho phép trọng lượng của bạn được phân bổ đều trên cơ thể, thay vì rơi vào một hoặc hai điểm cụ thể. Điều cần thiết là giữ lưng ở vị trí trung tính nếu bạn muốn giảm đau.
Theo Healthline, có rất nhiều lợi ích khác nếu nằm ngửa khi ngủ. Tư thế này giúp giảm đau đầu do căng thẳng, giảm đau và giảm áp lực xoang. Bạn sẽ trông trẻ lâu hơn, vì không đ.ập mặt vào gối, thói quen có thể gây ra nếp nhăn theo thời gian.
Nằm nghiêng cũng thích hợp hơn khi nằm sấp. Đầu tiên, ngủ nghiêng đã được chứng minh giúp giảm đau khớp và lưng. Nhưng tùy thuộc vào cơ thể của mỗi người, ngủ nghiêng cũng có khả năng gây thêm áp lực lên hông và cột sống. Nếu bạn có hông rộng, việc đặt một chiếc gối giữa hai đầu gối khi ngủ sẽ giúp ích.
Mục tiêu của tư thế ngủ phù hợp là giảm áp lực lên cột sống và hông của bạn bằng cách đặt cơ thể ở vị trí cân bằng nhất có thể.
Hiệp hội Giấc ngủ khuyên bạn nên đầu tư vào một tấm đệm cứng, để không bị lún người và vô tình cong lưng thêm. Ngoài ra, bạn nên kết hợp một số động tác giãn cơ sau khi ngủ dậy vào thói quen buổi sáng của bạn.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo bỏ một số thói quen để ngủ ngon hơn như uống rượu sát giờ đi ngủ, giờ ngủ thất thường, ngủ quá nhiều hoặc quá ít, tiếp xúc với ánh sáng xanh (điện thoại, máy tính bảng) trước khi ngủ.
Kích thích tủy sống bằng phẫu thuật đặt điện cực trị đau lưng mạn tính
Người bệnh C.V.Đ (70 t.uổi, ngụ tại T.iền Giang) được phẫu thuật lấy thoát vị đĩa đệm L4L5 cách đây 10 năm, sau phẫu thuật người bệnh vẫn đau âm ỉ vùng cột sống thắt lưng nhưng trong mức có thể chịu được.
Cách nhập viện gần 4 năm, người bệnh bị gãy cột sống thắt lưng L1L2, được phẫu thuật bắt vít cột sống tại bệnh viện địa phương. Sau đó, ông có thể vận động tứ chi bình thường nhưng không thể ngồi và đứng vì quá đau lưng. Ông Đ. đã điều trị ở nhiều bệnh viện nhưng cơn đau vẫn không cải thiện.
Đến khám tại Phòng khám Đau mạn tính, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, người bệnh được chỉ định sử dụng thuốc giảm đau và đốt sóng cao tần nhưng tình trạng chỉ cải thiện hơn 1 tháng. Cơn đau tái phát ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Các bác sĩ quyết định thực hiện phẫu thuật đặt điện cực kích thích tủy nhằm kiểm soát đau cho người bệnh. Ca phẫu thuật diễn ra ngày 18.8 tại Tuần lễ Đào tạo y khoa thường niên Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM năm 2022.
Đây là kỹ thuật tiên tiến trong điều trị đau ở những người bệnh đã phẫu thuật cột sống hoặc di chứng viêm tủy, nhồi m.áu tủy nhưng không kiểm soát đau bằng thuốc được.
Sau phẫu thuật, tình trạng sức khỏe người bệnh ổn, tiếp tục được theo dõi điều chỉnh máy đặt điện cực. Hiện người bệnh được tập phục hồi chức năng sau mổ, có thể vấn động nhẹ. Dự kiến người bệnh giảm được 50% tình trạng đau mà không cần các phương pháp giảm đau khác.
Ê kíp thực hiện ca phẫu thuật cho bệnh nhân. ẢNH BVCC
Ngày 22.8, TS.BS Lê Viết Thắng (Khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM) cho biết với phẫu thuật này, bác sĩ đưa một điện cực vào ngoài màng cứng tủy sống, sau đó nối với một máy phát xung đặt dưới da. Xung điện được phát ra sẽ kích thích sừng sau tủy sống, kiểm soát các cơn đau ở cột sống. Việc triển khai phẫu thuật này giúp người bệnh đau mạn tính được điều trị theo phác đồ tiên tiến nhất, giảm 50-70% tình trạng đau, có thể vận động, sinh hoạt bình thường và ngưng được các phương pháp điều trị đau khác.
TS.BS Lê Viết Thắng cho biết, đau lưng mạn tính có thể gặp ở người bệnh sau phẫu thuật cột sống (bắt vít, lấy nhân đệm, lấy u…), nhưng cơn đau vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến người bệnh. Tại Việt Nam, ước tính có khoảng 10-30% người bệnh sau phẫu thuật cột sống mắc hội chứng này.