HIV/AIDS vẫn đang là gánh nặng bệnh tật tại Việt Nam. Đáng lưu ý, lây nhiễm HIV qua đường t.ình d.ục trong nhóm nam quan hệ t.ình d.ục đồng giới tăng nhanh những năm gần đây.
Theo Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), trước đây lây nhiễm HIV tại Việt Nam chủ yếu qua đường m.áu ở nhóm nghiện chích m.a t.úy và lây qua đường t.ình d.ục ở nhóm phụ nữ mại dâm. Tuy nhiên, lây truyền qua đường quan hệ t.ình d.ục, trong đó có nhóm nam quan hệ t.ình d.ục đồng giới (gọi tắt: MSM), đang có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây.
Đã ghi nhận người nhiễm HIV ở lứa t.uổi học sinh
Năm 2014, tỷ lệ nhiễm HIV trung bình trong nhóm MSM là 6,7%; đến năm 2017 tăng lên 12,2%; và đến năm 2020 là 13,3%. Nam quan hệ t.ình d.ục đồng giới đang được cảnh báo là một trong những nhóm nguy cơ chính của dịch HIV tại Việt Nam hiện nay.
Tại một số địa phương, người nhiễm HIV mới được phát hiện có tới hơn 50% là nhóm MSM. Trong thời gian tới, MSM được dự báo có thể trở thành nhóm chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng số người nhiễm mới HIV được ước tính hằng năm.
Các đồng đẳng viên tham gia cung cấp các sản phẩm cho nhóm MSM, giúp phòng ngừa lây nhiễm HIV. Ảnh NAM SƠN
Tại Long An, đại diện Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh này cho biết tỷ lệ lây nhiễm HIV do hành vi tiêm chích giảm rõ. Thay vào đó, xu hướng quan hệ t.ình d.ục là đường lây chính, đặc biệt trong nhóm MSM. Số ca lây nhiễm HIV trong những năm gần đây ở Long An chủ yếu là qua đường t.ình d.ục. Tỷ lệ lây truyền qua quan hệ t.ình d.ục không an toàn năm 2018 là 63,7%; năm 2019 là 79,2%; năm 2021 tăng lên 94,7%. Số người nhiễm HIV trong nhóm MSM có chiều hướng gia tăng. Năm 2018 có 16,2% người nhiễm HIV trong nhóm MSM; năm 2021 tăng lên 69,9%. Riêng 6 tháng đầu năm nay, 67,9% người nhiễm HIV được phát hiện là nhóm MSM.
Tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, theo báo cáo của CDC tỉnh, những năm gần đây tỷ lệ lây nhiễm HIV qua đường t.ình d.ục đã tăng rõ rệt (17,27% năm 2000; 52,89% năm 2010; 66,66% năm 2019). Tỷ lệ lây nhiễm HIV trong nhóm MSM có xu hướng tăng mạnh từ 2,25% (2011) lên 16,5% (2018).
Đáng lưu ý, một số địa phương gần đây đã ghi nhận người nhiễm HIV trong nhóm MSM ở độ t.uổi học sinh trung học 16 – 17 t.uổi.
Kiểm soát nồng độ vi rút ngừa nguy cơ lây nhiễm
Theo bác sĩ (BS) Nguyễn Duy Minh, phụ trách Khoa Phòng, chống HIV/AIDS, CDC Bà Rịa-Vũng Tàu, những năm gần đây đường lây truyền HIV đang có sự thay đổi rõ rệt. Trong đó, lây nhiễm qua đường t.ình d.ục tăng nhanh, trở thành phương thức lây truyền HIV chủ yếu. Do đó, việc duy trì, tuân thủ điều trị đối với bệnh nhân HIV/AIDS vô cùng quan trọng, bảo đảm cho nồng độ vi rút trong m.áu đạt dưới ngưỡng phát hiện (200 bản sao/ml m.áu), thì sẽ không có nguy cơ lây qua đường t.ình d.ục.
Nhìn nhận về nguyên nhân gia tăng người nhiễm HIV trong nhóm MSM, Th.S-BS Nguyễn Ngọc Linh, Phó giám đốc CDC Long An, cho rằng trước đây nhóm này hạn chế công khai danh tính, rất khó tiếp cận vì họ lo sợ bị phân biệt đối xử, kỳ thị. Tuy nhiên, những năm gần đây, với các dự án tài trợ cho công tác phòng chống HIV/AIDS tập trung vào nhóm này, địa phương đã tổ chức được mạng lưới các đồng đẳng viên tiếp cận, giúp họ xét nghiệm HIV; nếu nhiễm HIV, được cấp thuốc điều trị sớm. “Do đó nhóm MSM đã cởi mở hơn; họ cũng tiếp cận sớm với xét nghiệm, điều trị”, BS Linh chia sẻ.
Cũng theo BS Nguyễn Ngọc Linh, việc tiếp cận điều trị sớm và duy trì thuốc giúp người nhiễm HIV có sức khỏe tốt, đặc biệt giúp giảm tải lượng vi rút dưới ngưỡng phát hiện, là điều kiện quan trọng để không còn nguy cơ lây nhiễm HIV qua đường t.ình d.ục. Tuy nhiên, các trường hợp MSM được tư vấn về t.ình d.ục an toàn, không chỉ ngừa lây nhiễm HIV, mà còn ngừa lây nhiễm các bệnh qua đường t.ình d.ục.
Mục tiêu 95-95-95
Phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam hướng đến mục tiêu 95-95-95: 95% người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm HIV của mình; 95% người chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc ARV; 95% người điều trị bằng thuốc ARV có tải lượng vi rút dưới ngưỡng phát hiện.
Khi một người nhiễm HIV được điều trị ARV mà đạt đến mức ức chế vi rút, nghĩa là tải lượng vi rút dưới 200 bản sao/ml m.áu (hay còn gọi là dưới ngưỡng phát hiện), sẽ ngăn ngừa được lây truyền HIV qua đường t.ình d.ục.
Nhóm MSM nếu không áp dụng biện pháp bảo vệ sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm một số bệnh lây truyền qua t.ình d.ục như nhiễm HIV, chlamydia, lậu, herpes…, bệnh qua đường m.áu như viêm gan C, viêm gan B, nguy cơ ung thư h.ậu m.ôn trực tràng và nhiều bệnh truyền nhiễm khác như viêm gan A, thương hàn, salmonella, shigella, amip, E.coli…
Nguy cơ lây nhiễm HIV qua g.iao h.ợp qua đường h.ậu m.ôn cao hơn so với g.iao h.ợp qua â.m đ.ạo.
( Nguồn: Cục Phòng, chống HIV/AIDS)
Biến thể kép của SARS-CoV-2 lây lan rất mạnh
Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm khuyến cáo, virus SARS-CoV-2 chủng Delta đang gây dịch tại Việt Nam có khả năng lây lan mạnh, lây qua không khí trong không gian kín, chật hẹp.
Hội nghị khoa học thường niên năm 2021 với chủ đề “Đại dịch Covid-19 và phòng chống các bệnh không lây nhiễm: hô hấp, tim mạch, ung thư, đái tháo đường, tâm thần và bệnh hiếm” được Tổng hội Y học Việt Nam tổ chức hôm nay, 12.11.
Người dân, đặc biệt nếu có bệnh nền cần bảo vệ sức khỏe trong dịch Covid-19. Ảnh ĐẬU TIẾN ĐẠT
Hội nghị do PGS – TS Nguyễn Thị Xuyên, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, chủ trì, được tổ chức trực tiếp tại Hà Nội, đồng thời trực tuyến đến các điểm cầu tại các sở y tế gồm hội y học, trung tâm kiểm soát bệnh tật, bệnh viện trên cả nước.
Với chủ đề “Đại dịch Covid-19 và phòng chống các bệnh không lây nhiễm”, hội nghị có các chuyên gia đầu ngành tham gia tư vấn, điều trị, cấp cứu người bệnh Covid-19 tại cộng đồng và tại các bệnh viện dã chiến trong thời gian vừa qua.
Tại hội nghị, các tham luận thông tin về một số tình huống cấp cứu tim mạch ở người bệnh Covid-19, quản lý và điều trị bệnh nhân hen, phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) trong bối cảnh đại dịch Covid-19, đảm bảo tiếp cận điều trị cho bệnh nhân ung thư trong dịch Covid-19.
Các báo cáo cũng đề cập về một số rối loạn tâm thần gặp trong giai đoạn đại dịch Covid-19; các tiến bộ trong điều trị đột quỵ (tỷ lệ đột quỵ não ở bệnh nhân Covid-19 chiếm khoảng 5%).
Thông tin tại hội nghị cho biết, các trường hợp có bệnh nền, bệnh mãn tính nguy cơ tăng nặng, nguy cơ t.ử v.ong cao hơn khi mắc Covid-19, do đó, cần tuân thủ điều trị, để đạt kiểm soát bệnh điều trị bệnh tốt, phòng ngừa diễn tiến nặng khi mắc Covid-19.
2% người về từ vùng dịch dương tính Covid-19
Tại hội nghị, cùng với trao đổi kinh nghiệm trong điều trị, các đại biểu cũng chia sẻ các giải pháp y tế giúp tăng cường tầm soát, chẩn đoán, điều trị và nâng cao chất lượng sống của bệnh nhân mắc bệnh hiếm, các bệnh nhân có nguy cơ tăng nặng khi mắc Covid-19. Theo đó, các bệnh viện tuyến trên duy trì hệ thống tư vấn, khám chữa bệnh, hội chẩn từ xa.
Một số bệnh mãn tính trong gian đoạn ổn định có thể cấp thuốc dài ngày theo hướng dẫn của Bộ Y tế… cần kiểm soát đường huyết, kiểm soát huyết áp hiệu quả ở bệnh nhân đái tháo đường, người cao mắc cao huyết áp. Các bệnh nhân cần tiêm chủng đầy đủ theo chỉ định củc cán bộ y tế và thực hiện khuyến cáo 5K để phòng bệnh.
Tại hội nghị, thông tin về virus SARS-CoV-2, GS – TS Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, cho hay biến thể kép của SARS-CoV-2 là chủng Dela đang gây dịch tại Việt Nam. Chủng này có mức độ lây nhiễm rất mạnh so với chủng đầu vụ dịch, với một ca nhiễm có thể lây cho 9 – 10 người khác (hệ số lây nhiễm là 9 – 10) và có thể lây qua không khí trong môi trường kín, chật chội. Đặc tính này khiến SARS-CoV-2 chủng Delata dễ dàng lây lan hơn so với chủng SARS-CoV-2 ghi nhận tại đầu vụ dịch có hệ số lây nhiễm là 2.
GS Kính khuyến cáo người dân, đặc biệt, các trường hợp có bệnh mãn tính, suy giảm miễn dịch cần tiêm vắc xin phòng Covid-19 đầy đủ theo hướng dẫn của nhân viên y tế, thực hiện nghiêm khuyến cáo 5K và các biện pháp phòng bệnh của cơ quan y tế.