TP.HCM vừa thành lập Tổ chuyên gia điều trị sốt xuất huyết gồm 33 bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện trên địa bàn; bao gồm viện công, tư, bệnh viện thuộc TP cũng như thuộc bộ ngành.
9 tháng qua, TP.HCM ghi nhận 64.461 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng hơn 7 lần so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, có 1.423 ca sốt xuất huyết nặng. Tổng số ca t.ử v.ong do sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay là 26 trường hợp, tăng 21 ca so với cùng kỳ năm 2021. Khoảng 75% trong đó là người lớn.
Đây là số t.ử v.ong vì sốt xuất huyết cao nhất trong 10 năm qua tại TP.HCM. Để hạn chế con số xuống mức thấp nhất, ngành y tế TP đã tiến hành phân tầng điều trị ca bệnh. Đồng thời, thành lập Tổ chuyên gia về điều trị sốt xuất huyết với 33 thành viên.
Theo đó, nhóm chuyên gia điều trị sốt xuất huyết ở t.rẻ e.m gồm 15 bác sĩ đến từ Bệnh viện: Bệnh nhiệt đới, Nhi đồng 1, Nhi đồng 2, Nhi đồng TP. Các bác sĩ đang công tác tại các Khoa Hồi sức tích cực, Sốt xuất huyết, Nhiễm, Cấp cứu. Riêng Bệnh viện Nhi đồng TP có 2 phó giám đốc tham gia.
Một bệnh nhi sốt xuất huyết nặng tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM.
Nhóm chuyên gia điều trị sốt xuất huyết người lớn gồm 13 bác sĩ, đến từ bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế TP.HCM (Bệnh nhiệt đới, Trưng Vương, quận Tân Phú), bệnh viện bộ ngành (Chợ Rẫy, Quân y 175). Ngoài ra, Trưởng khoa Hồi sức tích cực Chống độc Cấp cứu của một bệnh viện tư nhân (Bệnh viện Tâm Anh) cũng tham gia.
Bên cạnh đó, còn có 4 bác sĩ thuộc nhóm chuyên gia nội soi tiêu hóa và nội tiêu hóa, 1 bác sĩ là chuyên gia truyền m.áu huyết học (Bệnh viện Bình Dân, Nhân dân 115, Nhân dân Gia Định, Truyền m.áu Huyết học).
Theo Sở Y tế TP.HCM, Tổ chuyên gia có nhiệm vụ tham gia cập nhật bổ sung hướng dẫn điều trị về sốt xuất huyết; Xây dựng các đồng thuận trong điều trị trong khi chờ Bộ Y tế cập nhật hướng dẫn điều trị sốt xuất huyết.
Tham gia hội đồng chuyên môn phân tích, rút kinh nghiệp các trường hợp sốt xuất huyệt nặng và t.ử v.ong; Tham gia các quy trình báo động đỏ trong trường hợp cấp cứu của bệnh nhân sốt xuất huyết nặng.
Cũng trong ngày 19/10, Sở Y tế TP.HCM có văn bản yêu cầu các bệnh viện tuyệt đối tuân thủ phân tầng quản lý điều trị người bệnh sốt xuất huyết, đảm bảo chuyển viện an toàn, đảm bảo người bệnh tiếp tục được cấp cứu kịp thời ở tầng sau.
Khi người bệnh sốt xuất huyết nặng trong tình trạng nguy kịch, nguy cơ đe dọa tính mạng, cơ sở y tế phải kích hoạt quy trình thực hiện báo động đỏ nội viện hoặc liên viện. Quy trình này được kích hoạt khi có một trong các điều kiện:
– Người bệnh sốt xuất huyết Dengue ngưng thở đột ngột, tim ngưng.
– Người bệnh nặng sốt xuất huyết Dengue có suy hô hấp, suy tuần hoàn nhưng không thể tiếp cận đường thở/mạch m.áu.
– Người bệnh sốt xuất huyết Dengue nặng (sốc, suy tạng nặng) không đáp ứng điều trị hồi sức tích cực hoặc vượt khả năng điều trị nhưng không thể chuyển viện an toàn.
– Người bệnh sốt xuất huyết Dengue nặng có xuất huyết nặng (thường gặp xuất huyết tiêu hóa ồ ạt) trong tình trạng nguy kịch không đáp ứng điều trị nội khoa, cần phải can thiệp cầm m.áu khẩn cấp nhưng ngoài khả năng của bệnh viện và có nguy cơ t.ử v.ong nếu chuyển viện.
Lưu ý, tùy tình huống và năng lực điều trị của bệnh viện để kích hoạt quy trình báo động đỏ nội viện hoặc liên viện hoặc cả hai nhằm đảm bảo kịp thời cứu sống bệnh nhân.
Số ca sốt xuất huyết nặng tăng nhanh ở TP.HCM, thêm 121 ổ dịch mới
Trong 5 tháng đầu năm 2022, TP.HCM ghi nhận 10.052 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng 46,4% so với cùng kỳ năm 2021.
Số ca sốt xuất huyết nặng là 194, tăng gần gấp 5 lần so với cùng kỳ năm 2021 (28 ca).
Trẻ sốt xuất huyết nặng đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM – Ảnh: DUYÊN PHAN
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), trong tuần 21 (từ ngày 20-5 đến 26-5), TP.HCM ghi nhận 1.402 ca bệnh sốt xuất huyết, tăng 457 ca (48,4%) so với trung bình 4 tuần trước.
Số ca sốt xuất huyết tăng ở cả các trường hợp nhập viện điều trị nội trú và khám ngoại trú. Trong tuần hiện chưa ghi nhận trường hợp t.ử v.ong do sốt xuất huyết. Như vậy, số ca t.ử v.ong do sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay vẫn là 7 trường hợp.
Số ca bệnh sốt xuất huyết tiếp tục tăng cao ở hầu hết các quận, huyện, TP Thủ Đức (20/22 quận, huyện), trừ quận 12, Phú Nhuận.
Những phường xã có số ca bệnh tăng cao so với trung bình 4 tuần trước là phường 7 (quận 8); xã Lê Minh Xuân, Vĩnh Lộc A (Bình Chánh); phường Bình Hưng Hòa A (Bình Tân); xã Tân An Hội (Củ Chi); phường Tây Thạnh (Tân Phú).
Trong tuần 21, toàn thành phố ghi nhận 121 ổ dịch sốt xuất huyết mới phát sinh ở 71 phường, xã thuộc 15/22 quận, huyện, TP Thủ Đức (tăng 42 ổ dịch mới so với tuần trước đó).
Số ca bệnh tay chân miệng cũng tiếp tục tăng cao ở hầu hết các quận, huyện, TP Thủ Đức. Từ ngày 20 đến 26-5, TP ghi nhận thêm 1.070 ca bệnh tay chân miệng, tăng 481 ca (81,7%) so với trung bình 4 tuần trước đó. Trong đó số ca bệnh tăng ở cả các trường hợp nhập viện điều trị nội trú và khám ngoại trú.
Trong lễ phát động “Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết” ngày 30-5 tại huyện Hóc Môn, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức đã kêu gọi sự đồng lòng vào cuộc của toàn thể hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân cùng tham gia hành động, không để dịch bệnh tiếp tục gây tổn hại sức khỏe và đời sống chính mình.