6 tháng sau khi ông ngoại bị xuất huyết não do dị dạng động tĩnh mạch não, người phụ nữ 29 t.uổi cũng phải nhập viện cấp cứu với lý do tương tự.
Bệnh nhân được can thiệp cứu sống kịp thời
Ngày 18/2, Bệnh viện Gia An 115 (TPHCM) cho biết, vừa can thiệp kịp thời, cứu một bệnh nhân nữ bị đột quỵ xuất huyết não thoát khỏi “cửa tử” trong gang tấc.
Bệnh nhân là chị H.T.D.H. (29 t.uổi, ngụ Q. Bình Tân, TP.HCM) nhập viện trong tình trạng đau đầu, buồn nôn. Bệnh nhân có t.iền sử động kinh cục bộ đã nhiều năm, ngoài ra còn bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Trước nhập viện một tuần, chị H. thỉnh thoảng xuất hiện cơn đau đầu thoáng qua, hết đau khi nằm nghỉ. Sau đó, chị có cảm giác ớn lạnh từ vai cổ xuống sống lưng, không thể cử động vai cổ, buồn nôn, chóng mặt, đau đầu nhiều nên đã được người thân đưa đến bệnh viện.
Đáng nói, cách đây 6 tháng, ông ngoại chị H. cũng bị xuất huyết não với lý do tương tự và đã được can thiệp cứu sống.
Tại bệnh viện, các bác sĩ ngay lập tức tiến hành các cận lâm sàng cần thiết và phát hiện chị H. bị dị dạng động tĩnh mạch não (AVM) bán cầu trái kích thước 32×39mm, có ít nhất 3 nhánh vào nuôi nidus (búi mạch – vùng trung tâm của khối dị dạng), tĩnh mạch dẫn lưu lớn đổ vào tĩnh mạch vỏ não và xoang tĩnh mạch dọc trên, có xuất huyết khoang dưới nhện thái dương trái do vỡ túi phình động mạch.
Ê-kíp bác sĩ đã tiến hành chụp và nút dị dạng động tĩnh mạch não số hóa xóa nền (DSA), phối hợp vừa nút AVM vừa nút túi phình mạch để bảo vệ tính mạng người bệnh. Can thiệp thành công, bệnh nhân thoát khỏi tình trạng nguy hiểm và không bị bất kỳ di chứng nào sau cơn đột quỵ.
Hình ảnh trước và sau khi can thiệp – Ảnh: BVCC
BS.CK2. Nguyễn Hữu Hậu, Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh và Thăm dò chức năng – Bệnh viện Gia An 115 cho biết, dị dạng động tĩnh mạch não là một rối loạn của mạch m.áu liên kết giữa động mạch và tĩnh mạch não. Do không có triệu trứng hay dấu hiệu nhận biết nên bệnh thường ít được phát hiện sớm. Tuy nhiên, đây lại được xem là dị dạng mạch m.áu bẩm sinh nguy hiểm nhất vì có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, phổ biến nhất là vỡ mạch dẫn đến đột quỵ do xuất huyết não hoặc gây áp suất tiếp giáp lên não dẫn đến động kinh co giật.
Xuất huyết não nếu không được can thiệp kịp thời thì nguy cơ cao dẫn đến t.ử v.ong hoặc người bệnh phải gánh chịu những di chứng nặng nề suốt đời.
Theo bác sĩ Hậu, đau đầu ở người trẻ có thể là một dấu hiệu cảnh báo dị dạng mạch m.áu não. Do đó, nếu xuất hiện triệu chứng đau đầu, dù chỉ là thoáng qua, người bệnh cũng không nên chủ quan. Ngoài ra, có nhiều trường hợp dị dạng động tĩnh mạch não có yếu tố gia đình đã được ghi nhận như trường hợp bệnh nhân H.
“Nếu trong gia đình có người bị dị dạng mạch m.áu não, bạn nên chủ động đi khám, tầm soát để phát hiện bệnh kịp thời. Dị dạng động tĩnh mạch não không điều trị có thể gia tăng kích thước và vỡ bất cứ lúc nào, gây xuất huyết não, dẫn đến tổn thương não vĩnh viễn và nguy hiểm cho tính mạng”, bác sĩ Hậu khuyến cáo.
Đang chơi, b.é t.rai 3 t.uổi ngã xuống đất co giật, bố mẹ không tin nổi con bị đột quỵ
Thuốc chống động kinh có thể dùng cho phụ nữ có thai
Theo đ.ánh giá gần đây của Cơ quan quản lý dược phẩm và sản phẩm y tế Vương quốc Anh (MHRA), so với các thuốc chống động kinh khác, lamotrigine (lamictal) và levetiracetam (keppra) an toàn hơn khi sử dụng cho phụ nữ mang thai.
Khi khởi đầu điều trị và tái khám hàng năm, các bác sĩ chuyên khoa tâm thần nên thảo luận với các bệnh nhân nữ về những rủi ro của việc dùng thuốc chống động kinh trong thai kì. Trong trường hợp có ý định mang thai, người bệnh cần được tư vấn ngay về phương pháp điều trị động kinh phù hợp.
Từ các nghiên cứu với sự tham gia của hơn 12.000 phụ nữ có thai, đơn trị liệu với lamotrigine, kết quả cho thấy liều duy trì của thuốc không làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh nghiêm trọng. Tương tự, các nghiên cứu tiến hành trên 1.800 trường hợp mang thai có sử dụng levetiracetam cũng không ghi nhận gia tăng nguy cơ. Mặc dù dữ liệu còn hạn chế nhưng cả hai thuốc đều không làm tăng nguy cơ ảnh hưởng tới sự phát triển trí não ở trẻ.
Phụ nữ mang thai cần sử dụng loại thuốc chống động kinh an toàn nhất.
Trong khi đó, do các rủi ro khi dùng trong thai kỳ, thuốc chống động kinh valproate chỉ nên được kê đơn khi đã có kế hoạch tránh thai phù hợp. Đồng thời, việc sử dụng các thuốc chống động kinh khác như carbamazepine, phenobarbital, phenytoin, topiramate đều cho thấy tăng nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng và có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi nếu sử dụng trong thời kỳ mang thai.
Ông Paul Chrisp, Giám đốc Trung tâm Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị – Viện Y tế và Chất lượng điều trị Vương quốc Anh (NICE) cho biết, các đối tượng liên quan cần phải được cập nhật về thông tin này sớm nhất có thể. Một số hướng dẫn điều trị có khuyến cáo các thuốc này của NICE bao gồm động kinh, rối loạn lưỡng cực, trầm cảm ở người trưởng thành, sức khỏe tâm thần trước và sau sinh cũng đang được rà soát lại để phản ánh khuyến nghị quan trọng này.