Nhiều năm nay, vào mỗi dịp Tết, người dân miền Bắc có xu hướng hạn chế bày biện các món ăn ngọt mà chuyển sang yêu thích bưởi, loại quả này được sử dụng để chống ngán sau khi ăn quá nhiều chất béo.
Y học hiện đại cho biết, trong một quả bưởi có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như protein, vitamin C, kali, canxi, natri… Có khả năng ngăn ngừa bệnh tim, loãng xương, tiểu đường, tốt cho hệ thần kinh trung ương.
Bộ phận quý nhất của bưởi không phải múi mà là vỏ.
Khi ăn, người Việt thường giữ lại múi bưởi, vứt bỏ vỏ xong thực tế vỏ bưởi rất quý. Nếu giữ lại dùng cho việc chữa bệnh và giảm cân thì rất tốt. Theo y học cổ truyền, vỏ bưởi có vị đắng, cay, thơm, tính bình, có tác dụng trừ phong, hóa đờm, tiêu báng tích, tiêu phù thũng.
Tết năm nay, bạn đừng quên giữ lại vỏ bưởi để sử dụng theo các cách sau đây.
1. Hỗ trợ điều trị hen từ vỏ bưởi
Cách làm: Lấy vỏ bưởi nấu nước, chia làm ba lần uống trong ngày, liên tục trong 10 ngày sẽ có tác dụng.
2. Điều trị long đờm từ nguyên liệu vỏ bưởi
Cách làm: Cắt hết phần ngoài của vỏ bưởi, chỉ để lại cùi trắng. Sau đó, hãy đun cùi với nước sôi khoảng 10 phút, ngâm nước 1 lúc sau đó vắt khô. Cuối cùng, bạn lại ngâm nước cho đến khi vị đắng trong cùi bưởi mất hết đi. Cắt thành các miếng nhỏ để ăn, sẽ giúp long đờm và ấm bụng hơn.
Vỏ bưởi có thể được tận dụng để chữa bệnh theo nhiều cách.
3. Hỗ trợ chữa cổ trướng
Cách làm: Chuẩn bị 20g vỏ bưởi đào, 20g mộc thông, 20g bồ hóng bếp củi, 12g diêm tiêu, 8g cỏ bấc đèn, 2 khẩu mía. Bạn hãy đem các nguyên liệu trên đi sắc thuốc uống, dùng 1 thang/ngày, chia làm 2 lần.
4. Giúp nhanh mọc và mượt tóc bằng vỏ bưởi
Cách làm: Đun nước gội đầu hoặc sau khi gội, bóp tinh dầu vỏ bưởi lên tóc sẽ giúp cho tóc trở nên bóng, chắc, mượt, và mọc tóc. Cách làm này đặc biệt có hiệu quả đối với các bà mẹ sau khi sinh.
5. Chữa ho có đờm
Cách làm: Bạn hãy chuẩn bị 10g vỏ bưởi cùng một lượng đường vừa đủ. Sau đó, hãy rửa sạch vỏ bưởi, thái chỉ và cho vào bát. Cho thêm đường và đem đi hấp rồi uống. Ngày sử dụng 3 lần sẽ đem lại hiệu quả cao.
6. Giảm cân nhanh bằng vỏ bưởi
Cách làm: Cắt vỏ bưởi thành những sợi mỏng nhỏ và dài khoảng 2 đến 3cm rồi ngâm nước muối và rửa sạch, cho vào nồi đun khoảng 10 phút để vỏ bưởi mềm ra và không còn vị đắng nữa. Sau đó hãy vớt vỏ bưởi ra cho vào nồi khác, cho đường phèn vào cùng với 1 bát nước.
Đun khoảng 1 tiếng cho đến khi thấy nước đổi sang màu vàng và sánh thì tắt bếp. Để nguội sau đó cho mật ong vào đảo đều, cho vào lọ thủy tinh và dùng dần. Chỉ cần lấy lượng vừa đủ hòa thêm chút nước ấm là đã có ly trà vỏ bưởi thơm ngon và bổ dưỡng, có tác dụng giảm cân hiệu quả.
Một số lưu ý khi ăn bưởi
Ngoài việc tận dụng vỏ bưởi để chữa bệnh và giảm cân, bạn cũng nên ghi nhớ một số lưu ý dưới đây để ăn bưởi an toàn, do PGS.TS.Nguyễn Thị Lâm (Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia) khuyến cáo.
– Người hay bị chân tay lạnh không nên ăn bưởi vì bưởi là loại quả tính hàn nên không tốt cho người chân tay lạnh.
– Người bị dạ dày, tá tràng tránh ăn bưởi: Trong bưởi chứa axit, các chất hữu cơ làm tăng axit trong dạ dày, gây chứng ợ nóng và khiến tình trạng viêm loét thêm trầm trọng, nhất là bưởi chua.
– Đang đói không nên ăn bưởi vì axit trong bưởi sẽ làm hại dạ dày của bạn.
– Chỉ nên ăn bưởi khi đã ăn cơm hay một chút gì đó lót dạ, như vậy bưởi sẽ phát huy tác dụng cải thiện tiêu hóa cho bạn.
– Không ăn khi tiêu hóa kém, bị tiêu chảy vì bưởi có tính lạnh, sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Những sai lầm khi ăn mì chính có thể gây hại cho sức khỏe
Sử dụng mì chính trong nấu nướng, chế biến thức ăn trở thành thói quen không thể thiếu của nhiều người. Tuy nhiên, nếu không cẩn trọng có thể dẫn đến nguy hại cho sức khỏe.
Bí quyết nấu xôi gấc dẻo thơm, đỏ tưng bừng cho mâm cỗ ngày Tết thêm rực rỡNhững thực phẩm không nên bảo quản trong tủ lạnhTôm hùm, tôm đất và tôm thương phẩm khác nhau như thế nào, chị em nội trợ có biết?
Thêm mì chính vào các món chua
Nhiều chị em có thói quen thêm mì chính vào các chua mà không hề biết rằng những món ăn có sử dụng giấm hay chanh thì không thể thêm mỳ chính. Nguyên nhân là vì các món ăn có vị chua thường có tính axit cao. Khi cho mì chính vào, gặp axit chúng sẽ bị biến đổi thành phần, không chỉ làm ảnh hưởng đến hương vị của thức ăn mà còn có hại cho sức khỏe.
Thêm mì chính khi món ăn đang nguội hoặc đang sôi
Trên thực tế, mì chính hòa tan ở nhiệt độ 70 – 90 độ C. Vì vậy nên cho mì chính vào thức ăn nguội sẽ hòa tan kém, thậm chí kết dính trực tiếp trên bề mặt thức ăn khiến món ăn mất ngon.
Còn nếu cho mì chính vào thức ăn đang sôi hơn 100 độ C thì không chỉ mất đi hương vị mà cònhình thành các hợp chất natri. Nhiệt độ cao sẽ làm thay đổi thành phần hóa học của mì chính, gây hại cho sức khỏe. Vì vậy, bạn nên cho mì chính khi thức ăn đã chín và tắt bếp.
Thêm mì chính vào món ăn ngọt
Nếu bạn thêm mì chính cho các món ăn ngọt thì không những nó ức chế vị ngọt tự nhiên của thực phẩm mà còn tạo ra một mùi vị kém ngon. Chưa kể, làm thế còn khiến gây ra vị lợ cho đồ ăn và rất khó nuốt.
Cho mì chính vào các món rán
Không chỉ riêng món ngọt, đối với những món ăn chiên rán bạn tuyệt đối không nên cho trực tiếp mì chính lên trên bề mặt các thực phẩm. Nguyên nhân là bởi khi bạn đổ trực tiếp vào món ăn vì mì chính rất khó tan, làm mất hương vị đặc trưng của món ăn và gây tổn hại cho dạ dày của bạn.
Lạm dụng mì chính
Mì chính là một loại gia vị, phụ gia thực phẩm chứ không phải là chất dinh dưỡng. Mì chính có thể làm tăng thêm vị ngọt cho món ăn nhưng không vì thế mà bạn nên dùng qúa nhiều bởi mì chính không thể thay thế cho các chất dinh dưỡng có trong thịt, cá, trứng, sữa…
Chưa kể, dùng quá nhiều và không đúng cách mì chính còn có thể gây ra các tác dụng phụ như nóng rát mặt, cánh tay, ngực, nhức đầu, buồn nôn, tim đ.ập nhanh, buồn ngủ, khó thở… Đặc biệt đối với những người bị hen, tình trạng khó thở sẽ trở nên trầm trọng hơn.
Không nên dùng mì chính với trứng
Trong trứng có nhiều bột và khi kết hợp với muối natri clorua rồi đun nóng sẽ tạo ra thứ mì chính tinh khiết, giúp trứng có hương vị thơm ngon. Vì vậy không cần cho mì chính vào trứng, vừa thừa thãi lại vừa gây hại cho sức khỏe.