Để cải thiện chiều cao, nhiều bạn trẻ không chỉ tốn t.iền trăm triệu mà còn trải qua những tháng ngày ‘nằm gai nếm mật’, chịu nhiều đau đớn để phẫu thuật kéo dài chân.
“Đau từ trong ra ngoài”
Anh V.C (30 t.uổi, ở TP.HCM) đã thực hiện phẫu thuật kéo chân từ năm 2020 tại một bệnh viện ở TP.HCM. Sau 10 tháng kéo chân và tập vật lý trị liệu, anh cao thêm được 7 cm, cải thiện chiều cao ban đầu 163 cm lên 170 cm.
Đây là kết quả anh C. rất vui mừng và hài lòng. Tuy nhiên hành trình gian nan và đau đớn trong quá trình kéo chân khiến anh không thể quên.
“Nói chung là đau, rất đau, đau kinh khủng, không biết dùng lời nào để diễn tả cho hết cơn đau. Có những người đau quá nên mới kéo được 3 cm đã phải tháo khung, bỏ cuộc, buồn vì thất bại, rơi vào stress và không muốn nói chuyện với ai”, anh C. kể lại.
Theo anh C., vì phải mổ cắt rời xương chân sau đó kích thích cho mô xương dài ra nên cả quá trình đều rất đau. Tuy nhiên anh muốn đảm bảo xương phát triển từ từ, chậm mà chắc, nên thời gian kéo chân khá dài.
“Đây là một vết thương hở, mỗi lần kéo nó lại bị tổn thương, nên đau từ trong ra ngoài, đau nhức buốt xương”, anh C. chia sẻ.
Những đêm không ngủ
Tương tự, chị T.L, 27 t.uổi, ở Hà Nội, cho biết cô vừa hoàn thành quá trình kéo dài chân được 7 cm và đã phải chịu rất nhiều cơn đau.
“Những ngày đầu thì chưa cảm nhận đau nhiều nhưng càng về sau thì càng đau buốt. Thuốc giảm đau không là gì cả. Mỗi lần đau tôi ráng chịu đựng rồi bật khóc. Thức trắng đêm nhìn đồng hồ trôi qua từng giờ”, chị L. chia sẻ.
Hay như Minh Nguyệt, 24 t.uổi, ở Đắk Lắk, khi đang kéo chân được 4 cm thì gân gót đau sưng, bàn chân bị tê, khi cấu véo thì không còn cảm giác.
“Phía mặt dưới của bàn chân thì nóng rát râm ran như bị bỏng, mặt trên thì hay bị giật, đau chỗ dây thần kinh. Khi mình uống thuốc giảm đau loại mạnh thì hết nóng rát nhưng chỗ dây thần kinh vẫn rất là đau. Ban đêm phải thức trắng để xoa bóp và quạt mát cho chân liên tục thì mới đỡ được tí”, Nguyệt chia sẻ.
Minh Nguyệt sau khi phẫu thuật kéo dài xương chân. Ảnh NVCC
Nếu không quá thấp thì không nên kéo dài chân
Bác sĩ Nguyễn Văn Minh – Khoa Chấn thương chỉnh hình – Bệnh viện đa khoa quốc tế Nam Sài Gòn, cho biết nhu cầu kéo dài chân thường là những người có tầm vóc thấp, lùn hoặc người mắc các dị tật, thương tật. Kỹ thuật này không áp dụng cho trường hợp chân cao chân thấp chênh lệch không quá 3 cm. Với mức độ chênh lệch ít thì có thể điều chỉnh bằng độn thêm đế giày dép đơn giản và dễ dàng hơn.
Độ t.uổi thích hợp để thực hiện kéo dài chân từ 20-30 là tốt nhất, vì lúc đó chiều cao cơ thể đã hoàn thiện. Sau 35 t.uổi, xương bắt đầu lão hóa nên không thuận lợi để phẫu thuật kéo dài chân.
Bên cạnh đó, người phẫu thuật kéo chân cần sức khỏe tinh thần tốt và kiên nhẫn để có thể đạt được kết quả tốt nhất sau phẫu thuật.
Một bác sĩ giấu tên tại Trung tâm phục hồi chức năng ở Hà Nội, cho biết hiện nay ngày càng nhiều người lựa chọn thực hiện hình thức phẫu thuật kéo dài chân vì mục đích giúp tăng chiều cao. Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân, bác sĩ sẽ để quyết định độ dài của chân sau phẫu thuật là bao nhiêu nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bệnh nhân.
Nhân viên y tế hỗ trợ một ca kéo dài chân. Ảnh NVCC
“Tuy nhiên, nếu một người không quá thấp thì không nên phẫu thuật kéo dài chân. Mặc dù tỷ lệ thành công cao nhưng vẫn có những biến chứng nhất định như tổn thương mạch m.áu, cơ, thần kinh, cứng khớp, xương căng không liền, n.hiễm t.rùng chân đinh…”, bác sĩ này chia sẻ.
Ngoài ra, bác sĩ lưu ý với những người có cơ địa xương nhỏ càng không nên phẫu thuật kéo dài chân vì có thể làm tăng nguy cơ bị các biến chứng.
Cạn kiệt m.áu điều trị
Nhu cầu cấp phát m.áu cho các bệnh viện mỗi ngày tới 1.200 – 1.500 đơn vị, lượng m.áu dự trữ của Viện Huyết học – truyền m.áu trung ương chỉ đủ cho vài ngày.
Người dân hiến m.áu gia tăng ngày 27-11, khi lượng m.áu trong kho gần cạn – Ảnh: T.H.
Đến 26-11, kho m.áu dự trữ của Viện Huyết học – truyền m.áu trung ương, điểm cung cấp m.áu điều trị cho Hà Nội và nhiều tỉnh thành phía Bắc (trong cao điểm dịch COVID-19 vừa qua cung cấp cho cả TP.HCM, Cần Thơ…) chỉ còn vỏn vẹn 4.000 đơn vị, trong đó hiếm nhất là nhóm m.áu A và nhóm m.áu O.
Gần 80 lịch hiến m.áu bị hoãn trong tháng, kho m.áu điều trị cạn
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, chỉ trong tháng 11 này có hơn 80 lịch hiến m.áu của Viện Huyết học – truyền m.áu trung ương đã bị hoãn, hủy không thể tổ chức, khiến 25.000 đơn vị m.áu không thể tiếp nhận theo kế hoạch.
Thời điểm tháng 10, khi các biện pháp giãn cách xã hội được dỡ bỏ và thay thế bằng chủ trương “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” theo nghị quyết 128 của Chính phủ thì lượng m.áu hiến tặng gia tăng trong thời gian đầu. Tuy nhiên, khi số ca F0 tại cộng đồng có xu hướng tăng ở nhiều địa phương, thì số người hiến m.áu lại giảm rõ rệt.
“Người dân rất sẵn sàng hiến tặng m.áu cứu người bệnh, nhưng ngặt nỗi cứ lên lịch trước vài tuần thì đến sát ngày tổ chức hiến m.áu, địa phương lại có người F0, buổi hiến m.áu lại bị hoãn. Trong các ngày từ 11 đến 14-11 riêng tại Hà Nội và Nam Định đã hoãn tổ chức 5 điểm hiến tặng m.áu, với tổng lượng m.áu hiến dự kiến là 2.150 đơn vị.
Đến ngày 24-11 lại hoãn điểm hiến m.áu tại Hải Dương do có nhiều người tham gia là F1, F2 liên quan đến 2 ca F0 phát hiện tại Chí Linh, Hải Dương trước đó” – thông tin từ Viện Huyết học – truyền m.áu trung ương cho hay.
Ông Bạch Quốc Khánh, viện trưởng Viện Huyết học – truyền m.áu trung ương, cho biết ngày 24-11 và nhiều ngày trước đó, mỗi ngày viện chỉ nhận được 300 – 400 đơn vị m.áu, trong khi ngày 25-11 viện cần cung cấp 2.400 đơn vị, trong đó riêng Cần Thơ cần 1.000 đơn vị.
“Với lượng m.áu phát ra để đảm bảo nhu cầu khám chữa bệnh của cả nước và lượng m.áu tiếp nhận vài ngày sắp tới, chúng tôi sẽ không còn đủ m.áu để cung cấp cho hoạt động khám chữa bệnh” – ông Khánh nói.
Trung bình mỗi ngày Viện Huyết học – truyền m.áu trung ương cần 1.200 – 1.500 đơn vị m.áu để cung cấp cho hơn 180 bệnh viện.
Dự báo 3 tháng cuối năm và dịp Tết sắp tới, nhu cầu về m.áu vẫn rất cao, kho m.áu dự trữ cần tới 80.000 đơn vị để đủ cho nhu cầu điều trị, trong khi dịch bệnh COVID-19 có thể còn diễn biến phức tạp, lại trùng với thời điểm nghỉ Tết kéo dài.
Với khả năng hiện tại, các lịch hiến m.áu dự kiến mới chỉ đáp ứng được hơn 60% nhu cầu này, mỗi tháng vẫn còn thiếu khoảng 10.000 đơn vị m.áu.
Trong 2 ngày 27 và 28-11 vì lượng m.áu trong kho giảm xuống mức quá thấp, viện đã buộc phải giảm cấp phát m.áu cho các bệnh viện và tỉnh thành, nhu cầu mỗi ngày lên tới 1.200 – 1.500 đơn vị nhưng chỉ cung cấp được vài trăm đơn vị một ngày.
Hiến m.áu vì đồng bào
Sáng chủ nhật 28-11, tin từ các điểm hiến m.áu ở Hà Nội cho biết các điểm hiến m.áu đều đông người đến tặng m.áu. Người Việt là như vậy, luôn rất sẵn sàng khi có người cần, và m.áu là loại “thuốc” đặc biệt, chưa thể sản xuất nhân tạo, trong khi hằng ngày vẫn có tới hàng ngàn người bệnh cần m.áu.
Trong ngày 28-11, kho m.áu của Viện Huyết học – truyền m.áu trung ương nhận được khoảng 1.700 đơn vị, cộng với số nhận được trong ngày 27-11 nâng số m.áu dự trữ trong kho lên khoảng 7.000 đơn vị. Nhưng nếu cung cấp đủ theo dự trù của các bệnh viện thì đủ m.áu điều trị trong 5 ngày tới, sau đó sẽ lại thiếu.
“Mọi người luôn sẵn sàng hỗ trợ, trước đây phần lớn m.áu điều trị là do các bạn trẻ, học sinh sinh viên hiến tặng. Hai năm nay do dịch COVID-19 sinh viên học trực tuyến, không tổ chức được buổi hiến m.áu tại các trường đại học, lượng m.áu hiến tặng vẫn tạm đủ cho nhu cầu điều trị, nhưng khi dịch bùng lên thì lại thiếu.
Điều may mắn là sự thiếu hụt này không kéo dài vì cộng đồng luôn hưởng ứng và sẵn sàng” – ông Khánh cho biết.
Kêu gọi hiến m.áu
Cạn kiệt kho m.áu, thiếu m.áu nhóm m.áu A và nhóm m.áu O. Người dân đi hiến m.áu – Ảnh: T.H.
Với tình hình dịch kéo dài hiện nay, ông Bạch Quốc Khánh dự báo lượng m.áu hiến tặng chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu từ nay tới Tết Nguyên đán, mỗi tháng ước tính thiếu 10.000 đơn vị m.áu.
Viện Huyết học – truyền m.áu trung ương kêu gọi những người đã từng hiến m.áu và chưa hiến m.áu đồng hành để có đủ m.áu cho người bệnh, không chỉ để cung cấp cho người bệnh các tỉnh thành khu vực phía Bắc, mà cả các tỉnh phía Nam đang gặp khó khăn do dịch bệnh.