Nhiều người tới khám vì đau lưng hoặc đau đầu nhưng chẩn đoán kết quả là ung thư phổi di căn xương, não.
Chị Nguyễn Thị T. 54 t.uổi, trú tại Cao Bằng đến khám tại BV Bạch Mai vì thấy khó thở và đau cột sống cổ. Chị T. ban đầu nghĩ do thoái hoá đột sống cổ nên ở nhà tự điều trị bằng thuốc giảm đau xương. Khi dấu hiệu khó thở, ho khan tăng dần bà mới đi khám.
Tại bệnh viện tỉnh, bác sĩ chụp cắt lớp vi tính lồng ngực phát hiện bị tràn dịch màng phổi, chị được chọc hút dịch màng phổi và điều trị nội khoa. Các triệu chứng khó thở kèm đau tức ngực trái ngày một tăng dần, chị T. được chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai điều trị tiếp. Tại đây, bác sĩ phát hiện chị bị ung thư phổi trái di căn phổi phải, di căn xương – gan.
Trường hợp khác là chị P.T.L. 25 t.uổi, nhân viên văn phòng ở Hà Nội. Chị này vào viện vì trước đó hai ngày xuất hiện cơn co giật toàn thân khoảng 3 phút sau đó tê yếu nửa người trái, bệnh nhân không sốt, không đau ngực, không khó thở, không ho ra m.áu. Khi khám, bác sĩ chụp cộng hưởng từ sọ não, phát hiện u não vùng thùy trán phải.
Bệnh nhân được chụp chiếu đ.ánh giá và chẩn đoán ung thư phổi trái di căn não. Trên hình ảnh cộng hưởng từ, cắt lớp vi tính sọ não bác sĩ thấy có tổn thương c.hảy m.áu trong u nên bệnh nhân đã được phẫu thuật lấy bỏ khối u não cấp cứu.
Theo bác sĩ Hà Hải Nam – giảng viên Bộ môn Ung thư, Trường Đại học Y Hà Nội, ung thư phổi là một trong những bệnh lý ung thư đứng thứ 2 về số ca mắc và t.ử v.ong ở Việt Nam, chỉ sau ung thư gan. Theo thống kê, năm 2020, Việt Nam có thêm hơn 26.000 người mắc căn bệnh này. Đây là một trong những bệnh ung thư thường gặp và có tỷ lệ t.ử v.ong cao thứ hai chỉ sau ung thư gan.
Ở giai đoạn đầu, hầu hết người bị ung thư phổi đều không có triệu chứng điển hình nên rất khó nhận biết, dễ gây nhầm lẫn với một số bệnh lý đường hô hấp khác. Người bệnh bị bệnh này thường phát hiện qua các biểu hiện như ho, khó thở, ho khan, đau đầu, đau mỏi cơ, ho ra m.áu thậm chí đau lưng, đau xương do khối u di căn.
BS Nam gặp nhiều bệnh nhân đến khám vì hay đau đầu, khi chẩn đoán ung thư phổi họ đều ngỡ ngàng. Hiện tượng này do khối u phổi chèn ép gây áp lực lên tĩnh mạch chủ trên, khiến người bệnh đau nhức đầu khó chịu. Đây là tĩnh mạch lớn vận chuyển m.áu từ phần trên của cơ thể về tim, nay bị tắc lại, khiến m.áu ứ lại, sức ép làm người bệnh đau đầu, nặng hơn là đau nửa đầu thường xuyên.
Các dấu hiệu của ung thư phổi.
Ngoài ra, khối u ở phổi to dần sẽ chiếm chèn vào những dây thần kinh ở vị trí lưng, ngực, vai, bụng và tay dẫn đến tình trạng đau nhức. Nó chèn cả vào tĩnh mạch, dẫn tới viêm phù, sưng nề. Ung thư di căn ra xương gây đau nhức vùng xương nên nhiều người nhầm với thoái hoá.
Ung thư phổi giai đoạn sớm được điều trị bằng các biện pháp phẫu thuật, xạ trị, hoá trị tuỳ thuộc vào từng giai đoạn. Nhưng ung thư phổi giai đoạn tiến xa, di căn vẫn là thách thức lớn cho điều trị.
Để phòng ung thư phổi, bác sĩ khuyến cáo cách tốt nhất là bỏ t.huốc l.á. Ngoài ra, một chế độ ăn giàu dinh dưỡng – nhiều trái cây, rau và ngũ cốc, ít chất béo bão hòa,chuyển hóa, thịt đỏ và thịt chế biến sẵn cũng là cách tốt nhất phòng ung thư.
Cảnh báo: Sử dụng đồ uống quá nóng làm tăng 90% nguy cơ bị mắc ung thư thực quản
Theo các nghiên cứu, việc sử dụng đồ uống với nhiệt độ quá nóng làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản, bất kể đó là đồ uống gì. Ung thư là một trong những căn bệnh đáng sợ nhất. Tuy nhiên, may mắn rằng, các nghiên cứu được thực hiện trong nhiều năm qua chỉ ra rằng, thay đổi thói quen sống có thể là yếu tố tiên quyết giúp bạn có thể thoát khỏi nguy cơ mắc căn bệnh c.hết người này.
Một trong những phát hiện nổi bật nhất được công bố trên Tạp chí Ung thư Quốc tế vào năm 2019. Nghiên cứu tại Iran cho thấy, đồ uống quá nóng có thể liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản lên đến 90%.
Ung thư thực quản là khi các tế bào bất thường trong ống dẫn thức ăn (thực quản) phát triển một cách mất kiểm soát. Theo Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Anh, nguy cơ phát triển ung thư thực quản sẽ tăng lên nếu bạn uống trà, cà phê hoặc đồ uống khác ở nhiệt độ cao.
Theo nghiên cứu, uống khoảng 700ml trà ở nhiệt độ 60C hoặc cao hơn “có liên quan nhất quán” đến việc tăng nguy cơ ung thư thực quản so với uống nước ở nhiệt độ thấp hơn.
Các nhà khoa học theo dõi thói quen uống rượu của 50.045 người từ 40 – 75 t.uổi, sống ở phía đông bắc Iran. Khoảng 317 trường hợp ung thư mới đã được phát hiện trong thời gian theo dõi từ năm 2004 đến năm 2017.
Tác giả chính nghiên cứu, TS Farhad Islam, thuộc Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, khuyến cáo, nên đợi cho đến khi đồ uống nóng nguội bớt ở mức vừa phải rồi mới uống để đảm bảo sức khỏe.
” Nếu bạn để trà nguội một chút trước khi uống hoặc pha thêm sữa lạnh, bạn sẽ không lo tăng nguy cơ ung thư“, TS Farhad cho biết.
Nghiên cứu lặp lại những phát hiện trước đây của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào năm 2016, cho biết đồ uống trên 65C là một yếu tố có thể gây ung thư. Nghiên cứu của WHO đã nghiên cứu trên loại trà mate – một loại trà truyền thống được uống rất nóng, chủ yếu ở Nam Mỹ, Châu Á và Châu Phi. Nghiên cứu này kết luận rằng, nhiệt độ của đồ uống quan trọng hơn bạn uống loại gì.
Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ ung thư thực quản có thể kể đến như:
T.uổi tác: Ung thư thực quản thường gặp ở những bệnh nhân lớn t.uổi, phần lớn các bệnh nhân mắc bệnh ở t.uổi 50, 60.Thừa cân hoặc béo phì: Thừa cân và béo phí làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.Hút thuốc hoặc sử dụng t.huốc l.á: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những người hút t.huốc l.á có nguy cơ mắc ung thư thực quản cao hơn khoảng 8 – 10 lần so với người bình thường. Thời gian hút càng lâu, nguy cơ mắc bệnh càng lớn.Lạm dụng bia rượu: Vừa hút thuốc vừa uống nhiều loại đồ uống có cồn sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản.
Các biểu hiện của bệnh ung thư thực quản:
Nuốt nghẹn, khó nuốt, kể cả với thức ăn lỏngThường chảy nước bọt kèm theo hơi thở mùi hôi khó chịuỢ hơi, sặc khi ăn uốngGiảm cân rõ rệtSuy nhược cơ thể do không ăn và nuốt đượcThường xuyên bị đau lưng, phía sau xương ức hoặc hai xương bả vaiRát họng, ho kéo dài, thậm chí ho ra máuNôn và buồn nôn.
Các dấu hiệu khác có thể bắt gặp khi khối u phát triển đó là tức ngực nặng, cảm giác vướng vùng họng, khó thở, khạc đờm, khàn giọng,…
Khi có những bất thường xuất hiện, dù với nguy cơ ít hay nhiều, bạn đều nên đi khám để theo dõi càng sớm càng tốt.