Giá dầu thô tăng mạnh nên xăng dầu trong nước dự kiến quay đầu tăng trong kỳ tới. Doanh nghiệp dự báo giá dầu sẽ tăng hơn 2.000 đồng/lít, xăng có mức tăng nhẹ hơn.
Theo dữ liệu từ Trading Economics, giá dầu thô sau hơn 2 tuần giảm do những lo ngại về một cuộc suy thoái kinh tế trên toàn cầu thì đã bật tăng mạnh trở lại. Đến 24/8, dầu thô Brent tiêu chuẩn toàn cầu đã lấy lại mốc giá quan trọng 100 USD/thùng sau khi hạ xuống 92 USD/thùng. Và đến nay, mặt hàng này đang được giao dịch quanh ngưỡng 100-102 USD/thùng.
Trong khi đó, giá dầu WTI chuẩn Mỹ thời điểm 17/8 ở mức 87 USD/thùng – mức giá thấp nhất trong vòng hơn 6 tháng qua thì đến 24/8 đã quay đầu tăng lên 94,2 USD/thùng và hiện giao dịch quanh ngưỡng 92 USD/thùng. Theo chuyên gia, các diễn biến mới xung quanh thỏa thuận hạt nhân giữa Mỹ và Iran, trở thành chất xúc tác để giá dầu liên tục tăng trong tuần qua.
Từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu trong nước đã trải qua 22 lần điều chỉnh, trong đó có 13 lần tăng, 8 lần giảm và một lần giữ nguyên. Hiện, giá xăng E5 RON 92 và RON 95 trong nước vẫn ở quanh mức 23.700-24.600 đồng/lít, tương đương mức giá vào cuối tháng 1.
Quay đầu tăng
Theo quy định, xăng dầu trong nước sẽ được điều chỉnh vào ngày 1/9, tuy nhiên, do rơi vào kỳ nghỉ lễ Quốc khánh kéo dài 4 ngày nên thời điểm điều chỉnh dự kiến lùi sang ngày 5/9.
Dữ liệu từ Bộ Công Thương cho thấy giá xăng, dầu thành phẩm trên thị trường Singapore cập nhật đến ngày 24/8 tiếp tục tăng nhẹ với kỳ trước. Cụ thể, bình quân xăng RON 92 (loại dùng pha chế xăng E5 RON 92) là 110,2 USD/thùng; xăng RON 95 là 114,24 USD/thùng và 142,64 USD/thùng dầu diesel.
Trong khi đó, bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới kỳ điều hành trước là 107,63 USD/thùng xăng RON 92; 111,4 USD/thùng xăng RON 95 và 130,8 USD/thùng dầu diesel.
Trao đổi với Zing, lãnh đạo một doanh nghiệp đầu mối tại phía Nam cho biết theo số liệu ngày 26/8, giá xăng dầu thành phẩm tại thị trường Singapore ở mức 111,05 USD/thùng với xăng RON 95; 108,18 USD/thùng với xăng RON 92 và 149,03 USD/thùng với dầu diesel.
Với mức này, giá xăng kỳ tới nhiều khả năng sẽ tăng ở mức 380-400 đồng/lít; dầu tăng mạnh hơn ở mức 2.300-2.400 đồng/lít. Tuy nhiên, mức tăng còn phụ thuộc vào tình hình giá dầu thô thế giới trong vài ngày tới và mức chi/trích quỹ bình ổn giá.
Tương tự, lãnh đạo một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tại miền Bắc cũng dự đoán giá dầu có thể tăng mạnh khoảng 2.200 đồng/lít, còn xăng tăng thấp hơn ở quanh mức 400 đồng/lít. “Hiện giá hai loại dầu thô đã quay đầu tăng nên xu hướng chung giá xăng dầu trong nước sẽ tăng trong kỳ tới”, người này nói.
Do rơi vào kỳ nghỉ lễ Quốc khánh kéo dài 4 ngày nên thời điểm điều chỉnh giá xăng dầu dự kiến lùi sang ngày 5/9. Ảnh: Hoàng Hà.
Do rơi vào kỳ nghỉ lễ Quốc khánh kéo dài 4 ngày nên thời điểm điều chỉnh giá xăng dầu dự kiến lùi sang ngày 5/9. Ảnh: Hoàng Hà.
Xem xét chi phí xăng dầu để tính lại chiết khấu
Theo nhiều đại lý bán lẻ, mặc dù Bộ Công Thương khẳng định không thiếu nguồn cũng xăng dầu nhưng hiện nay nguồn hàng rất hạn chế và mức chiết khấu ở mức thấp, thậm chí âm 1.000-2.000 đồng/lít. Theo họ, chỉ khi mức chiết khấu khoảng 700-800 đồng/lít thì mới có thể có lãi. Bởi cửa hàng bán lẻ phải gánh thêm chi phí vận chuyển, nhân công, hao hụt, thuê mặt bằng giá cao…
“Khoảng 20 ngày nay, chúng tôi nhập hàng về bán rất khó khăn. Chưa kể hoa hồng rất thấp, trung bình 100 đồng/lít, thậm chí có thời điểm âm. Với chiết khấu như thế này thì đại lý bán lẻ rất nản, không thể trụ nổi”, Hoàng Thị Điều – chủ một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu ở Đắk Lắk – phản ánh với Zing.
Bà cho biết hiện nay, muốn nhập xăng dầu phải báo trước 2 ngày, đầu mối cũng chưa chắc sẽ có hàng. “Các bộ ngành cần vào cuộc đảm bảo nguồn cung cho đại lý và tính toán chi phí kinh doanh định mức, lợi nhuận định mức trong công thức tính giá cơ sở xăng dầu để các cửa hàng bán lẻ không bị lỗ nặng”, bà nói.
Liên quan đến việc cửa hàng bán lẻ xăng dầu phản ánh khó khăn trong kinh doanh, theo ông Bùi Ngọc Bảo, Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam, vấn đề nổi lên hiện nay là mức chiết khấu của các thương nhân đầu mối với cửa hàng bán lẻ xăng, dầu.
Bộ Công Thương sẽ đề nghị các bộ, ngành nghiên cứu, xem xét mức phí đưa xăng dầu về Việt Nam để bảo đảm các doanh nghiệp nhập khẩu không chịu phí quá cao và đề nghị nâng mức chiết khấu trong cấu thành giá của mặt hàng xăng.
Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên.
Theo ông, năm nay là một năm tương đối dị biệt của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu khi thị trường, giá cả diễn biến phức tạp khiến lúc lỗ, lúc lãi. Mặt khác, kỳ điều hành giá tới đây do trùng dịp nghỉ lễ 2/9 nên có thể kéo dài tới ngày 5/9 mới điều chỉnh, tức thời gian giữa 2 kỳ điều hành là 15 ngày.
“Giá thế giới đi lên, chu kỳ điều chỉnh giá dài, nếu không có giải pháp kịp thời doanh nghiệp xăng dầu sẽ thêm lỗ. Do đó, Bộ Công Thương, Tài chính sớm xem xét chi phí, phụ phí xăng dầu vào cơ cấu giá bán lẻ, nhằm phản ánh đúng chi phí thực tế. Việc này giúp doanh nghiệp có thêm chiết khấu, đủ bù đắp chi phí kinh doanh”, ông Bảo kiến nghị.
Bộ trưởng Công Thương cũng cho biết sẽ tạo điều kiện cho các đơn vị bán lẻ xăng dầu, nhất là đơn vị bán lẻ và thương nhân phân phối không bị thiệt thòi. Ngoài ra, Bộ cũng sẽ xem xét để đề nghị với các cơ quan chức năng cấu thành mức chiết khấu và giá thành bán lẻ.
Giá xăng giảm tiếp 470 đồng/lít
Từ 15h ngày 1/8, giá xăng E5 RON 92 trong nước giảm 450 đồng/lít, xăng RON 95 giảm 470 đồng/lít. Đây là lần giảm thứ 4 liên tiếp của mặt hàng này.
Chiều 1/8, liên Bộ Tài chính – Công Thương quyết định điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu theo chu kỳ 10 ngày/lần.
Theo đó, xăng E5 RON 92 giảm 450 đồng/lít, giá xăng RON 95 được điều chỉnh giảm 470 đồng/lít. Sau khi giảm, mức giá bán lẻ tối đa với xăng E5 RON 92 là 24.620 đồng/lít và xăng RON 95 là 25.600 đồng/lít.
Giá bán đối với mặt hàng dầu giảm mạnh hơn xăng ở kỳ điều hành này, theo đó dầu diesel giảm 950 đồng/lít còn 23.900 đồng/lít, dầu hỏa còn 24.530 đồng/lít…
Như vậy, đây là lần giảm thứ 4 sau bảy lần tăng liên tiếp của giá xăng, dầu. Tính đến nay, giá mặt hàng này đã trải qua 20 lần điều chỉnh giá, trong đó có 13 lần tăng và 7 lần giảm. Hiện, giá xăng E5 RON 92 và RON 95 trong nước đã xuống quanh mức 24.500-25.500 đồng/lít, tương đương mức giá vào đầu năm.
Ở kỳ điều chỉnh lần này, liên Bộ Tài chính – Công Thương trích lập quỹ bình ổn giá đối với mặt hàng xăng ở mức 800-850 đồng/lít, dầu diesel 450 đồng/lít, dầu hỏa 650 đồng/lít.
Hiện, dư địa quỹ bình ổn xăng dầu của một số doanh nghiệp lớn đã dương trở lại. Trong đó, tính đến 21/7, Petrolimex dương 53,3 tỷ đồng, PVOil âm hơn 1.000 tỷ đồng…
Từ 15h ngày 1/8, giá xăng E5 RON 92 trong nước giảm 450 đồng/lít, xăng RON 95 giảm 470 đồng/lít.
Theo dữ liệu từ Trading Economics, trong vòng 24h qua, giá dầu thô Brent tiêu chuẩn toàn cầu đã giảm từ hơn 113 USD/thùng xuống còn 103,83 USD/thùng. Giá dầu WTI của Mỹ cũng ghi nhận mức giảm từ hơn 102 USD/thùng xuống còn gần 98 USD/thùng, giảm 0,77%.
Mặc dù giá xăng đã 2 lần liên tiếp giảm sâu tới gần 7.000 đồng/lít nhưng giá hàng hóa vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, mới đây Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có chỉ đạo khẩn tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá.
Theo đó, với các mặt hàng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ giá xăng dầu như dịch vụ vận tải hành khách, vận tải hàng hóa, logistics cần rà soát kê khai giá để đ.ánh giá việc điều chỉnh giá phù hợp với biến động của các yếu tố đầu vào, trường hợp có thể giảm giá thì yêu cầu đơn vị thực hiện kê khai giảm giá kịp thời.
“Tăng cường kiểm tra việc chấp hành niêm yết giá, thu t.iền dịch vụ đúng giá niêm yết của các doanh nghiệp, xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng tăng giá bất hợp lý, kết cấu đưa thêm những khoản thu ngoài giá để thu cao hơn mức giá kê khai, niêm yết”, Thủ tướng yêu cầu.
Đối với các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, Thủ tướng yêu cầu theo dõi sát diễn biến giá, nắm bắt tình hình thực hiện của các tổ chức, cá nhân kinh doanh để có các biện pháp điều hành, bình ổn giá phù hợp. Đặc biệt tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành pháp luật về giá, các biện pháp kê khai, niêm yết giá, xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng để tăng giá bất hợp lý.
Trước đó, Bộ Công Thương cũng đã có công điện yêu cầu cơ quan quản lý thị trường tiến hành kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân lợi dụng biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa để thu lời bất chính.