Bạn đã bao giờ nhìn thấy ai đó và bị ấn tượng bởi vẻ ngoài khỏe mạnh của họ?
Những người cực kỳ khỏe mạnh hiểu giá trị của giấc ngủ, nên luôn cố gắng ngủ đủ giấc – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Bí mật thường nằm ở việc kết hợp một số thói quen lành mạnh, tạo thành một nếp sống tích cực trong cuộc sống của họ.
Đó là những thói quen nào?
Sau đây là 4 thói quen được tiết lộ từ những người rất giỏi – cực kỳ tốt cho sức khỏe, mà bạn có thể áp dụng ngay hôm nay, theo Power Of Positivity.
1. Họ có thói quen ngủ tốt
Mọi người thường đ.ánh giá thấp tầm quan trọng của giấc ngủ. Có rất nhiều lợi ích để phục hồi sức khỏe do giấc ngủ mang lại. Những thói quen ngủ lành mạnh, tích cực là rất quan trọng để có sức khỏe tốt hơn, và đây là điều mà những người khỏe mạnh thường làm.
Ngủ đủ giấc
Những người cực kỳ khỏe mạnh hiểu giá trị của giấc ngủ, nên luôn cố gắng đủ giấc. Nghiên cứu cho thấy ngủ ít hơn 7 giờ có thể rút ngắn t.uổi thọ.
Ngoài ra, thiếu ngủ còn khiến mệt mỏi, tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh, giảm khả năng hoàn thành công việc hằng ngày.
Duy trì lịch trình ngủ đều đặn
Những người cực kỳ khỏe mạnh tuân theo phương pháp đã được khoa học chứng minh, là đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi ngày, theo Power Of Positivity.
Điều này cho phép đồng hồ bên trong cơ thể bắt kịp lịch trình, giúp bạn dễ ngủ hơn. Điều này cũng giúp giảm thiểu cảm giác kiệt sức, cải thiện trí nhớ và sự tập trung vào ngày hôm sau.
Tắt các thiết bị 1 giờ trước khi ngủ
Những người khỏe mạnh không sử dụng điện thoại hoặc máy tính, xem TV trước khi ngủ, vì ánh sáng từ các thiết bị ảnh hưởng đến khả năng chìm vào giấc ngủ!
Tốt nhất là tắt các thiết bị 1 giờ trước khi đi ngủ và đọc sách hoặc thư giãn.
2. Ưu tiên sức khỏe tâm thần
Trong khi theo đuổi sức khỏe thể chất, những người cực kỳ khỏe mạnh không bỏ bê sức khỏe tinh thần.
Tâm trí khỏe mạnh làm cho cơ thể khỏe mạnh và ngược lại, vì vậy những người khỏe mạnh học cách ưu tiên sức khỏe tinh thần và coi trọng các vấn đề cảm xúc.
Sau đây là một số cách để áp dụng thói quen lành mạnh này vào cuộc sống của bạn:
Tránh căng thẳng và lo lắng quá mức
Các nghiên cứu cho biết những người căng thẳng hoặc lo lắng quá mức, có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng và t.ử v.ong sớm cao hơn đáng kể. Những người khỏe mạnh phải học cách quản lý căng thẳng và lo lắng.
Ưu tiên hàng đầu cho hạnh phúc của bản thân
Theo các nghiên cứu, hạnh phúc và suy nghĩ tích cực rất quan trọng bởi vì hạnh phúc có thể làm tăng t.uổi thọ của bạn.
Đó là lý do tại sao những người khỏe mạnh thường cso vẻ ngoài hạnh phúc – họ ưu tiên hàng đầu cho sức khỏe tinh thần, theo Power Of Positivity.
Thiền định
Những người khỏe mạnh thường thiền định để tăng cường sức khỏe.
Nghiên cứu chỉ ra rằng những người thiền định thường có suy nghĩ tích cực hơn, ít căng thẳng và lo lắng, và ít có nguy cơ trầm cảm hơn.
3. Kết hợp hoạt động thể chất vào hoạt động hằng ngày
Những người khỏe mạnh kết hợp hoạt động thể chất vào cuộc sống của họ mọi lúc mọi nơi.
Sau đây là một số thói quen mà những người khỏe mạnh thực hiện để tập thể dục được nhiều hơn:
Đi bộ trong giờ nghỉ
Những người khỏe mạnh thường sử dụng bất kỳ thời gian nghỉ nào để đi bộ. Thậm chí chỉ 5 – 10 phút đi bộ cũng đủ tốt, và nó giúp giảm căng thẳng, giảm lo lắng và tích cực hơn trong trong suốt cả ngày.
Sử dụng bàn đứng để làm việc
Mọi người ngày càng ngồi nhiều hơn và điều đó không tốt cho cơ thể! Theo nghiên cứu, ngồi nhiều làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh và có thể rút ngắn t.uổi thọ.
Những người khỏe mạnh cố gắng đứng thay vì ngồi, đôi khi bằng cách sử dụng bàn đứng.
Đi cầu thang có thể cải thiện t.uổi thọ – ẢNH SHUTTERSTOCK
Đi cầu thang
Nếu bạn có thể trạng tốt, đi cầu thang là cách tuyệt vời để thêm một số bài tập thể dục cường độ cao đáng ngạc nhiên vào cuộc sống hằng ngày.
Theo Power Of Positivity , đi cầu thang có thể cải thiện t.uổi thọ, đặc biệt nếu bạn ít có cơ hội để vận động. Vì vậy, hãy đi cầu thang và bạn sẽ thấy lý do tại sao những người khỏe mạnh lại làm như vậy!
4. Họ có thói quen ăn uống lành mạnh
Những người khỏe mạnh cố gắng hết sức để hình thành thói quen ăn uống lành mạnh.
Sau đây là một số thói quen ăn uống mà bạn có thể học hỏi từ những người khỏe mạnh:
Ăn thực phẩm thô và tránh thực phẩm chế biến
Theo nghiên cứu, thực phẩm chế biến không có các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và thậm chí có thể làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh mạn tính.
Thực phẩm thô – không tinh chế, như gạo lứt, trái cây, rau, trứng và thịt tươi, đều là những lựa chọn tốt hơn để cung cấp vitamin, khoáng chất và các thành phần quan trọng khác để sống khỏe mạnh. Những người khỏe mạnh cố gắng hết sức để tránh các bữa ăn vặt và chế biến sẵn, và bạn cũng vậy.
Không ăn quá nhiều
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn quá nhiều dẫn đến nhiều nguy cơ bệnh tật khác nhau, làm giảm t.uổi thọ.
Mặc dù tuyệt đối không nên bỏ bữa, nhưng nên ăn uống cân bằng và đảm bảo không ăn quá nhiều cũng không thiếu.
Ăn vặt lành mạnh
Những người khỏe mạnh thường trữ sẵn đồ ăn vặt bổ dưỡng và lành mạnh để tránh cảm giác thèm những thứ có hại cho sức khỏe.
Ăn uống có ý thức
Những người khỏe mạnh tập trung vào thức ăn bằng cách nhai chậm và tập trung vào cảm giác khi ăn. Họ nhận thấy đã no và không ăn quá nhiều hoặc quá ít, theo Power Of Positivity.
Mất thính lực làm tăng tốc độ lão hóa ở người cao t.uổi
Mất thính lực có liên quan đến hoạt động thể chất kém hơn và góp phần làm tăng tốc độ lão hóa ở người cao t.uổi. Một nghiên cứu mới cho thấy.
Hoạt động thể chất là quan trọng đối với con người ở mọi lứa t.uổi. Ở t.uổi trung niên trở đi, hoạt động thể chất có liên quan đến chất lượng cuộc sống tốt hơn, chức năng thể chất và nhận thức tốt hơn, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và nguy cơ t.ử v.ong thấp hơn.
Suy giảm thính lực có thể góp phần làm giảm mức độ hoạt động thể chất, trực tiếp: Do không có khả năng giám sát môi trường khi đang hoạt động, hoặc gián tiếp: Do cô lập xã hội và tăng tải trọng nhận thức.
Một nghiên cứu trước đây cho thấy rằng tình trạng suy giảm thính lực, phổ biến ở gần 2/3 người lớn trên 70 t.uổi, có liên quan đến mức độ hoạt động thể chất thấp hơn ở người lớn t.uổi.
Trong nghiên cứu mới, TS Pei-Lun Kuo, Viện Quốc gia về Lão hóa tại Viện Y tế Quốc gia ở Baltimore và các đồng nghiệp đã sử dụng dữ liệu Khảo sát Kiểm tra Sức khỏe và Dinh dưỡng Quốc gia (2003 đến 2004) để xem xét mối liên quan giữa mất thính giác và đo lường khách quan hoạt động thể chất ở 291 người lớn từ 60 đến 69 t.uổi ở Mỹ.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng mất thính giác có liên quan đáng kể với việc dành ít thời gian hơn cho hoạt động thể chất từ mức độ trung bình đến mạnh (5,53 phút mỗi ngày), ít thời gian hơn cho hoạt động thể chất cường độ nhẹ (28,55 phút mỗi ngày), nhiều thời gian hơn ở các hành vi ít vận động ( 34,07 phút mỗi ngày) và mô hình hoạt động thể chất rời rạc hơn.
Những phát hiện này cho thấy rằng, việc thúc đẩy hoạt động thể chất ở người lớn t.uổi bị khiếm thính là rất quan trọng.