Người phụ nữ t.ử v.ong vì chủ quan khi xử lý xác chó dại

Trong quá trình xử lý xác con chó dại, bà B. không may bị răng chó cứa vào tay nhưng chỉ xử lý vết thương bằng xà phòng. 13 ngày sau bà B. t.ử v.ong.

nguoi phu nu tu vong vi chu quan khi xu ly xac cho dai 691 6702949

Ngày 19/10, ông Hồ Ngọc Gia, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai cho biết, từ đầu năm đến nay, tỉnh đã ghi nhận 5 ca t.ử v.ong do bệnh dại, đứng đầu khu vực miền Trung-Tây Nguyên (trong năm 2022).

Mới đây nhất, ngày 4/9, bà T.B. (SN 1969, trú ở xã Gào, Tp.Pleiku) t.ử v.ong do bệnh dại. Bệnh nhân khởi phát bệnh dại vào ngày 21/8/2022 và t.ử v.ong vào ngày 4/9/2022.

Hàng xóm của nạn nhân cho biết, vào tháng 7/2022 có một con chó tự nhiên cắn b.é g.ái trong làng. B.é g.ái sau đó đã được tiêm phòng dại đủ 5 mũi.

Tuy nhiên, khi đem xác con chó bị bệnh dại đi chôn, trong quá trình xử lý, bệnh nhân không may trượt ngã và bị răng của con chó cứa trúng tay làm trầy da. Bệnh nhân chỉ xử lý vết thương bằng xà phòng chứ không tiêm huyết thanh kháng dại và vắc-xin phòng bệnh dại. Ngày 21/8, bệnh nhân có triệu chứng sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng, co giật.

Ngày 4/9, bệnh nhân được người nhà đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai. Sau đó, người nhà xin chuyển bệnh nhân về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk và t.ử v.ong cùng ngày.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai, người đã bị bệnh dại gần như t.ử v.ong 100%. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn lơ là, chưa hiểu rõ về bệnh dại dẫn đến tình trạng chủ quan hoặc điều trị sai cách.

Đáng chú ý, bệnh dại hiện vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Vì vậy, để chủ động phòng chống, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh khuyến cáo người dân cần tiêm phòng cho 100% chó, mèo nuôi và nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y. Cùng với đó, nuôi chó phải xích, nhốt, khi ra đường phải mang rọ mõm. Người dân không nên đùa nghịch, chọc phá các con vật nuôi. Khi bị chó, mèo cắn cần rửa vết thương dưới vòi nước chảy ngay lập tức với xà phòng liên tục 15 phút, nếu không có xà phòng có thể xối rửa vết thương bằng nước thông thường. Vết thương cần được rửa sạch với cồn 70%, cồn iod hoặc povidone-iodine (nếu có).

Bị mèo cắn, thiếu nữ 16 t.uổi ở Buôn Ma Thuột qua đời

Sự việc khiến CDC Đắk Lắk kiến nghị địa phương tiêm phòng cho đàn chó, mèo tại khu vực.

Theo thông tin trên báo Thanh niên, Người lao động, sự việc xảy ra tại buôn Cư Mblim, xã Ea Kao, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh cho biết vào ngày 25/5, em H.N.H. (16 t.uổi, người buôn Cư Mblim) bị mèo cắt và xuất hiện trước triệu chứng sốt, mệt mỏi, ăn uống kém, sợ nước, sợ gió. Đến ngày 27/5, em được đưa tới Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên để điều trị và được chẩn đoán bị bệnh dại lên cơn.

Sau đó, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM để điều trị nhưng tình trạng không cải thiện. Khi người nhà xin cho H.N.H về, em đã không qua khỏi và t.ử v.ong.

Được biết, ngày 9/5 bệnh nhân bị mèo cắt ở tay nhưng không đi tiêm phòng dại. Sau khi sự việc xảy ra, CDC Đắk Lắk đã kiến nghị Chi cục Chăn nuôi thú y tỉnh phối hợp điều tra, xứ lý và tiêm vaccine phòng bệnh dại cho chó, mèo tại địa bàn buôn Cư Mblim. Trung tâm Y tế TP Buôn Ma Thuột vẫn đang tiếp tục giám sát bệnh dại tại khu vực bệnh nhân H.N.H sinh sống.

bi meo can thieu nu 16 tuoi o buon ma thuot qua doi ea6 6484021

Ảnh minh họa: Internet

Làm gì khi bị chó, mèo cắn

Để ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh dại, sau khi bị chó, mèo cắn cần làm sạch vết thương và thực hiện tiêm phòng ngay lập tức. Các bước cụ thể như sau:

– Rửa sạch vết thương với xà phòng và nước chảy liên tục từ 10-15 phút.

– Rửa vết thương với cồn 70% hoặc cồn betadin.

– Đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế ngay lập tức để thăm khám, điều trị càng sớm càng tốt.

– Tuyệt đối không chữa bằng các phương pháp như rắc ớt bột, nước ép, bôi nhựa cây, axit hoặc kiềm lên vết chó, mèo cắn.

– Tránh băng bó, đắp thuốc lên vết thương, tránh khâu vết thương đề phòng virus dại xâm nhập.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *