Một số bậc cha mẹ hay dùng thuốc hạ sốt đặt h.ậu m.ôn cho t.rẻ e.m vì ngại đường uống có thể gây hại dạ dày. Nhưng thuốc đặt h.ậu m.ôn liệu có an toàn hơn?
Khi nào dùng thuốc hạ sốt?
Con bị sốt luôn luôn là nỗi lo lắng của các bậc cha mẹ/ người chăm sóc trẻ. Một số người thường cặp đo nhiệt độ cho con rồi thấy nếu trên 38,5 độ mới dùng thuốc hạ sốt. Một số khác khi thấy con mình rất khó cặp nhiệt độ nên sờ trán áng chừng thấy nóng, nghĩ rằng cần phải hạ sốt là cho dùng thuốc hạ sốt ngay.
Bác sĩ cho rằng: Làm như cách thứ nhất là đúng. Vì nếu hạ sốt khi chưa đến ngưỡng cần, có thể gây hạ thân nhiệt, rất nguy hiểm. Hơn nữa, các thuốc hạ sốt đều ảnh hưởng tới chức năng gan nên cần dùng đúng chỉ định của bác sĩ; đặc biệt với trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng, vàng da bệnh lý…
Thuốc hạ sốt chỉ nên dùng khi trẻ bị sốt cao từ 38 độ C trở lên HOẶC trẻ có dấu hiệu co giật, có t.iền căn động kinh, có anh/em cũng từng bị sốt co giật.
Một số loại thuốc hạ sốt thông dụng và tác dụng phụ
Trong danh mục các loại thuốc hạ sốt được sử dụng có 3 loại:
Thuốc Paracetamol (hay còn gọi là Acetaminophen) là loại thuốc hạ sốt khá an toàn và hiệu quả dành cho t.rẻ e.m được hầu hết các bác sĩ khuyên dùng. Liều dùng thông thường là 10 – 15 mg/kg cân nặng. Khoảng cách giữa 2 liều dùng thông thường là mỗi 4 đến 6 giờ. Trong trường hợp trẻ bị suy thận, khoảng cách tối thiểu là 8 giờ. Cần lưu ý không nên dùng Paracetamol quá 75 mg/kg trong vòng 24 giờ. Có thể dùng cho trẻ bằng đường uống hoặc đặt h.ậu m.ôn.
Thuốc Ibuprofen: có tác dụng hạ sốt mạnh và kéo dài thời gian hạ sốt hơn so với Paracetamol, tuy nhiên việc dùng Ibuprofen phải có chỉ định và sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ vì thuốc hạ sốt dạng này có RẤT NHIỀU TÁC DỤNG PHỤ.
Liều dùng thông thường là 7-10 mg/kg mỗi 6-8 giờ đường uống. Đặc biệt chú ý là thuốc này chống chỉ định dùng trong các trường hợp: trẻbị loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, nghi ngờ hay bị sốt xuất huyết, có t.iền sử dị ứngIbuprofen, Aspirin và thuốc chống viêm không steroid khác; trẻ bị hen, viêm phế quản co thắt, rối loạn xuất huyết, bệnh tim mạch, suy gan hoặc suy thận. Hạn chế sử dụng Ibuprofen cho t.rẻ e.m dưới 6 tháng t.uổi.
Thuốc Aspirin có tác dụng hạ sốt và giảm đau. Liều dùng là 300-650 mg đường uống hoặc đặt h.ậu m.ôn mỗi 4-6 giờ khi cần thiết, không quá 4 g/ngày. Thuốc này thường được bào chế dạng viên nén hoặc kẹo cao su (dạng nhai) hay thuốc đạn (đặt trự c tràng).
Thuốc thường dùng cho trẻ trên 18 tháng t.uổi. Aspirin sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc hội chứng Reye (hội chứng gây tổn thương não và gan cấp tính). Đây là một biến chứng rất nguy hiểm đối với trẻ, có thể dẫn đến t.ử v.ong khi sử dụng ở trẻ đang bị nhiễm vi rút như cúm, thủy đậu.
Thuốc hạ sốt theo đường đặt h.ậu m.ôn và những tác dụng không mong muốn
Thông thường khi trẻ bị sốt phụ huynh nghĩ ngay đến thuốc hạ sốt đặt h.ậu m.ôn để tránh ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày. Tuy nhiên, loại thuốc này cũng có những tác dụng phụ.
Thấy con gái 3 t.uổi bị sốt, như thường lệ chị Thanh N. ở Hưng Yên liền mua ngay thuốc hạ sốt, và vì con rất khó uống thuốc nên chị mua thuốc hạ sốt dạng đặt h.ậu m.ôn cho con. Bình thường chị chỉ đặt vài liều là cắt đứt cơn sốt nên lần này con bị sốt chị cũng không đưa đến cơ sở y tế vì sợ đông bệnh nhân, phải chờ đợi lâu lại sợ lây nhiễm Covid; chị đặt thuốc cho bé như mọi khi.
Đặt thuốc đều đặn ngày 3 lần, cơn sốt giảm hẳn nhưng đến ngày thứ 2 thì cháu bị đi ngoài. Khi thấy con chưa hạ sốt lại thêm đi ngoài, chị vội vàng đưa con đi khám thì mới biết đấy là tác dụng phụ do lạm dụng thuốc hạ sốt đặt h.ậu m.ôn.
Ngay từ nhỏ bé Tuấn Đạt, 3 t.uổi, con chị Hương ở Hoài Đức, Hà Nội đã không chịu uống thuốc. Cứ mỗi lần mẹ cho uống thuốc là bé lại khóc ngặt, nôn ói hết ra ngoài. Khi sốt, bé quấy, khóc, không uống được thuốc nên khó hạ cơn sốt nên bé càng khó chịu và quấy nhiều hơn khiến mẹ mệt con mệt. Không thể uống thuốc để hạ sốt, mẹ bé chuyển sang dùng thuốc đặt h.ậu m.ôn cho con.
Từ đó, mỗi lần bị sốt, bé Đạt lại được mẹ đặt thuốc. Trước đây cần đặt 1 – 2 lần là khỏi, thì bây giờ phải đặt mấy ngày liền mới cắt được cơn sốt.Lần sốt cao gần đây nhất, chị Hương đã phải dùng thuốc hàm lượng cao đặt cho con nhưng con vẫn sốt kèm theo đi ngoài ra m.áu. Đưa con đi viện khám, bác sĩ kết luận bé bị viêm trực tràng.
Thuốc hạ sốt đặt h.ậu m.ôn có thể gây tiêu chảy do viêm đại tràng. Nếu đặt thuốc h.ậu m.ôn cho trẻ vài ngày mà trẻ có triệu chứng đi ngoài thì cần dừng ngay, bởi đặt thuốc trong trạng thái trẻ đi ngoài, thuốc sẽ không có tác dụng do thuốc bị đào thải ngay ra ngoài; thậm chí còn có nguy cơ gây ngộ độc, kích thích tại chỗ.
Thuốc đặt h.ậu m.ôn để hạ sốt chỉ nên dùng đối với trẻ nôn ói nhiều, đang co giật hoặc trẻ đang ngủ mà không muốn đ.ánh thức trẻ dậy. Tuy nhiên, hoàn toàn không nên lạm dụng thuốc đặt h.ậu m.ôn vì có thể gây tác dụng phụ như ngộ độc do quá liều, kích thích tại chỗ, dùng lâu ngày có thể gây viêm trực tràng.
Đặc biệt, không dùng thuốc hạ sốt đặc h.ậu m.ôn khi trẻ bị dị ứng paracetamol, có bệnh nặng ở gan, bị viêm h.ậu m.ôn, xuất huyết trực tràng, bị tiêu chảy.
Nên thay thế bằng đường uống càng sớm càng tốt.
Uống thuốc hạ sốt tốt hơn đặt h.ậu m.ôn
Tâm lý chung, khi trẻ bị sốt các bậc cha mẹ liền mua ngay thuốc đặt h.ậu m.ôn hạ sốt vì cho rằng uống thuốc sẽ hại dạ dày, hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, thuốc đặt chưa hẳn đã là phương pháp an toàn, thậm chí lạm dụng thuốc còn kèm theo tác dụng phụ nguy hiểm.
Thân nhiệt ở t.rẻ e.m không cố định mà có thể thay đổi theo nhiệt độ môi trường. Khoảng thân nhiệt bình thường của trẻ từ 36,5 – 37,5 độ C. Khi thân nhiệt trên 37,5 độ C là trẻ có biểu hiện sốt và sốt cao khi nhiệt độ trên 38,5 độ C.
Cách đ.ánh giá tác dụng của thuốc hạ sốt
Thông thường thuốc hạ sốt dùng đúng cách sẽ có tác dụng sau 15-30 phút kể từ khi uống. Trong lúc đợi thuốc có tác dụng, có thể lau và chườm nước ấm cho trẻ.
Nếu sau 30 phút và đã lau lau và chườm nước ấm rồi nhưng trẻ vẫn còn sốt cao, nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám.
Một số lưu ý quan trọng
Không nên cho trẻ uống thêm thuốc hoặc vừa uống thuốc vừa đặt thuốc hạ sốt h.ậu m.ôn vì sẽ gây quá liều, nguy hiểm cho trẻ.
Thuốc hạ sốt chỉ là thuốc điều trị triệu chứngsốt, không điều trị nguyên nhân. Do đó, nếu như trẻ sốt cao liên tục không hạ, hoặc sốt do nguyên nhân khác…, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám xác định chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Cần đọc nhãn thuốc trước mỗi lần dùng. Bởi đơn giản là lượng thuốc cho bé uống có thể thay đổi theo thời gian, do bé đã lớn hơn hoặc là tăng cân so với trước.
Cần tham khảo các thành phần hoạt chất. Thành phần hoạt chất quyết định công dụng của thuốc đồng thời tránh dùng cùng hoạt chất với các tên thuốc khác nhau (biệt dược): Ví dụ, cả acetaminophen và ibuprofen đều có tác dụng làm giảm đau và hạ sốt. Biết được điều này nghĩa là bạn cần tránh cho bé dùng 2 loại thuốc mà có tác dụng tương tự.
Cần phân biệt liều cho bé và liều cho người lớn. Không bao giờ được dùng thuốc của người lớn để cho bé uống, ngay cả với số lượng nhỏ.
Hãy luôn tuân theo hướng dẫn liều lượng của thấy thuốc.
Không cho bé uống thuốc trong bóng tối. Các bé có thể phải uống thuốc vào ban đêm, cần đọc rõ nhãn thuốc và cho con uống đúng liều.
Hãy hỏi bác sĩ nếu bạn muốn bé uống nhiều hơn một loại thuốc. Nếu con của bạn bị ho và đau đầu, bạn có thể nghĩ bé cần dùng 2 loại thuốc, mỗi loại cho một bệnh. Nhưng nếu bạn cho bé uống cả 2 loại thuốc cùng lúc, nó có thể gây quá liều.
Không dùng aspirin cho bé dưới 18 t.uổi. Aspirin có thể gây ra tình trạng hiếm, đe dọa tới tính mạng, gọi là hội chứng Reye.
Nếu bé bị cảm sốt trong một vài ngày mà không khá lên, hãy đưa bé đi khám ngay./.
Xử trí khi trẻ bị sốt
Trẻ sốt chưa đến 38,5 độ C, không chán ăn, bứt rứt thì không dùng thuốc hạ sốt, có thể chườm bằng khăn mềm, bổ sung nước và dinh dưỡng.
Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết sốt cao là triệu chứng chứ không phải bệnh. Sốt là phản ứng bảo vệ của cơ thể, tức là cứ khi nào có tác nhân gây bệnh thì cơ thể sốt để t.iêu d.iệt virus. Phản ứng sốt không chỉ xuất hiện ở trẻ nhỏ mà người lớn cũng thường mắc phải.
Theo bác sĩ Dũng, trẻ sốt 38,5 độ C được định nghĩa là sốt cao và lúc đó mới cho thuốc hạ sốt. Nếu trẻ sốt nhưng không gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của cơ thể, không làm em bé quá mệt, bứt rứt, khó chịu, chán ăn thì không cần chữa mà để tự nhiên. Những đợt sốt nhẹ như vậy sẽ làm bệnh n.hiễm t.rùng nhanh khỏi.
Bác sĩ Lê Hoàn, phó khoa Nội tiết Hô hấp, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội khẳng định thời tiết lạnh là yếu tố nguy cơ để virus phát triển, tấn công cơ thể, dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn ở người có sức đề kháng kém như người già, trẻ nhỏ. Tuy nhiên, phần lớn trường hợp n.hiễm t.rùng hô hấp thời điểm này chủ yếu do virus như virus cúm A/H3N2, cúm A/H1N1, cúm B và cúm C.
Cúm A có thể gây biến chứng ở những nhóm đặc biệt như trẻ dưới hai t.uổi, người trên 65 t.uổi hoặc người có bệnh mạn tính như hen, viêm phế quản mạn, tim mạch, cao huyết áp, rối loạn chuyển hóa như tiểu đường, bệnh về gan, thận… Người suy giảm miễn dịch như HIV, ghép tạng phải uống thuốc chống thải ghép, bệnh khớp uống thuốc chống viêm… cũng trong nhóm nguy cơ.
“Do đó, nếu trẻ chỉ mắc virus thông thường, không nhất thiết phải dùng kháng sinh. Phụ huynh chỉ cần vệ sinh sạch sẽ, giữ ấm, đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ. Sau hai đến năm ngày, bệnh sẽ hồi phục”, bác sĩ cho biết.
Một số trường hợp khi sốt quá cao có thể làm trẻ khó chịu, quấy khóc nhiều hay khô mồm miệng, chán ăn, co giật nên làm cho gia đình lo lắng và tự ý sử dụng kháng sinh. Nhiều người cho trẻ uống hạ sốt khi chưa đến 38,5 độ C để đề phòng co giật. Điều này không có ý nghĩa vì trên thực tế cũng không có loại thuốc phòng được co giật do sốt cao.
“Nhiều phụ huynh lơ là các biểu hiện mà đưa trẻ đến viện chậm, cũng có người lo lắng quá mức, tự ý dùng thuốc rất nguy hiểm. Điều trị cho trẻ phải đúng mức, đúng bệnh mới đạt hiệu quả”, bác sĩ Dũng nói.
Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng đang thăm khám, kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhi mắc bệnh hô hấp. Ảnh: Bác sĩ cũng cấp
Theo bác sĩ, chăm sóc trẻ bị sốt hiện nay khác với trước. Trẻ sốt nhưng không quấy khóc, chán ăn, bứt rứt và chưa đến 38,5 độ C thì không dùng thuốc hạ sốt.
Khi trẻ bị sốt, phụ huynh cũng nên chườm ấm bằng khăn mềm hoặc lau người trẻ bằng khăm ấm không nên quá 10 phút/giờ và chỉ áp dụng nếu trẻ bị sốt cao nhưng không ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ.
Việc bù nước đầy đủ cho trẻ cũng rất quan trọng. Gia đình cần khuyến khích trẻ uống nhiều nước như nước hoa quả, nước súp, oresol.. Khi được cung cấp đủ nước, thông thường cứ cách 4 giờ trẻ đi tiểu một lần.
Chỉ nên cho trẻ dùng thuốc khi có chỉ định, không tự ý mua thuốc. Thuốc hạ sốt hiện có hai loại là pracetamol hoặc ibubrofen. Hai thuốc này hạ sốt tương đương nhau. Ở các nước châu Á người ta khuyến cáo dùng Pracetamol trước vì những ngày đầu rất khó biết trẻ sốt thông thường hay sốt xuất huyết, thậm chí xét nghiệm ngày đầu tiên cũng không hiện kết quả.
Với paracetamol, khoảng cách uống thuốc từ 4 đến 6 giờ, trong khi inbulfen là 6-8 giờ. Tuyệt đối không dùng xen kẽ hai loại thuốc.
Khi cho trẻ uống hạ sốt nên để trẻ mặc đồ thông thoáng, không đắp chăn, mở thoáng cửa. Khi ra ngoài, trẻ cần được giữ ấm cổ ngực, đeo tất để không bị lạnh.
Chủ động đưa trẻ đi tiêm phòng vaccine hàng năm để phòng ngừa cúm. Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
Riêng trẻ nhỏ dưới 6 tháng t.uổi đã cho uống thuốc nhưng không hạ sốt, ngi ngờ mất nước do nôn, tiêu chảy, mắt trũng, khóc không nước mắt cần đưa đến bệnh viện để thăm khám. Những trẻ đã đi khám nhưng tình trạng không cải thiện hoặc xuất hiện các triệu chứng mới cũng cần quay lại viện để kiểm tra, phòng ngừa các bệnh khác.